Hiện tại, quỹ đầu tư mở Techcombank là một quỹ có tài sản lớn tại Việt Nam. Quỹ này đang thu hút nhà đầu tư bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy Quỹ đầu tư mở Techcombank là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu quỹ đầu tư mở Techcombank
Quỹ đầu tư mở Techcombank (hay còn gọi là quỹ tương hỗ). Đây là một hình thức đầu tư tập thể, được điều hành bởi một công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào các loại hình chứng khoán khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay hàng hóa…Bởi vậy, quỹ mở tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay những người mới bắt đầu có cơ hội tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng.
Dưới sự quản lý chuyên môn chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ. Mỗi cổ đông đều được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu rủi ro nếu đầu tư thua lỗ.
Quỹ mở chính thức được ra mắt tại Việt Nam từ năm 2013. Với những ưu điểm về tính thanh khoản, sự linh hoạt và hiệu quả hoạt động đã được chứng minh. Hiện nay, quỹ mở đang là kênh đầu tư “hot” thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân.
Bài viết tham khảo: QUỸ MỞ IFUND TECHCOMBANK LÀ GÌ?
Phân loại quỹ đầu tư mở Techcombank
Qũy đầu tư Techcombank (quỹ mở iFund) được chia làm ba loại: Quỹ mở đầu tư trái phiếu (TCBF), Quỹ mở đầu tư cổ phiếu (TCEF) và FlexiCash – Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt (TCFF).
Tùy mục tiêu và mong muốn đầu tư, khách hàng có thể lựa chọn tham gia các Quỹ này với số tiền đầu tư chỉ từ 1 triệu đồng.
TCBF (Techcom Bond Fund)
Quỹ trái phiếu TCBF đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp hàng đầu thị trường qua một quy trình thẩm định chặt chẽ để đảm bảo trái phiếu được lựa chọn là an toàn và hiệu quả nhất.
TCEF (Techcom Equity Fund)
Quỹ cổ phiếu TCEF được điều hành bởi những chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Họ dành toàn thời gian tập trung phân tích, tìm kiếm những doanh nghiệp tốt và tuân thủ quy trình thẩm định đầu tư chặt chẽ.
FlexiCA$H (Techcom FlexiCash Fund)
Quỹ đầu tư Trái phiếu linh hoạt FlexiCA$H (TCFF) giúp các nhà đầu tư tối đa hóa lãi suất từ dòng tiền lưu động ngắn hạn. Do đó Quỹ đầu tư vào các tài sản an toàn như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ với một tỷ trọng phân bổ tối ưu đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao hàng ngày.
Xem thêm các dạng quỹ đầu tư tại Việt Nam:
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÀ GÌ? | QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TECHCOM (TCEF) LÀ GÌ? |
QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐ | QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM LÀ GÌ? |
QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG | QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? |
QUỸ ĐẦU TƯ | QUỸ ỦY THÁC ĐẦU TƯ |
Tiêu chí lựa chọn quỹ đầu tư mở an toàn
Khẩu vị rủi ro
Xác định khẩu vị rủi ro cá nhân để đưa ra chiến lược đầu tư vào quỹ mở là rất quan trọng.
- Khẩu vị rủi ro thấp: Không muốn thua lỗ và muốn có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận ngân hàng thì Quỹ trái phiếu là phù hợp.
- Khẩu vị rủi ro trung bình: Muốn có chút phiêu lưu nhưng không quá mạo hiểm. Kỳ vọng lợi nhuận có thể ở mức 10%-12% cao hơn Quỹ mở trái phiếu thì Quỹ cân bằng hỗn hợp cả Cổ phiếu – Trái phiếu là lựa chọn tốt.
- Khẩu vị rủi ro cao: Thích phiêu lưu và muốn có lợi nhuận 16%-20%/năm, đổi lại chấp nhận thua lỗ 16%-20% thì Quỹ cổ phiếu sẽ phù hợp với bạn.
Bài viết tham khảo: RỦI RO KHI ĐẦU TƯ QUỸ MỞ
Phí đầu tư thấp
Khi đầu tư vào quỹ mở thì về bản chất giống việc bạn mua Cổ phiếu của một công ty vậy.
Các quỹ mở đều cần chi phí để hoạt động và bạn cần xem xét Bản Cáo Bạch để xem chi phí hoạt động như: Phí mua chứng chỉ quỹ mở, phí bán, thuế thu nhập cá nhân, phí quản lý tài khoản…
- Phí quản lý tài khoản của các Quỹ mở tại Việt Nam thường dao động từ 1% – 2.5%/năm.
- Phí bán lại chứng chỉ quỹ sẽ tùy thuộc vào thời gian bạn nắm nó. Các mức phì này sẽ giao động từ 0.25% – 2.5%.
Ví dụ trên là Phí bán lại chứng chỉ quỹ TCBF. Nếu bạn giữ chứng chỉ quỹ đã mua 12 tháng thì bạn sẽ không mất phí bán.
Hiện tại thì TCBF là Quỹ có mức thời gian miễn phí bán chứng chỉ quỹ ngắn nhất và có lợi nhất cho nhà đầu tư.
Hiệu quả đầu tư quỹ trong dài hạn
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của đầu tư. Hiệu quả đầu tư của Quỹ sẽ phản ánh năng lực quản lý tài sản, quản trị rủi ro của quỹ.
Tỷ lệ thua lỗ phải nằm trong giới hạn mà bạn kỳ vọng ít nhất là tính theo năm. Hàng tuần, quỹ sẽ có Email gửi cho bạn báo cáo hoạt động và bạn sẽ phải đọc để biết Quỹ đang đi đến đâu. Điều quan trọng nhất là Quỹ có thể quản lý tài sản, quản trị rủi ro tốt để mang lại lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ giúp bạn hiểu được mục tiêu lợi nhuận quỹ đang đề ra liệu có thực tế hay không.
Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp nhà đầu tư giữ được tiền khi thị trường có rủi ro như Đại dịch COVID-19 hiện tại chẳng hạn.
Thông tin công khai, minh bạch
Tất cả các hoạt động của quỹ mở bao gồm cả hoạt động đầu tư và danh mục đầu tư, các loại chi phí… đều phải được công khai và minh bạch. Đồng thời, hoạt động của Quỹ phải được báo cáo với nhà đầu tư định kỳ thông qua Email, và các hình thức khác nếu có thể. Các lệnh mua – bán chứng chỉ quỹ phải có hợp đồng rõ ràng theo hình thức hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng viết tay.
Bài viết tham khảo: ĐẦU TƯ QUỸ MỞ HƯỞNG LÃI KÉP
Lợi ích quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank
Trong hoàn cảnh lãi suất thì giảm liên tục, đầu tư vào bất động sản và chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quỹ trái phiếu ngân hàng Techcombank là một sự lựa chọn tuyệt vời với những lý do sau:
Gia tăng lợi tức
Đây được xem là lợi ích lớn nhất và phổ biến nhất khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng. Lợi tức ở đây là tổng lợi nhuận khi bạn giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn. Trong suốt thời gian này, nhà đầu tư nào cũng tìm cách để tối đa hóa lợi tức. Từ đó giúp gia tăng số tiền có thể thu về.
An toàn, ít rủi ro
Trái phiếu ngân hàng Techcombank ra đời với mục tiêu đem lại lợi nhuận dài hạn. Thông qua tăng trưởng vốn gốc và thu nhập bằng cách đầu tư chủ yếu vào các tài sản có thu nhập cố định và chất lượng tín dụng tốt. Quỹ trái phiếu Techcombank có chiến lược đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp lớn hoặc được các ngân hàng uy tín. Phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư đặt tính an toàn lên hàng đầu.
Trái phiếu Techcombank TCBond được phát hành bởi Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS). Với mệnh giá mỗi trái phiếu là một tỷ đồng, số lượng đầu tư tối thiểu là 1 trái phiếu. Sản phẩm này chủ yếu dành cho các khách hàng ưu tiên của Techcombank.
Lãi suất hấp dẫn
Lãi suất trái phiếu Techcombank cao hơn so với lãi suất khi gửi tiết kiệm Techcombank. Dẫn đến số lợi nhuận cũng cao hơn. Thực chất, tiền đầu tư vào trái phiếu không khác gì một khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Hơn nữa, lại được lãi suất cao hơn. Mức lãi suất cũng sẽ thay đổi theo từng khẩu vị rủi ro của khách hàng. Lãi suất trái phiếu được trả định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Giúp khách hàng có dòng tiền đều đặn. Đồng thời, có thể sinh lời kép trên số tiền lãi định kỳ nhận được.
Thanh khoản linh hoạt
Khi mua trái phiếu iBond, nhà đầu tư có thể chọn thêm các gói thanh khoản kỳ hạn (Pro, Plus). Hoặc sử dụng dịch vụ iConnect để bán lại dễ dàng mà vẫn duy trì lợi suất đầu tư tốt. Trái phiếu iBond còn có thể được cầm cố để vay tại Techcombank trong trường hợp khách hàng cần tiền nhưng chưa muốn bán trái phiếu.
Ngoài ra, trái phiếu Techcombank có kỳ hạn đầu tư linh hoạt. Thời gian đầu tư là 12 tháng. Được tất toán đầu tư linh hoạt hàng tháng mà không cần đăng ký trước kỳ hạn khi đầu tư. Bên cạnh đó, khách hàng có thể gia hạn đầu tư tối đa thêm một năm khi hết một năm nắm giữ trái phiếu.
Bài viết tham khảo: QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TECHCOMBANK
Trên đây là những thông tin cần biết về Quỹ đầu tư mở Techcombank, cụ thể là trái phiếu. Để đăng ký tài khoản chứng khoán trên E-Banking Techcombank, vui lòng xem hướng dẫn tại đây. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Bài viết tham khảo: