Để nền kinh tế của một quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định. Trong đó một trong những công cụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế chính là chính sách tiền tệ. Vậy chính sách tiền tệ là gì? Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Hãy cùng Thịnh Vượng Tài Chính tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!
Tham khảo: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ trong tiếng Anh còn được gọi là monetary policy.
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ. Từ đó giúp ổn định nền kinh tế; và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Có thể hiểu đơn giản, chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương tổ chức thực hiện. Và mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
Chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ; qua đó nó có tác động đến tổng cầu và sản lượng. Vậy nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.
Các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ gồm 2 loại đó là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng hay chính sách nới lỏng tiền tệ là việc Ngân hàng Nhà nước tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nhiều hơn bình thường. Để làm điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện 1 hoặc kết hợp 2 trong 3 cách. Đó là hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng mua vào trên thị trường chứng khoán.
Lúc này lãi suất giảm, các doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn để phát triển kinh doanh; và người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn làm cho tổng cầu tăng; tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Từ đó, quy mô nền kinh tế mở rộng, và thu nhập của người lao động tăng, thất nghiệp giảm. Vì vậy, chính sách tiền tệ mở rộng thường được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Chính sách tiền tệ thu hẹp
Chính sách tiền tệ thu hẹp hay chính sách tiền tệ thắt chặt là việc Ngân hàng Nhà nước giảm mức cung tiền cho nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông qua các hành động như tăng lãi suất chiết khấu; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán chứng khoán ra thị trường.
Lúc này, lãi suất tăng cao, cá nhân và tổ chức cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Khi đó sẽ làm cho tổng cầu giảm khiến mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách tiền tệ thu hẹp được sử dụng trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao.
Đọc thêm: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA THẮT CHẶT
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
Ngân hàng Trung ương thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Sự ổn định của giá trị đồng tiền được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước); và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Thế nhưng, Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền nhưng không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không. Vì nếu vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; quy mô sản xuất kinh doanh. Từ đó nó có ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của tất cả Chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia mình. Nhằm mục đích giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng. Vì đây là điều thể hiện lòng tin của người dân đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
Các mục tiêu ở trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Tuy nhiên, xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Nên để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện Chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phần lớn Ngân hàng Trung ương các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ.
Tìm hiểu thêm: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Hạn chế của chính sách tiền tệ
– Khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất thì hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp. Chính sách tiền tệ điều chỉnh mức cung tiền; thông qua đó điều chỉnh lãi suất và điều tiết đầu tư tư nhân, và tác động gián tiếp tới tổng cầu, điều tiết kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, khi lãi suất tăng, chi phí mà cụ thể là vốn đầu vào của doanh nghiệp tăng lên. Điều này sẽ khiến cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát. Cho nên, chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả.
– Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in thêm tiền.
Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi đó, trước áp lực bù đắp thiếu hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều này sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt.
– Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống quá thấp. Và sẽ khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt.
Lúc này, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho vay khiến cho đầu tư tư nhân không thể mở rộng, làm giảm hiệu quả của chính sách.
Xem thêm các kiến thức về tiền tệ:
CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ |
CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ | CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ |
SO SÁNH TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ | THỜI GIÁ TIỀN TỆ |
Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Bên cạnh điểm giống nhau của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đó là chúng đều là chính sách/công cụ được thực hiện để ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển; thì hai chính sách này cũng có những khác biệt. Sau đây là những khác biệt chính giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Tìm hiểu thêm: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LÀ GÌ?
- Chính sách tài khóa là chính sách của chính phủ trong đó sử dụng chính sách thu chi thuế của mình để tác động đến tổng cung và cầu cho các sản phẩm và dịch vụ mà nền kinh tế. Còn chính sách thông qua đó ngân hàng trung ương kiểm soát và điều tiết việc cung cấp tiền trong nền kinh tế được gọi là Chính sách tiền tệ.
- Chính sách tài khóa được thực hiện bởi Bộ Tài chính; còn chính sách tiền tệ được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương của quốc gia.
- Chính sách tài khóa được thực hiện trong một thời gian ngắn, thông thường là một năm; trong khi đó Chính sách tiền tệ tồn tại lâu hơn.
- Chính sách tài khóa đưa ra định hướng cho nền kinh tế. Mặt khác, chính sách tiền tệ mang lại sự ổn định về giá.
- Chính sách tài khóa liên quan đến thu chi của chính phủ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ liên quan đến việc vay và sắp xếp tài chính.
- Công cụ chính của chính sách tài khóa là thuế suất và chi tiêu của chính phủ. Ngược lại, lãi suất và tỷ lệ tín dụng là công cụ của Chính sách tiền tệ.
- Ảnh hưởng chính trị là có trong chính sách tài khóa. Thế nhưng, đây không phải là trong trường hợp của chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế. Trên đây là thông tin chi tiết về chính sách tiền tệ là gì, mục tiêu, hạn chế của chính sách tiền tệ. Và sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bài viết tham khảo: