5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

5 chức năng của tiền tệ

5 chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vậy cụ thể 5 chức năng của tiền tệ là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới.

Đọc thêm: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là phương tiện dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Thông thường nó sẽ được phát hành bởi một cơ quan nhà nước; ví dụ như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà nó đại diện tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành. 

Có thể hiểu một cách đơn giản, tiền tệ thực chất chính là tiền (bao gồm cả tiền xu và tiền giấy) được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và hoàn trả các khoản nợ.

5 chức năng của tiền tệ

5 chức năng của tiền tệ
5 chức năng của tiền tệ

Theo quan điểm của K.Marx thì tiền tệ bao gồm 5 chức năng: Chức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng phương tiện dự trữ và chức năng tiền tệ thế giới.

Tham khảo: MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Sau đây là nội dung cụ thể của các chức năng cơ bản của tiền tệ:

1. Thước đo giá trị

5 chức năng của tiền tệ-Thước đo giá trị
5 chức năng của tiền tệ-Thước đo giá trị

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi giá trị của tiền tệ được sử dụng làm chuẩn để đo lường giá trị của các hàng hóa khác. Thông qua quan hệ so sánh này giá trị của các hàng hóa được biểu hiện thành giá cả hàng hóa.

Chức năng này được thực hiện khi tiền tệ là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hóa. Muốn thực hiện được chức năng này, tiền tệ có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, tiền tệ phải có đầy đủ giá trị nội tại

Bản thân hàng hóa đã có giá trị nội tại, cho nên để đo được những lượng giá trị này thì “thước đo” tiền tệ cũng phải có một lượng giá trị nào đó. Nếu “thước đo” mà không có giá trị nội tại thì không thể là cơ sở để so sánh với giá trị hàng hóa được. Hay có thể nói vì mọi hàng hóa đều có giá trị, nên để đo lường được tất cả các hàng hóa có giá trị thì tiền tệ cũng phải có giá trị mới có sự đồng nhất về chất để đo lường.

Thứ hai, tiền phải có tiêu chuẩn giá cả

Tiêu chuẩn giá cả là trọng lượng vàng nhất định chứa đựng trong một đơn vị tiền tệ do luật pháp Nhà nước quy định. 

Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là đô la (dollar), ký hiệu quốc tế là USD. Từ năm 1973 đến nay tiêu chuẩn giá cả của USD là 0,73662 gr vàng ròng.

Để thực hiện chức năng thước đo giá trị thì tiền tệ phải được quy định tiêu chuẩn giá cả. Bởi vì thế giới hàng hóa rất phong phú, đa dạng; có nhiều hàng hóa với những lượng giá trị khác nhau, có hàng hóa có giá trị cao, và cũng có hàng hóa lại có giá trị thấp. Vậy nên để có thể đo được tất cả những lượng giá trị này, phải xác định tiêu chuẩn giá cả của tiền tệ. Trên cơ sở tiêu chuẩn giá cả Nhà nước sẽ phát hành tiền tệ theo bội số và ước số của đơn vị tiền tệ.

Tìm hiểu thêm: CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Thứ ba khi thực hiện chức năng thước đo giá trị không nhất thiết phải sử dụng tiền mặt, mà chỉ sử dụng tiền trong ý niệm.

Điều này có nghĩa là những người tham gia trao đổi hàng hóa so sánh một cách tưởng tượng hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa với giá trị của tiền tệ đơn vị; xem hao phí lao động này là ước số hay bội số của tiền tệ đơn vị. Và dựa trên cơ sở này xác lập một tỷ lệ trao đổi thích hợp giữa hàng hóa và tiền tệ. 

Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung – đó là giá cả. Giá cả của hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền. Thực chất giá cả của hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của nó; với giá trị của tiền tệ hay nói một cách khác giá cả của hàng hóa là một đại lượng tỉ lệ thuận với giá trị của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền tệ.

2. Phương tiện lưu thông

5 chức năng của tiền tệ- Phương tiện lưu thông
5 chức năng của tiền tệ- Phương tiện lưu thông

Chức năng phương tiện lưu thông là chức năng tiếp theo trong 5 chức năng của tiền tệ. Chức năng này thể hiện ở việc tiền làm trung gian trong trao đổi hàng hóa. Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế;  hay tiền thật (vàng, bạc, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng…). Và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H – T – H ( (Hàng hóa – Tiền tệ – Hàng hóa). Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn.

Là phương tiện lưu thông, ban đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén; và sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền).

Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi; tuy nhiên đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Vậy nên, nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng (ví dụ, có thể mua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán ở nơi kia… nên nó có thể tạo ra nguy cơ không nhất trí giữa mua và bán, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng).

3. Phương tiện cất trữ

5 chức năng của tiền tệ
5 chức năng của tiền tệ

Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hóa tiếp theo; và lúc này tiền tệ tạm thời ngừng lưu thông để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ. Trong cơ chế thị trường ngày nay thì chức năng này còn được gọi là chức năng dự trữ giá trị của tiền.

Chức năng phương tiện cất trữ phải bằng tiền mặt và tiền có giá hoàn toàn (vàng). Vì cất trữ tiền tệ là cất trữ một lượng của cải vật chất, bản thân tiền tệ đã là hàng hóa, nên cất trữ về số lượng phải mang tính chất hiện thực; hơn nửa lượng tiền cất trữ phải có khối lượng nhỏ để dễ chuyên chở, bảo quản. Đồng thời giá trị phải lớn để dễ dàng chuyển hóa ra các loại giá trị sử dụng khác, chỉ có vàng mới đáp ứng được những yêu cầu trên.

Tiền cất trữ thì không lưu thông nữa, những nơi cất trữ tiền tệ thực sự là “kho” chứa phương tiện lưu thông và tự nó điều tiết số lượng phương tiện lưu thông, làm cho lưu thông không bị thừa hoặc thiếu tiền.

Đọc thêm: SO SÁNH TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ

Vàng có khả năng thanh toán không hạn chế. Cho nên, cất trữ vàng không những là nhu cầu, mà còn là nhu cầu của nhiều người. Nhất là trong nền kinh tế thị trường ngày nay khi mà một số quốc gia đồng tiền yếu – giá trị của tiền tệ thường xuyên bị mất giá thì ham muốn cất trữ vàng, một vật có giá trị hoàn toàn sẽ ngày càng cao.

4. Phương tiện thanh toán

Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu. Vậy nên, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Thực hiện chức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi các công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành.

Ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…

Với chức năng làm phương tiện thanh toán tiền có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền. Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên; vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ.

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy…). Ví dụ như: ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện tử (card)…

5. Tiền tệ thế giới

5 chức năng của tiền tệ -Tiền tệ thế giới
5 chức năng của tiền tệ -Tiền tệ thế giới

Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì chức năng cuối cùng trong 5 chức năng của tiền tệ là làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là tiền để thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Tìm hiểu thêm các kiến thức về tiền tệ:

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆCÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
SO SÁNH TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆTHỜI GIÁ TIỀN TỆ

Mối quan hệ giữa 5 chức năng của tiền tệ

Giữa 5 chức năng của tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và tác động chuyển hóa lẫn nhau:

Trong đó chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện lưu thông là hai chức năng cơ bản và quan trọng không thể thiếu của tiền tệ. Vì khi thực hiện chức năng thước đo giá trị tiền tệ chỉ mới đo lường giá trị các hàng hóa trên cơ sở đó biểu hiện giá trị hàng hóa thành giá cả hàng hóa. có nghĩa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa mới chỉ được biểu hiện ra thành tiền tệ.

Tham khảo: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

Chỉ khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì giá cả hàng hóa mới được thực hiện. Hay nghĩa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa mới được thừa nhận; sự thừa nhận này chính là khối lượng hàng hóa đã bán, đã chuyển hóa thành tiền tệ.

Mối quan hệ giữa 5 chức năng của tiền tệ
Mối quan hệ giữa 5 chức năng của tiền tệ

Tiền tệ là vật có giá trị hoàn toàn và có khả năng mua trong tương lai vậy nên mọi người mới cất trữ tiền tệ. Hay nói một cách khác chỉ khi nào tiền tệ thực hiện thước đo giá trị; và phương tiện lưu thông thì mới trở thành vật trực tiếp đại biểu cho của cải của xã hội. Và lúc đó mới thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mối liên hệ giữa những người sản xuất hàng hóa ngày một đa dạng và phong phú; người sản xuất có thể mua lúc này bán lúc khác, mua nơi này bán nơi khác, mua trước trả tiền sau, trả tiền trước nhận hàng hóa sau,.. và sẽ làm nảy sinh quan hệ mua bán chịu hoặc việc ứng trước tiền hàng – tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Ngược lại khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán đã tạo điều kiện làm cho chức năng phương tiện lưu thông; và chức năng phương tiện cất trữ phát triển.

Khi tiền tệ được sử dụng làm: phương tiện đo lường giá cả hàng hóa; phương tiện để mua chung; phương tiện để thanh toán chung phương tiện cất trữ và di chuyển tài sản ra phạm vi toàn cầu thị lúc đó là lúc tiền tệ thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới.

Lời kết

5 chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Trên đây là bài viết tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tiền tệ là gì, các chức năng của tiền tệ. Hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn.

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88