QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG

7 mn read

Quỹ đầu tư ra đời với mục đích tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư. Đồng thời mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư. Hiện trên thị trường, quỹ đầu tư dạng mở được biết đến khá phổ biến. Nhưng ngược lại, không phải ai cũng hiểu rõ về quỹ đầu tư dạng đóng. Vậy Quỹ đầu tư dạng đóng là gì? Hãy tham khảo bài viết sau.  

Quỹ đầu tư dạng đóng là gì?
Quỹ đầu tư dạng đóng là gì?

Khái niệm chung về quỹ đầu tư 

Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác. Trong đó, nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. 

Bài viết tham khảo: QUỸ ĐẦU TƯ IFUND LÀ GÌ?

Phân loại quỹ đầu tư 

Phân loại quỹ đầu tư
Phân loại quỹ đầu tư

Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn 

Quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành 2 loại là: Quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở. 

Quỹ đóng (Close ended fund): Là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. 

Quỹ mở (Open ended fund): Là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. 

Căn cứ vào nguồn vốn huy động 

Quỹ đầu tư được chia thành 2 loại là: Quỹ đầu tư thành viên và quỹ đầu tư đại chúng. 

Quỹ thành viên: Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho một một nhóm nhỏ nhà đầu tư. Số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân. 

Quỹ đại chúng: Là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. 

Căn cứ theo cơ cấu và hoạt động của quỹ 

Quỹ đầu tư dạng công ty: Theo mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân. Tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. 

Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Toàn bộ các giao dịch kinh doanh của quỹ được công ty Quản lý quỹ thay mặt cho quỹ tiến hành. Quan hệ giữa nhà đầu tư và công ty quản lý dựa trên sự kiểm soát của Hội đồng ủy thác quản lý quỹ. 

Bài viết tham khảo: SO SÁNH CÁC QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ đầu tư dạng đóng 

Quỹ đầu tư dạng đóng
Quỹ đầu tư dạng đóng

Khái niệm và cơ chế hoạt động của quỹ đóng

Quỹ đóng huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà đầu tư không mua được chứng chỉ quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ phiếu. Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, quỹ đóng còn có tên là quỹ giao dịch công cộng.  

Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC và được giao dịch giống như cổ phiếu thường. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Chứng chỉ quỹ có thể được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV). Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp.  

Tuy vậy, chứng chỉ quỹ đóng không có tính thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu. 

Xem thêm các loại qũy đầu tư ở Việt Nam:

QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TECHCOM (TCEF) LÀ GÌ?
QUỸ ĐẦU TƯ CHỈ SỐQUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM LÀ GÌ?
QUỸ ĐẦU TƯQUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
QUỸ ĐẦU TƯ MỞ TECHCOMBANKQUỸ ỦY THÁC ĐẦU TƯ

Ưu điểm của quỹ đầu tư dạng đóng 

  • Tăng thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
  • Quỹ đầu tư dạng đóng đem lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận tối ưu hơn so với quỹ đầu tư dạng mở. 
  • Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán quỹ đầu tư dạng đóng trong suốt ngày giao dịch. 
  • Giảm thiểu các chi phí đầu tư do quy mô đầu tư của các quỹ thường lớn. 
  • Vốn của các nhà đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư có chuyên môn và giàu kinh nghiệm của một công ty quản lý quỹ. 
Ưu điểm của quỹ đầu tư dạng đóng 
Ưu điểm của quỹ đầu tư dạng đóng 

Quỹ đóng thành viên và quỹ đóng niêm yết 

Đặc điểm  Quỹ đóng thành viên Quỹ đóng niêm yết 
Mua/bán CCQ Không thực hiện việc mua lại chứng chỉ đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư khi họ có nhu cầu bán lại.Không thực hiện việc mua lại chứng chỉ đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư khi họ có nhu cầu bán lại.
Huy động vốn Phát hành riêng lẻ Phát hành rộng rãi ra công chúng. Niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. 
Nhà đầu tư Tối đa 30 thành viên góp vốn, và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân. Ít nhất một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 
Mức độ rủi ro Quỹ thành viên thực hiện các hoạt động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm, do đó có thể mang lại khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao. Tuy nhiên cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn, mà thường công ty quản lý sẽ không thể dùng quỹ công chúng để đầu tư vì sự an toàn vốn các nhà đầu tư. Do nguồn vốn của quỹ công chúng được huy động từ nhiều nhà đầu tư nên hoạt động đầu tư của quỹ này phải tuân thủ rất nhiều hạn chế nghiêm ngặt của pháp luật. Công ty quản lý quỹ thực hiện công việc quản lý cũng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt khe trong hoạt động quản lý quỹ này. Do dó, lợi nhuận có thể thấp hơn so với quỹ thành viên, đồng thời rủi ro cũng thấp hơn. 

Bài viết tham khảo: NÊN ĐẦU TƯ VÀO QUỸ MỞ NÀO?

Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng 

Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng 
Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng 

Về tính thanh khoản 

Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản.  

  • Đối với quỹ mở thì tính thanh khoản cao đối với ai có ý định đầu tư. Và đây cũng là một trong những hình thức chủ chốt cho những ai muốn nhanh chóng làm giàu. 
  • Đối với quỹ đóng thì chúng chỉ được niêm yết trên một thị trường chứng khoán. Và những chứng chỉ này chỉ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết. 

Như vậy, trong hai loại quỹ thì quỹ mở có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với quỹ đóng. Đây cũng chính là lý do vì sao các nhà đầu tư thường có xu hướng chọn quỹ mở nhiều hơn. 

Về khoản nắm giữ tiền 

  • Quỹ mở luôn trong tình trạng người đầu tư phải nạp một số tiền nhất định, để mua chứng chỉ của quỹ đó, cũng như kiểm soát một cách chặt chẽ. 
  • Với quỹ đóng, bởi tính chất ổn định của nó nên nó sẽ rất có ích cho những cá nhân, đơn vị sẽ không bị áp lực về tính thanh khoản. Từ đó mang đến tiềm năng đầu tư vào các tài sản mang tính chiến lược dài hạn. 

Như vậy, quỹ mở luôn linh hoạt trong việc mua lại chứng chỉ quỹ. Trong khi đó, đối với quỹ đóng, do không bị áp lực về tính thanh khoản bởi tính ổn định về vốn nên việc nắm giữ tiền là không bắt buộc.  

Bài viết tham khảo: CÁCH ĐẦU TƯ VÀO QUỸ MỞ

Khả năng mua bán và phân phối chứng chỉ quỹ 

Khả năng mua bán và phân phối chứng chỉ quỹ 
Khả năng mua bán và phân phối chứng chỉ quỹ 
  • Quỹ mở: Việc mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp từ quỹ cùng với phí giao dịch. Chứng chỉ quỹ được phân phối liên tục tại các Đại lý Phân phối như Công ty Chứng khoán, Ngân hàng, Công ty quản lý quỹ,… 
  • Quỹ đóng: Việc mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện từ nhà môi giới với phí môi giới giao dịch. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng vốn điều lệ quỹ. Thông qua công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ. 

Thay đổi quy mô và biến động giá 

  • Quỹ đầu tư mở: Quy mô vốn có thể có thay đổi  đáng kể. 
  • Quỹ đầu tư đóng: Quy mô vốn khá ổn định cho tới khi đáo hạn (trừ trường hợp tăng vốn). 

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ thông tin về Quỹ đầu tư dạng đóng. Đồng thời giúp các nhà đầu tư phân biệt được quỹ mở và quỹ đóng. Hy vọng nội dung trên sẽ bổ sung kiến thức hữu ích cho các bạn. Chúc nhà đầu tư luôn thành công! 

Bài viết tham khảo: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản