Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện để xây dựng quá trình quản lý tài chính của bản thân để đạt đến sự giàu có. Rất rất nhiều người thường tự đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để tiết kiệm tiền?”. Mỗi người đều biết tiết kiệm tiền là điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên chúng ta đa số phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày để có thể làm được điều đó. Dưới đây là các kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi, bạn có thể tham khảo để quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn. Hãy theo dõi nhé!
Đọc thêm: BÁNH XE CUỘC ĐỜI
Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền
Hiện nay, tiền bạc luôn chiếm 1 vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Việc tiết kiệm nói thì dễ nhưng để làm được mới khó. Mặc dù vậy, việc cố gắng tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu hơn là chi tiêu không kiểm soát. Một kế hoạch tiết kiệm hợp lý sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động khi có những chi tiêu phát sinh bất ngờ. Dưới đây là 5 vai trò của việc tiết kiệm tiền để bạn nhận thấy được lợi ích của việc làm này. Đó là:
Phòng những tình huống khẩn cấp xảy ra
Trong cuộc sống sẽ luôn có những sự việc, những tình huống bất ngờ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Kinh nghiệm tiết kiệm tiền thì một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn có khả năng xoay sở những điều khó khăn bất ngờ xảy ra. Ví dụ như ốm đau bệnh tật, hư xe, sự cố trong công việc,…Vậy nên, bạn cần phải xây dựng một quỹ dự phòng dành cho những tình huống xấu có thể xảy ra.
Cải thiện đời sống vật chất
Đời sống vật chất đầy đủ luôn là yếu tố mà mỗi người hướng đến trong cuộc sống. Nếu bạn đang có kế hoạch mua nhà, đổi xe mới hay lên đời chiếc điện thoại của mình thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để không phải lo lắng và vất vả trong tương lai. Khi có tiền tiết kiệm và cơ hội đến như giá nhà giảm, giá xe giảm thì bạn vẫn có khả năng để chi trả ngay.
Tiết kiệm cho cuộc sống nghỉ hưu được an nhàn hơn
Bạn cần nhớ rằng tuổi trẻ chính là lúc để chúng ta phấn đấu sự nghiệp và tiết kiệm tiền hiệu quả khi về già. Cho nên, thay vì phung phí vào những bữa tiệc không hồi kết, bạn có thể bắt đầu để dành vào những mục đích có ích hơn.
Khi về già, bạn nên tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc và thư giãn bên cạnh gia đình và bạn bè. Thật sự thì không có ai muốn về già mà phải tất bật làm việc để mưu sinh. Chính vì thế, nếu như bạn tiết kiệm lúc còn trẻ và khi đã đạt được số tiền nhất định, bạn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn.
Tham khảo: TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giúp bạn mua sắm, giải trí
Việc bạn chăm chỉ kiếm tiền thì phải đi kèm với thư giãn và giải trí. Khi bạn có một khoản tiền chắc chắn trong tay thì việc lựa chọn mua sắm quần áo, đồ đạc hay địa điểm ăn chơi sẽ giúp bạn đỡ đắn đo, chắt chiu hơn.
Tránh các khoản nợ
Một lý do quan trọng để bạn phải thực hiện ngay việc tiết kiệm tiền là để tránh nợ. Ai cũng sẽ dễ dàng trở thành con nợ nhưng để trả được tiền thì chưa chắc. Việc hạn chế được các khoản nợ chính là động lực để bạn tiết kiệm tiền. Điều này sẽ giúp bạn không bị phụ thuộc vào người khác.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy tiết kiệm tài chính hàng tháng sẽ mang lại cho con người sự an tâm, đưa ra các quyết định và lựa chọn mang hướng tích cực đến cuộc sống hơn.
Một số sai lầm trong quản lý chi tiêu, tiết kiệm theo kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi
Chi tiêu theo cảm hứng
Trong cuộc sống, bạn thường có những khoản chi tiêu lặt vặt hằng ngày; ví dụ như mua trà sữa, đi ăn cùng bạn bè, sinh nhật bạn, vé phim hoặc tiền thừa mà bạn hay để tạm trong đâu đấy. Nhìn thì sẽ thấy đây chỉ là một khoản nhỏ không đáng nói tới; tuy nhiên khi bạn cộng dồn chúng trong 1 tuần, 1 tháng hoặc 1 năm sẽ trở thành một chi phí lớn mà bạn không ngờ tới.
Đặc biệt, khi quản lý tài chính cá nhân, bạn thường bị phá vỡ kế hoạch bởi những dịp sale quần áo, mỹ phẩm, giày dép,… Đó thường là những sản phẩm bạn chỉ thích chứ không thực sự cần nên đã vô tình đã chi tiêu phung phí. Để có thể quản lý tiền bạc thì trước tiên, bạn cần phải quản lý tốt các nhu cầu của cá nhân.
Không có kế hoạch tài chính dài hạn
Khi bạn không biết trong tương lai cần phải làm gì thì bạn sẽ không có nhu cầu dự phòng tài chính hay chi tiêu tiết kiệm. Việc bạn cần làm bây giờ chính là hãy bắt đầu lên kế hoạch cho những việc nhỏ nhặt nhất như: sắm 2 bộ quần áo mới mỗi tháng, mua đồng hồ; thay điện thoại cho đến các kế hoạch dài hạn như: mua xe, mua nhà, nghỉ hưu,… Khi có mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn sẽ thiết lập lại ngân sách để cố gắng để đạt được điều đó.
Không ghi chép chi tiêu
Quản lý tài chính cá nhân không phải là 1 thói quen tự nhiên; nó là kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi hiệu quả. Đó là kết quả của cả một quá trình từ việc ghi chép chi tiêu, lên kế hoạch, xem xét kiểm tra và điều chỉnh.
Trong đó, để bắt đầu một kế hoạch quản lý chi tiêu, đầu tiên bạn cần ghi chép các khoản sử dụng dòng tiền của mình. Đây là một cách giúp bạn giải phóng bộ não hiệu quả; cũng như giúp bạn xác định được mình đã tiêu tiền vào những đâu và cân đối lại hợp lý hơn. Bạn có thể ghi chép chi tiêu bằng sổ cá nhân, excel hoặc các app quản lý chi tiêu.
Đọc thêm: CÁCH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Không có quỹ dự phòng
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân không chỉ là sử dụng một cách hiệu quả số tiền hàng tháng; mà còn là việc bạn nên biết có một quỹ dự phòng cho các trường hợp bất ngờ xảy ra tương lai, có thể là ốm đau, dịch bệnh, xe hư,…
Bởi vậy, mỗi tháng, hãy dành ra một khoản vừa phải đủ để thiết lập quỹ dự phòng cho bản thân.
Các kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi
Lên kế hoạch, mục tiêu tiết kiệm rõ ràng là bước quan trọng theo kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi
Bắt đầu với cách tiết kiệm tiền đầu tiên, chính là kế hoạch, mục tiêu tiết kiệm. Nếu bạn chỉ nghĩ “Ôi, tiết kiệm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu thôi”, “Mình cứ tiết kiệm thôi, có việc gì thì dùng tới”, “Tiết kiệm là tốt rồi”,… Và đây chính là nguyên nhân khiến bạn không có động lực duy trì thói quen tiết kiệm.
Nếu thiếu đi lý do hay mục đích cụ thể thì rất khó để có thể tiết kiệm được hoàn toàn,liên tục và hiệu quả trong dài hạn. Nguyên tắc hàng đầu trong cách tiết kiệm chính là đặt ra mục tiêu. Bạn sẽ thường thấy 6 mục đích tiết kiệm tiền sau đây:
- Tiết kiệm tiền cho những trường hợp khẩn cấp
- Tiết kiệm tiền trả nợ
- Tiết kiệm tiền cho những dự định nhỏ, có kế hoạch trước
- Tiền kiệm tiền cho những dự định lớn như kinh doanh, mua nhà, mua xe hay đi du học
- Tiết kiệm tiền khi về hưu
- Tiết kiệm tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn
Và có thể là những mục tiêu ngắn hạn dài hạn hay thậm chí mục tiêu khó đạt được tuy nhiên điều quan trọng là nhất định phải có mục tiêu.
Phân bổ tài chính vào từng hũ tiết kiệm
Phân bổ tổng thu nhập vào từng hũ tiết kiệm cho từng mục tiêu tiêu dùng khác nhau chính là một cách để tối ưu việc sử dụng tiền hiệu quả. Từ kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi, bạn có thể lựa chọn và thực hiện theo các phương pháp nổi tiếng trên cả thế giới như: 6 chiếc lọ chi tiêu, quy tắc 50/30/20,… Hoặc bạn tự phân bổ số tiền theo nhu cầu và mức độ tiêu xài của bản thân.
Ví dụ:
- Lọ đầu tiên là các khoản chi tiêu cố định hàng tháng chiếm 50% tổng thu nhập như: tiền nhà, tiền ăn uống, tiền điện nước, sinh hoạt, di chuyển,…
- Lọ thứ hai là khoản giải trí thư giãn chiếm 10-15% thu nhập. Ví dụ: mua sắm, cà phê, xem phim,…
- Lọ thứ ba là dự phòng tương lai chiếm 15% tổng thu nhập. Bởi tương lai là những điều không ai biết trước được. Những chuyện bất ngờ như bệnh tật, hư xe,.. sẽ xảy ra vào bất cứ lúc nào. Vậy nên, đây là một khoản vô cùng cần thiết đối với mỗi người.
- Lọ thứ tư là tiết kiệm và đầu tư. Bạn có thể trích ra 15% tổng thu nhập % tổng lương hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu cuộc sống. Bạn có thể sử dụng số tiền này để gửi ngân hàng, đầu tư bất động sản, chứng khoán,…
Thống kê và loại bỏ những khoản chi tiêu không hợp lý – Cách tiết kiệm tiền hiệu quả theo kinh nghiệm của tôi
Việc thống kê chi tiết các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn dễ thấy được các khoản không phù hợp và cân đối để tiết kiệm chi phí hơn. Thông thường, mỗi tháng bạn phải trả các khoản cố định như:
- Tiền ăn uống, điện nước, sinh hoạt,…
- Tiền xăng di chuyển
- Tiền nhà (nếu phải thuê hoặc mua trả góp)
- Tiền mua sắm các vật dụng cần thiết
Bên cạnh đó bạn còn các khoản phát sinh như: cưới hỏi, ốm đau, sinh nhật, tiệc tùng,…
Tham khảo: KINH NGHIỆM CHƠI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Vào cuối tháng, bạn hãy thử cộng lại các khoản chi tiêu trong một tháng và xem nó đang bằng hay lớn hơn tổng thu nhập của mình. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì bạn hãy tìm ra những khoản không cần thiết; và hạn chế hoặc loại bỏ chúng.
Tận dụng triệt để tất cả đồ dùng bằng cách tái sử dụng
Bạn có thể tái sử dụng đồ cũ của người thân, bạn bè hoặc đơn giản là tân trang, sửa chữa lại món đồ cũ của chính mình để sử dụng. Đây cũng là cách tiêu dùng thông minh; nó vừa giúp bạn hạn chế được một khoản chi tiêu; và việc này còn có thể giúp giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường.
Chỉ mua những đồ thật sự cần, không mua bất kỳ đồ gì chỉ vì chúng đang “on sale”
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền hiệu quả của tôi chính là trước khi mua một món đồ nào đó; bạn cần đặt ra cho mình một câu hỏi rằng nó có thực sự cần thiết, hữu dụng với bạn hay không. Hay chỉ vì món đồ đó đang sale giá rẻ nên bạn mới mua. Nếu muốn tiết kiệm một cách hiệu quả, thay vì yêu thích thì bạn chỉ nên mua vì nó có ích và cần thiết.
Bên cạnh đó, với những đồ giảm giá chưa hẳn là có chất lượng tốt mà nó có thể là hàng tồn kho hoặc mẫu bị lỗi. Bạn mua chúng đôi khi không phải mua được hàng rẻ mà còn tốn tiền mua hàng không dùng được. Như vậy rất phí.
Thanh lý đồ cũ thay vì ném vào thùng rác
Thanh lý lại đồ cũ khi bạn không sử dụng nó nữa cũng là một cách hiệu quả giúp bạn kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.
Ngày nay, thương mại điện tử phát triển giúp cho người bán tiếp cận được nhiều người mua, việc buôn bán trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn là người mua sắm quá nhiều nhưng chỉ sử dụng trong vài tháng; thậm chí có đồ bạn còn chưa dùng tới; thì đây là một sự lãng phí không cần thiết nhưng có thể được tận dụng được.
Trước khi để nó khuất sâu trong tủ đồ hoặc ném vào sọt rác thì bạn nên cân nhắc việc thanh lý chúng trên Facebook, Instagram,… hoặc cửa hàng ký gửi. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một phần khi mua các món đồ mới vào đợt tiếp theo.
Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hãy cất thẻ tín dụng ở nhà và đừng để chúng trong ví của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bị “cám dỗ” khi có nhiều món đồ hấp dẫn ngoài đường hay các mặt hàng đang được giảm giá nhưng tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc ấy.
Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ giúp bạn dễ dàng cân bằng ngân sách của mình.
Hạn chế ăn uống nhà hàng khi không cần thiết – Cách tiết kiệm tiền tối ưu theo kinh nghiệm của tôi
Một mẹo tiết kiệm tiền mà bạn có thể áp dụng đó là hạn chế ăn uống nhà hàng khi không cần thiết. Thay vì đi ăn ở bên ngoài, bạn có thể nấu ăn chế biến tại nhà để giảm các mức chi phí cho mình. Ngoài ra, hãy dành thời gian vào cuối tuần để đi siêu thị, lập thực đơn cho các bữa ăn trong tuần; và chọn mua các loại thực phẩm để nấu các bữa trong tuần. Điều này vừa giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết, bữa ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh và còn là cách tiết kiệm tiền nhanh nhất nữa.
Tham khảo: CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Hạn chế sử dụng các dịch vụ không cần thiết
Một số dịch vụ mà bạn có thể có thời gian tự tay làm hoặc học trên mạng như vệ sinh xe máy, giặt ủi, gội đầu, làm nail, giặt ghế sofa,… Đây đều là những loại dịch vụ có chi phí không rẻ, vậy nên thay vì tốn nhiều tiền cho chúng thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Nếu nuôi chó mèo bạn có thể tự chăm sóc, tắm rửa cho các em thay vì cho đi spa sang chảnh.
Học cách đầu tư
Thay vì tập trung tiêu tiền bạn nên học cách bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư. Cách tiết kiệm tiền thông minh nhất là chọn đúng kênh đầu tư để sinh lợi nhuận. Đối với những người chưa có kinh nghiệm, khi nhắc đến đầu tư có lẽ còn lo lắng, e ngại. Thế nhưng, bạn có thể học hỏi từ nhỏ đến lớn. Hãy chuẩn bị những kiến thức cần có, tìm hiểu kĩ càng và tìm cách để tiền lại đẻ ra tiền. Đầu tư có thể là kinh doanh, buôn bán, tham gia đầu tư tài chính…
Đồng tiền ngày một mất giá, hãy tìm cách để tiền sinh lợi nhuận, tăng thêm giá trị và tiết kiệm cho mỗi chúng ta.
Để đảm bảo bạn sẽ nguồn tài chính chắc chắn thông qua tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn cần xây dựng thói quen hàng ngày. Thói quen tiết kiệm mới thực sự là chìa khóa thành công. Có thể khi áp dụng lúc ban đầu bạn sẽ thấy rất khó khăn để thực hiện; tuy nhiên bạn sẽ học được cách làm thế nào để tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn và tiết kiệm tiền tốt hơn.
Trên đây là top 10 kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hãy note lại những điều bạn cần và có thể làm. Và ngay bây giờ hãy bắt đầu hướng tới mục tiêu sở hữu một nguồn tài chính vững chắc ngay hôm nay nhé!
Bài viết tham khảo: