CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bạn có thường xuyên đặt cho mình câu hỏi “Không biết tiền mình đi đâu hết rồi nhỉ?” hay “Mình đã tiêu gì mà hết tiền nhỉ?” không ạ?. Nếu có chứng tỏ bạn là một người chưa có kỹ năng để quản lý tài chính của mình thật hiệu quả, đúng đắn. Cũng như những doanh nghiệp, việc biết cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, bởi cách bạn quản lý và sử dụng tiền bạc sẽ tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn.

Biết cách quản lý tài chính cá nhân, chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn trở nên tự chủ hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn. Và nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính của mình thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé; Thịnh Vượng Tài Chính sẽ giúp bạn biết cách quản lý tài chính thật hiệu quả với những phương pháp hữu ích nhé!

Tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là gì?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp quản lý tài chính cá nhân; bạn cần nắm được khái niệm tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân được hiểu chính là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến tất cả các vấn đề tài chính thường gặp đó là: thu nhập, chi tiêu; đầu tư, tiết kiệm,…  Hay bạn cũng có thể hiểu đơn giản tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền của bạn sao cho hiệu quả nhất; để bạn đạt được những mong ước trong tương lai. Vậy thôi!

Tham khảo: SÁCH HAY VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Như đã nói ở trên, việc quản lý tài chính cá nhân tốt thật sự giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân và hộ gia đình. Dưới đây là những lợi ích cụ thể của việc quản lý tài chính cá nhân:

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về nguồn tài chính hiện có của mình

Khi bạn quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Để từ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập; hoặc phải giảm chi tiêu hay không; hay bạn cần thêm khoản đầu tư nào cho phù hợp,…Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình.

Quản lý tài chính đúng đắn sẽ giúp bạn đảm bảo tài chính ổn định

Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn phải có những khoản chi tiêu. Do vậy, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính; bạn phải chi tiêu hợp lí và tiết kiệm từ thu nhập. Và bạn nên biết cách quản lý tài chính của mình cho thật hiệu quả.

Có thể dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân

Khi bạn biết quản lý tài chính cá nhân của mình tốt; bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe; đầu tư tài chính,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.

Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi tình huống

Trong cuộc sống luôn luôn có những tình huống, sự việc xảy ra bất ngờ; mà bạn hoàn toàn không thể lường trước được như: bệnh tật, rủi ro công việc, cuộc sống,….Cho nên việc có một khoản tiền dự phòng là vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Khi đó, bạn sẽ có thể chủ động tài chính của mình để đối phó với những rủi ro đó. Việc lập kế hoạch và quản lý tài chính vô cùng quan trọng; mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.

Quản lý và hạn chế các khoản nợ

Nếu bạn có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn cần biết áp dụng cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả; để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.

Gia tăng tài sản của bạn

Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại; sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Bạn có thể đầu tư đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm của bản thân.

Quản lý tài chính cá nhân tốt giúp nâng cao mức sống

Khi bạn quản lý tài chính cá nhân đúng đắn bạn sẽ gia tăng được tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng cho mình. Từ đó bạn có thể an tâm hơn về cuộc sống; cũng như có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân; thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch,…nâng cao mức sống.

Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

 Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không phải là công việc đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, đơn giản nhất. Bước đầu tập quản lý tài chính có thể là sẽ khá khó khăn; vì bạn đang trong một lối sống khá tự do, tiêu tiền và không suy nghĩ nhiều. Chính vì thế mà bạn cần thực hiện việc quản lý tài chính mỗi ngày vì dần dần nó sẽ tạo thành một thói quen tốt và có ích cho bạn. 

Bên cạnh đó, việc xem xét và tính toán chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cân đối và quản lý chi tiêu lại sao cho phù hợp với những kế hoạch mà mình đã lập ra. Có như thế thì việc quản trị tài chính cá nhân hiệu quả và lâu dài. 

Dưới đây là các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Cách quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ

 Cách quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ
Cách quản lý tài chính cá nhân bằng 6 cái lọ

Cách đầu tiên đó là quản lý tài chính cá nhân của bạn bằng 6 cái lọ. Tùy thuộc vào thu nhập của bạn mà bạn chia số tiền ra mỗi lọ cho hợp lý.

  • Lọ 1 –Quỹ cho Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập)

Đây là số tiền chiếm phần trăm lớn nhất để bạn chi tiêu cho các hoạt động của cuộc sống hàng ngày; hay chi phí cho các hoạt động sinh hoạt đáp ứng những nhu cầu thiết yếu như: ăn uống, tiền nhà; hóa đơn điện nước, … Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này; bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp nhé.

  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)

Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà; mua xe, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên chi tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm; nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này

  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập)

Việc nâng cao tri thức giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ; kỹ năng, workshop,…để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân; nâng cao kiến thức năng lực; tạo dựng nhiều mối quan hệ để tăng cơ hội thăng tiến trong công việc hơn.

  • Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập)

Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính đó chính là để cuộc sống thêm hạnh phúc, vui vẻ. Vì vậy bạn không nên quá khắt khe tiết kiệm mà quên đi những nhu cầu giải trí; hưởng thụ cho bản thân. Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm; đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…

  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập)

Bạn có thể dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động; giúp bản thân thực hiện các dự định riêng để đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này; mà phải tái đầu tư và tiếp tục sinh lời từ nó. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.

  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập)

Cho đi cũng là một cách để bạn nhận lại nhiều giá trị hạnh phúc hơn. Bạn có thể dùng quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống; tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi bạn có thể giúp đỡ người khác.

Cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20

 Cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20
Cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20

Bạn có thể áp dụng phương pháp 50/30/20 để quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả. Cụ thể:

50% Chi tiêu thiết yếu. Gồm các chi phí bắt buộc bạn phải trả hàng tháng như tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…Đối với khoản chi cố định này, bạn có thể xác định số tiền dựa trên hóa đơn; lịch sử chi tiêu các tháng trước.

30% Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác…Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này. Vì đây không phải nhóm chi tiêu thiết yếu và bạn chỉ nên mua sắm khi thật sự cần thiết thôi nhé.

20% Tiền tích lũy: Đây là khoản tiền bắt buộc phải có để có thể giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lý; bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10-15% thu nhập trong 2 -3 tháng. Và có thể điều chỉnh tăng dần theo khả năng tài chính của bạn. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở linh hoạt và tăng số tiền tích lũy lên.

Quản lý tài chính cá nhân bằng cách sử dụng Kakeibo

 Quản lý tài chính cá nhân bằng cách sử dụng Kakeibo
Quản lý tài chính cá nhân bằng cách sử dụng Kakeibo

Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh được người Nhật áp dụng từ rất lâu. Thực chất đây chỉ là một cuốn sổ tay bình thường được dùng để ghi chép những thu chi cá nhân bình thường; nhưng nó lại có tác dụng khá đặc biệt trong việc quản lý tài chính và giúp bạn tiết kiệm hơn. 

Nguyên tắc sử dụng sổ Kakeibo chính là việc trả lời 4 câu hỏi: 

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Bạn đã tiêu bao nhiêu?
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

Ưu điểm khi sử dụng Kakeibo đó là bạn có thể nắm rõ các chi tiêu của mình. Và từ đó có thể điều chỉnh và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và chính xác hơn. Ngoài ra việc sử dụng Kakeibo cũng sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt đó là sự tỉ mỉ và cẩn thận vì cần có sự chính xác trong sự ghi chép để việc thống kê lại chi tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Việc biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc củng cố tài chính ở hiện tại, làm tiền đề vững chắc cho tương lai. Vậy nên, bạn nên tập ngay thói quen quản lý tài chính của mình ngay từ bây giờ đi nhé.

Hy vọng với những cách quản lý tài chính cá nhân trên đây có thể giúp các bạn có thêm kiến thức để quản lý chi tiêu một cách hợp lý hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Trả lời

Chuyển lên trên