LÝ THUYẾT DOW LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN

7 mn read

Trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán, lý thuyết Dow được áp dụng rất nhiều. Đây được xem như là một nền tảng để bắt đầu vững vàng hơn với các bước phân tích mà bạn sẽ dùng trong quá trình giao dịch của mình. Thế nhưng định nghĩa lý thuyết Dow vẫn còn mới đối với nhiều người. Đặc biệt là các nhà đầu tư vừa bước chân vào lĩnh vực này. Việc nắm rõ các kiến thức cũng như những nguyên lý liên quan đến lý thuyết Dow là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, hôm nay Thịnh Vượng Tài Chính sẽ gửi đến bạn các thông tin trong bài viết này; với hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình đầu tư của mình. Mời bạn cùng tham khảo ngay bây giờ nhé!

Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow? Cách áp dụng vào phân tích kỹ thuật chứng khoán

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một lý thuyết tài chính cho biết thị trường đang trong xu hướng đi lên nếu một trong các mức trung bình của nó tăng lên mức cao quan trọng trước đó và đi kèm hoặc theo sau bởi một mức tăng tương tự trong mức trung bình khác. Đây được xem là nền tảng, và viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó. Nó được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán, mà ngày nay người ta biết đến cái tên: “Chỉ số Dow Jone”; tập hợp 30 cổ phiếu lớn & hàng đầu nước Mỹ. Chỉ số Dow Jone có thể hiểu tương tự như chỉ số VN30, còn S&P500 thì giống như Vnindex.

Lý thuyết Dow

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là một cách tiếp cận giao dịch được phát triển bởi Charles H. Dow, người cùng với Edward Jones và Charles Bergstresser, thành lập Dow Jones & Company, Inc. Dow đã bổ sung lý thuyết này trong một loạt các các bài xã luận trên Wall Street Journal do ông đồng sáng lập. Charles Dow qua đời vào năm 1902, và do cái chết của ông, ông không bao giờ công bố lý thuyết hoàn chỉnh của mình trên thị trường, nhưng một số người theo dõi và cộng sự đã xuất bản các tác phẩm được mở rộng trên các bài xã luận. 

XEM NGAY: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Hơn 100 năm hình thành và phát triển, lý thuyết Dow đã trải qua những bước phát triển vượt bậc. Nó bao gồm cả những đóng góp của William Hamilton vào những năm 1920; Robert Rhea vào những năm 1930, và E. George Schaefer và Richard Russell vào những năm 1960. 

Lý thuyết Dow

Tìm hiểu về 6 nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow

Khi tìm hiểu về lý thuyết Dow, mọi nhà đầu tư dường như không thể bỏ qua 6 nguyên lý cơ bản của nó. 6 nguyên lý này cũng là 6 thành phần chính, quan trọng nhất trong quá trình vận dụng Dow vào quá trình phân tích kỹ thuật chứng khoán. 6 nguyên lý này bao gồm:

Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả

Lý thuyết Dow hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả, trong đó nói rằng giá tài sản kết hợp tất cả các thông tin có sẵn. Nói cách khác, cách tiếp cận này là phản đề của kinh tế học hành vi. Tức là mọi thứ đều phải thể hiện về giá, nó phản ánh đầy đủ thông tinh tất tần tật không loại trừ bất cứ yếu tố nào. Tiềm năng thu nhập, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý. Tất cả những yếu tố này và hơn thế nữa đều được định giá trên thị trường. Ngay cả khi không phải cá nhân nào cũng biết tất cả hoặc bất kỳ chi tiết nào trong số này. Điều duy nhất bị loại trừ là các thông tin không thể biết trước như động đất; sóng thần hay khủng bố…

Lý thuyết Dow

Nguyên lý 2: Có 3 loại xu hướng thị trường chính

Theo Dow, ba xu thế của thị trường gồm: xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Trong các xu hướng rộng lớn hơn này, họ trải qua các xu hướng thứ cấp, thường hoạt động ngược lại với xu hướng chính. Cuối cùng, có những xu hướng nhỏ kéo dài dưới ba tuần, mà phần lớn là nhiễu. 

  • Xu thế cấp một: Thường kéo dài hơn một năm hoặc vài năm. Xu thế này chia ra làm 2 nhóm xu thế tăng hoặc giảm và luôn kìm hãm sự phát triển của nhau.
  • Xu thế cấp hai: Đây chỉ là xu thế phụ và có chiều hướng ngược với xu thế cấp một. Xu thế cấp 2 thường kéo dài từ 3 tuần đến không quá 3 tháng.
  • Xu hướng nhỏ: Thời gian thể hiện của xu hướng này khá ngắn, thông thường không quá 3 tuần. 
Lý thuyết Dow

Nguyên lý 3: Xu hướng chính có 3 giai đoạn

Xu thế 1 là xu thế chính và quan trọng nhất. Chính vì vậy mà khi hình thành nên xu hướng này cũng cần nhiều thời gian và nó trải qua 3 giai đoạn. Đối với xu hướng tăng sẽ được hình thành bởi 3 giai đoạn tích lũy, bùng nổ và quá độ. Đối với xu hướng giảm sẽ hình thành bởi 3 giai đoạn phân phối; tuyệt vọng và sụp đổ đóng cửa.

Lý thuyết Dow

Nguyên lý 4: Các chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Để một xu hướng được thiết lập, các chỉ số Dow công nhận hoặc mức trung bình thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên một chỉ số phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu trên chỉ số kia. Dow đã sử dụng hai chỉ số mà ông và các đối tác của mình phát minh ra. 2 chỉ số đó là DJIA –  Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và DJTA – Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones. Cả 2 chỉ số được dùng để xác nhận thị trường có sự biến động đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc ngược lại. Đối với thị trường truyền thống chính là sự xác nhận của chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số trung bình đường sắt.

Lý thuyết Dow

Nguyên lý 5: Sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng

Theo nhận định trong lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch sẽ đi cùng tương quan với xu thế thị trường. Khối lượng sẽ tăng nếu giá đi theo hướng của xu hướng chính và giảm nếu giá đi ngược lại. Khối lượng thấp báo hiệu sự suy yếu trong xu hướng. Các nhà đầu tư cần dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xác xu hướng thị trường đang diễn ra. Khối lượng giá tăng lên sẽ kéo theo xu hướng tăng và nếu khối lượng giá giảm sẽ khiến xu hướng giảm.

Lý thuyết Dow

Nguyên lý 6: Xu hướng tồn tại đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều

Sự đảo chiều của các xu hướng chính có thể bị nhầm lẫn với các xu hướng thứ cấp. Rất khó để xác định liệu một đợt tăng giá trong thị trường giá xuống là một sự đảo chiều hay một đợt phục hồi ngắn hạn sau đó là các mức thấp hơn vẫn còn thấp hơn; và lý thuyết Dow ủng hộ sự thận trọng, nhấn mạnh rằng khả năng đảo chiều sẽ được xác nhận. Nội dung nguyên lý này đưa ra nhận định một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện sự đảo chiều. Do đó, nhà đầu tư cần tập cho mình sự kiên nhẫn; chờ đợi tương lai có tín hiệu đảo chiều mới có thể giao dịch.

Xem thêm PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Lý thuyết Dow

Cách áp dụng lý thuyết Dow vào phân tích kỹ thuật chứng khoán

Để áp dụng lý thuyết Dow vào phân tích kỹ thuật chứng khoán, chúng ta cần, xác định được xu thế cấp 1, cấp 2; entry sẽ là các vùng giá breakout, phá vùng kháng cự, hoặc thủng vùng hỗ trợ; để ra quyết định tương ứng với lệnh buy, sell. Trọng điểm của lý thuyết Dow, là đánh theo xu hướng chính, tức thuận xu hướng. Kết hợp bài kháng cự – hỗ trợ và lý thuyết Dow, chúng ta đã có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch có xác suất thắng cao. Điểm quan trọng cần xác định đâu là phá cản theo Dow; đâu là phá cản theo kháng cự hỗ trợ. Để xác định được Dow, cần xác định được các vùng cản là kháng cự – hỗ trợ, các chu kỳ tăng giảm. Dow chỉ theo một cấu trúc: 1-2-1.

Lý thuyết Dow

Trên đây chính là những gì bạn cần biết về lý thuyết Dow. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm rõ được các kiến thức quan trọng để áp dụng vào quá trình đầu tư chứng khoán của mình; đặc biệt là chiến lược phân tích kỹ thuật. Với những thông tin mang đến, Thịnh Vượng Tài Chính mong muốn sẽ là cầu nối hữu ích của khách hàng với các hoạt động đầu tư của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản