PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Làm ra tiền đã khó, nhưng chi tiêu tiền càng khó hơn. Biết cách quản lý tài chính cá nhân, chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn trở nên tự chủ hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính như thế nào hiện đang là một trong những vấn đề khá khó khăn mà nhiều người gặp phải. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất! 

Quản lý tài chính cá nhân là gì? 

Quản lý tài chính cá nhân là việc dựa trên một ngân sách sẵn có để lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động tài chính cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như cân đối thu chi, tránh lãng phí tiền bạc, tiết kiệm, phòng ngừa rủi ro, hoặc gia tăng tài sản,… 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân là một tập hợp những việc làm, hành động cụ thể có tác dụng quản lý tài chính cá nhân. 

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? 

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? 

Tài chính cá nhân rất quan trọng đối với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân cũng sẽ vô cùng quan trọng. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư. Đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống. Thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính. 

Sử dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân là áp dụng những quy tắc tài chính lên quyết định về tài chính như phân chia các khoản tiền, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm, tính toán đầu tư số tiền của mình. Những phương pháp này không đơn giản  như việc bạn chỉ cần lập ra và thực hiện theo như kế hoạch và các mức chi tiêu đã định sẵn. Nó đòi hỏi sự luyện tập, cải thiện hành vi theo thói quen đã lâu trước đó của bạn. Bắt buộc bạn phải chi tiêu dựa theo hạn mức đã đặt ra và cả sự đấu tranh tâm lý. Vượt qua cám dỗ từ những cửa hàng bán lẻ, biển hiệu “Sale up”…  

Bài viết tham khảo: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Mục tiêu và quy tắc quản lý tài chính cá nhân 

Mục tiêu và quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Mục tiêu và quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Đặt mục tiêu và quy tắc 

  • Nói không với tín dụng và vay nợ 

Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán là bạn đang vay nợ để trả cho món hàng ở hiện tại. Tuy nhiên, bạn phải đối mặt với khoản nợ cộng dồn lãi suất tạo nên áp lực không nhỏ. Hãy chi tiêu trong khả năng của bạn! 

  • Sử dụng tiền vào những mục đích hợp lý, đừng chỉ  thỏa mãn niềm vui nhất thời 

Mọi chi tiêu của bạn đều nên giới hạn ở khoản có trong dự định và thật sự có mục đích.  

  • Tiết kiệm 

Tiết kiệm là yếu tố tất yếu. Tuy nhiên, nó không thể củng cố “sức khỏe tài chính” một cách nhanh chóng. 

Xác định mục đích sống 

Xác định mục đích sống
Xác định mục đích sống 

Có 4 nhóm mục đích sống được thông kê như sau: 

  • Đảm bảo cuộc sống liên tục, bền vững  
  • Các mục tiêu trung – dài hạn: mua nhà, kinh doanh 
  • Chất lượng cuộc sống về chăm sóc sức khỏe, an tâm hưu trí 
  • Tích lũy tài sản 

Vì thế, tiết kiệm là nền tảng tốt để bạn có khoản tiền để dành và có vốn để đầu tư. Nhưng tiết kiệm không thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu đã đạt ra một cách nhanh chóng được. Sử dụng khoản tiền nhàn rỗi một cách thông minh là đầu tư vào phương tiện phù hợp để từng bước tiếp cận đến sự tự do về tài chính. 

Việc hoạch định tài chính mang tính chất dài hạn để củng cố tài chính ở hiện tại. Làm tiền đề vững chắc cho tương lai. 

Các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ 

Một trong những cuốn sách dạy làm giàu nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh” do ông T. Harv Eker đã chỉ ra một cách quản lý tài chính của bản thân vô cùng hiệu quả. Đó là áp dụng công thức 6 cái lọ. Trong đó, tùy vào mức thu nhập và bạn phân bổ tài chính ra 6 cái lọ với tỷ lệ và mục đích như sau. 

Lọ 1: Quỹ Tự do tài chính – 10% thu nhập

Quỹ tự do hay nói cách khác là nguồn quỹ dự phòng cho tương lai cho các dự định riêng của bản thân. Bạn có thể dùng quỹ này để nghỉ hưu sớm hay thỏa mãn những đam mê nhờ quỹ này. 

Lọ 2: Quỹ Tiêu dùng dài hạn – 10% thu nhập

Một nguồn quỹ giúp bạn trong các tình huống phát sinh như sức khỏe, bệnh tật… Có nguồn quỹ này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ. 

Lọ 3: Quỹ Giáo dục – 10% thu nhập

Việc nâng cao tri thức sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức bản thân, phát triển năng lực và tạo dựng được nhiều mối quan hệ và cơ hội phát triển hơn. Quỹ này bạn có thể dùng để học thêm một khóa giao tiếp bằng ngôn ngữ khác. Hay các khóa học về kinh doanh tài chính.  

Lọ 4: Quỹ Hưởng thụ – 10% thu nhập

Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính vấn là để cuộc sống thêm hạnh phúc vui vẻ. Vì vậy bạn không nên quá khắt khe tiết kiệm mà quên đi những nhu cầu giải trí, hưởng thụ cho bản thân. Đây chính là phần thưởng cho sự nỗ lực. Cũng như những động lực để cố gắng hơn trong tương lai. 

Lọ 5: Quỹ Chia sẻ/Cho đi – 5% thu nhập

Cho đi cũng là một cách để bạn có những niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Còn rất nhiều mảnh đời khó khăn và thiếu thốn hơn bạn bên ngoài cuộc sống. Và chắc chắn rằng việc giúp đỡ họ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, ấm lòng hơn. Ngoài ra nguồn quỹ này cũng được dùng để bạn giúp đỡ người thân, bạn bè những lúc khó khăn.  

Lọ 6: Quỹ Tiêu dùng thiết yếu – 55% thu nhập

Đây là nguồn quỹ chính để bạn chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày hay các nhu cầu thiết yếu khác như ăn uống, sinh hoạt, chi tiêu quần áo, trang phục… Tùy thuộc vào nguồn thu nhập của bạn mà % cho nguồn quỹ này. Có thể điều chỉnh lại làm sao để đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bạn được đầy đủ nhất. 

Bài viết tham khảo: CÁCH CHƠI CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ

Phương Pháp Kakeibo Của Người Nhật 

Phương Pháp Kakeibo Của Người Nhật
Phương Pháp Kakeibo Của Người Nhật 

Sổ tay Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh được người Nhật áp dụng từ rất lâu. Thực chất đây chỉ là một cuốn sổ tay bình thường được dùng để ghi chép những thu chi cá nhân bình thường. Tuy nhiên nó lại có tác dụng khá đặc biệt trong việc quản lý tài chính và tiết kiệm hơn.  

Nguyên tắc sử dụng sổ Kakeibo bao gồm trả lời 4 câu hỏi:  

  • Bạn có bao nhiêu tiền? 
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu? 
  • Bạn đã tiêu bao nhiêu? 
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào? 

Ưu điểm khi sử dụng sổ Kakeibo đó là bạn có thể nắm rõ các chi tiêu. Từ đó có thể điều chỉnh và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và chính xác hơn. Bên cạnh đó, sử dụng sổ tay Kakeibo cũng sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt đó là sự tỉ mỉ và cẩn thận, vì cần có sự chính xác trong sự ghi chép để việc thống kê lại chi tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Phương pháp 50/30/20 

Phương pháp 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 

Theo Quy tắc 50/20/30, tổng thu nhập hàng tháng của chúng ta sẽ được chia thành 3 phần: 

  • Nhu cầu thiết yếu: chiếm 50% tổng thu nhập dành cho các nhu cầu cần thiết như tiền ăn uống, tiền nhà, tiền điện, đi lại,… 
  • Chi tiêu cá nhân: chiếm 30% tổng thu nhập dành cho các hoạt động cá nhân như mua sắm, giải trí, từ thiện, học tập, du lịch,… 
  • Tiết kiệm: chiếm 20% tổng thu nhập để dành cho 2 quỹ chính là quỹ tiết kiệm dự phòng và trả nợ. 

Tỷ lệ của mục mua sắm trong phần chi tiêu cá nhân càng thấp khiến tỷ lệ phần chi tiêu cá nhân càng thấp. Nghĩa là chúng ta tiết kiệm hơn thì khả năng tài chính trong tương lai của bạn sẽ càng được bảo đảm. 

Phần 20% rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo khả năng tài chính của bạn trong tương lai. Nên bạn hãy đảm bảo mình sẽ làm 2 việc là: 

  • Trả hết nợ ở hiện tại 
  • Các khoản tiền mà bạn tiết kiệm được ở phần Thiết yếu và Chi tiêu cá nhân được đưa hết vào Phần Tiết kiệm

Tỷ lệ phần Tiết kiệm càng cao và cao hơn so với Phần chi tiêu cá nhân. Thì khả năng tài chính sau này của bạn càng được đảm bảo. 

Nói chung, việc quản lý tài chính là việc mà mỗi cá nhân nên làm từ ngay bây giờ. Với những Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trên đây, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thể quản lý chi tiêu một cách hợp lý hơn. 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88