Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng có rất nhiều khái niệm và thuật ngữ chuyên môn mà nhiều người không hiểu. Trong số đó, khái niệm tài chính và tiền tệ liên quan đến phát triển kinh tế rất đáng được quan tâm. Vậy, tài chính là gì? Tiền tệ là gì? Làm thế nào để so sánh tài chính và tiền tệ?. Bài viết dưới đây của Thịnh Vượng Tài Chính sẽ cho bạn câu trả lời. Cùng theo dõi nhé!
Tham khảo: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
So sánh tài chính và tiền tệ
Khái niệm tài chính và tiền tệ
- Trong kinh tế học, tài chính được hiểu là “ công việc quản lý tiền tệ”. Đối với một quốc gia, ví dụ như Việt Nam thì công việc này được giao cho Bộ Tài chính.
- Dưới góc nhìn kinh tế học, “tiền” hoặc “ tiền tệ” được hiểu là bất cứ cái gì; phương tiện nào được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện trao đổi.
Bản chất của tài chính và tiền tệ
Tiền tệ là phương tiện thanh toán trong nền kinh tế : hóa tệ( vàng, bạc, kim loại quý), tín tệ (tiền giấy, tiền kim loại); bút tệ (tiền gửi ngân hàng như séc, thẻ tín dụng), tiền điện tử,…
Tài chính: là việc chuyển vốn (tiền tệ) từ người cho vay tới người đi vay, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn
Tài chính chính là nghiệp vụ cho vay và đi vay, nhận gửi tiền và tiền tương đương tiền – đối với ngân hàng. Còn đối với doanh nghiệp thì đây là quá trình chi tiêu, xuất tiền, hoặc tiền tương đương tiền là nhập tiền,… cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiền tệ: Tiền tệ chính là 1 hàng hóa đặc biệt có chức năng lưu thông, là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.
Tìm hiểu thêm: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
Phân loại và chức năng của tài chính và tiền tệ
Tiếp theo chúng ta hãy cùng so sánh tài chính và tiền tệ khác nhau như thế nào về phân loại chức năng nhé.
Công việc tài chính của một nhà nước có nhiệm vụ điều phối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các đơn vị kinh tế; quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian (như quỹ tiền tệ, ngân hàng) với các tổ chức kinh tế phi tài chính; quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau; và quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các nước khác nhau (quan hệ tài chính quốc tế). Tài chính có chức năng phân phối quỹ tiền tệ và kiểm tra, giám sát quá trình vận động của các nguồn tài chính; và việc sử dụng các quỹ tiền tệ.
Tiền được phân thành 2 loại: Tiền không có giá trị cố hữu (còn gọi là tiền pháp định), đó là tiền giấy. Và tiền có giá trị cố hữu: ví dụ là vàng, bạc,…. Tiền thực hiện ba chức năng là: phương tiện trao đổi, bảo tồn giá trị và là phương tiện hạch toán tài chính.
Tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế được gọi là “ cung tiền”. Còn khối lượng tiền cần có gọi là “cầu tiền” (thế cân bằng của cung- cầu tiền tệ). Tiền giấy (tiền pháp định) có thể bị lạm phát (inflation). Sự lạm phát tiền giấy xảy ra khi có sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Ngược lại, hiện tượng mức giá chung liên tục giảm được gọi là giảm phát (deflation).
Đọc thêm: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn; thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định.
Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà thị trường tài chính được phân thành nhiều loại:
– Căn cứ theo công cụ tài chính trên thị trường: Thị trường nợ và thị trường chứng khoán.
– Căn cứ theo thời gian luân chuyển vốn: Thị trường tiền tệ (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá một năm); và thị trường vốn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên một năm trở lên)
– Căn cứ theo hình thức phát hành: Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành chứng khoán đầu tiên); và thị trường thứ cấp (thị trường mua đi bán lại các chứng khoán).
Xem thêm một số kiến thức về tiền tệ:
Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ | 5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ |
CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ | CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ |
SO SÁNH TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ | THỜI GIÁ TIỀN TỆ |
Thị trường tiền tệ là gì?
Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm). Đây là nơi thực hiện các hoạt động cung cầu vốn ngắn hạn như vay ngân hàng, giao dịch chứng khoán, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Vốn ngắn hạn bao gồm các kỳ phiếu có giá có thời hạn ngắn, kỳ hạn thanh toán, rủi ro thấp; và có tính thanh khoản cao.
Thị trường tiền tệ bao gồm 5 thị trường con: thị trường tiền gửi, thị trường tín dụng, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở và thị trường trái phiếu kho bạc.
Tham khảo thêm: MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Những vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông ở trong toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương mới có thể thực hiện kiểm soát được hệ thống tiền tệ. Qua đó đưa ra phương pháp kiềm chế, thực hiện đẩy lùi việc lạm phát, làm ổn định sức mua của đồng tiền.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ còn có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Đây được coi là một công cụ hữu ích trong việc kiểm soát tất cả các hệ thống ngân hàng thương mại và những tổ chức tín dụng.
Đặc biệt chính sách tiền tệ còn góp sức vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện được việc kiểm soát quá trình lạm phát; ổn định mức giá của tất cả các loại hàng tiêu dùng khác nhau, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định thị trường vàng…
Đọc thêm: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LÀ GÌ?
Sự khác biệt chính giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa thị trường tiền tệ và tiền tệ vốn. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn:
- Nơi chứng khoán ngắn hạn được giao dịch được gọi là thị trường tiền tệ. Còn nơi chứng khoán dài hạn được giao dịch được gọi là thị trường vốn.
- Thị trường vốn được tổ chức tốt mà thị trường tiền tệ thì thiếu.
- Các công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ có rủi ro thấp. Vậy nên, chúng là những khoản đầu tư an toàn hơn so với các công cụ thị trường vốn mang rủi ro cao.
- Tính thanh khoản cao trong thị trường tiền tệ. Thị trường vốn thì thanh khoản tương đối ít hơn.
- Các tổ chức chính hoạt động trong thị trường tiền tệ là ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, tổ chức phi tài chính. Ngược lại trên thị trường vốn thường là các tổ chức lớn hoạt động như một sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng thương mại, các tổ chức phi ngân hàng, v.v.
- Thị trường tiền tệ đáp ứng các yêu cầu tín dụng ngắn hạn của các công ty như cung cấp vốn lưu động cho công ty. Trong khi đó, thị trường vốn có xu hướng đáp ứng các yêu cầu tín dụng dài hạn của các công ty. Ví dụ như cung cấp vốn cố định để mua đất, xây dựng hoặc máy móc.
- Công cụ thị trường vốn cho lợi nhuận cao hơn so với các công cụ thị trường tiền tệ.
- Để mua lại các công cụ thị trường tiền tệ thì thường được thực hiện trong vòng một năm. Tuy nhiên các công cụ thị trường vốn có tuổi thọ hơn một năm, có một số trong số chúng có thời hạn là vĩnh viễn.
Lời kết về so sánh tài chính và tiền tệ
Trên đây là những thông tin thị trường tài chính và tiền tệ và so sánh tài chính và tiền tệ cụ thể, chính xác nhất. Hy vọng đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc quan tâm. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Bài viết tham khảo: