Có thể thấy, tín phiếu là công cụ nhằm ổn định các dòng tiền phát hành trong nước. Nếu bạn đang quan tâm các kiến thức như Tín phiếu là gì? Các loại tín phiếu hiện nay. Đầu tư tín phiếu và trái phiếu khác nhau ở những điểm nào?thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Đây là những kiến thức cơ bản nhà đầu tư nào cũng nên biết khi muốn đầu tư. Bắt đầu thôi nào.
Tín phiếu là gì?
Tín phiếu được hiểu trong tiếng Anh là Treasury Bills. Đây là một loại chứng nhận những khoản nợ do Chính phủ phát hành. Tín phiếu được sử dụng bằng các hoạt động cho vay theo quy định của nhà nước. Tương tự như trái phiếu, tín phiếu được hoàn trả cả gốc và lãi khi đến thời hạn thanh toán đáo hạn.
Tín phiếu thường có thời gian đáo hạn ngắn (dưới 1 năm).
Đọc thêm: TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ?
Các thuật ngữ liên quan đến tín phiếu
Liên quan đến tín phiếu, pháp luật đã quy định một số thuật ngữ liên quan để nhà đầu tư khi tìm hiểu dễ dàng hình dung. Bao gồm:
- Tín phiếu phát hành lần đầu: Tín phiếu mới, được phát hành lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
- Tín phiếu phát hành bổ sung: Tín phiếu được phát hành bổ sung cho một mã tín phiếu đang lưu hành. Và có cùng ngày đáo hạn với tín phiếu đang lưu hành.
- Ngày phát hành tín phiếu: Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu. Đối với tín phiếu phát hành lần đầu, ngày phát hành tín phiếu đồng thời là ngày tín phiếu bắt đầu có hiệu lực.
- Ngày tổ chức phát hành tín phiếu: Ngày tổ chức thầu tín phiếu.
- Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu: Ngày nhà đầu tư chuyển tiền mua tín phiếu cho chủ thể tổ chức phát hành.
- Ngày đăng ký cuối cùng của tín phiếu: Ngày Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) xác định danh sách chủ sở hữu tín phiếu để thanh toán tín phiếu.
Các loại tín phiếu hiện nay
Trên thị trường hiện nay tín phiếu được phân ra 2 loại. Đó là tín phiếu Kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Tín phiếu Kho bạc
Khái niệm
Tín phiếu kho bạc là loại chứng nhận nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc nhà nước phát hành. Để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Mục đích của việc phát hành các tín phiếu này là cho ta biết thế nào là thâm hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Và tạo thêm công cụ cho thị trường tài chính.
Tìm hiểu thêm: TRÁI PHIẾU KỲ HẠN 100 NĂM
Đặc điểm
- Tín phiếu Kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Đây là loại tín phiếu mà không trả lãi và được bán ở mức chiết khấu so với mệnh giá. Và được kho bạc chuộc lại với đầy đủ mệnh giá cho đến hạn. Cho nên, phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà đầu tư.
- Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường ngắn: 3 tháng, 6 tháng , 1 năm.
- Loại tín phiếu này được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ. Vì hầu như không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành; vì không thể có chuyện Chính phủ mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán, chính phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ. Nhưng mức lãi suất của nó thường thấp hơn các công cụ khác lưu thông trên thị trường tiền tệ.
- Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài chính khác.
- Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính lỏng cao nhất trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất.
- Tín phiếu kho bạc thường được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở.
Tín phiếu Ngân hàng nhà nước
Khái niệm
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là loại công cụ nợ do Ngân hàng nhà nước phát hành với mục đích là phục vụ cho việc hút tiền về nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tín phiếu do Ngân hàng Nhà Nước phát hành cho các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ nước ta. Tổ chức đó có hoạt động, tính pháp lý rõ ràng, có tài khoản thành toán bằng đồng tiền Việt tại Ngân hàng Nhà Nước. Tín phiếu được ngân hàng phụ trách phát hành, hạch toán, thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Đặc điểm
- Kỳ hạn tín phiếu Ngân hàng nhà nước: Về bản chất thì tín phiếu chính là công cụ mà Ngân hàng sử dụng để điều tiết nguồn tiền cung cấp ra thị trường với cơ chế tương tự như trái phiếu. Có điều kỳ hạn của tín phiếu ngắn hơn. Kỳ hạn của tín phiếu ngân hàng không vượt quá 364 ngày. Mệnh giá tiền của tín phiếu bao giờ cũng là 100.000đ hay bội số của 100.000đ.
- NH Nhà nước phát hành tín phiếu dưới hình thức ghi sổ. Tín phiếu chính là chứng chỉ ghi sổ nợ ngắn hạn được phát hành theo luật định để vay tiền. Và chủ nợ là chủ sở hữu tín phiếu; được hưởng lợi tức ổn định từ cá nhân và tổ chức vay. Đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng theo yêu cầu.
- Khi đến hạn thì bên vay nợ phải thanh toán cho chủ tín phiếu bằng với mệnh giá vào ngày đến hạn. Nếu đến hạn thanh toán mà rơi vào ngày chủ nhật, nghỉ lễ thì việc thanh toán tín phiếu của NH sẽ được thực hiện vào ngày tiếp theo sau đó.
- Lãi suất cho vay tín phiếu sẽ do NH Nhà nước trực tiếp quyết định. Và nó phải phù hợp với mệnh giá tiền chung ở thời điểm đó. Khi phát hành tín phiếu thì ngân hàng sẽ có mục tiêu rõ ràng. Và điều chỉnh hạn mức phù hợp với mục tiêu về việc điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Việc vay mượn tín phiếu phải có thỏa thuận rõ ràng và điều khoản ràng buộc. Nội dung có nêu về lãi suất, thời hạn vay, thời điểm trả nợ. Hiện nay tín phiếu có thể do chính phủ, NH Nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành ra thị trường. Mục đích là để huy động vốn trong thời gian ngắn dưới 1 năm.
- Các đối tượng có tín phiếu NH Nhà nước thì khó có thể sử dụng để mua bán, cầm cố, trao đổi trên thị trường mở. Thường họ sẽ giữ lại cho tới khi đáo hạn thời gian tiếp theo để hưởng lãi suất nhất định.
- Tín phiếu sẽ được mua, bán, chuyển nhượng, cầm cố giữa các NH thương mại, chi nhánh NH; NH hợp tác xã hội, công ty tài chính. Bảo hiểm tiền gửi được phép mua tín phiếu NH Nhà nước từ các đơn vị nêu trên.
Phương thức phát hành tín phiếu là gì?
Trên thị trường tài chính của nước ta hiện nay có hai phương thức chính được sử dụng để phát hành tín phiếu.
Phương thức đấu thầu
Với phương thức đấu thầu thì có thể hiểu đơn giản; đó chính là việc ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc phát hành tín phiếu thông qua phương thức này. Dưới những nội dung đã được quy định bởi pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở một cách đúng quy cách. Và tất nhiên những đối tượng mua được tín phiếu nhận tín phiếu qua nghiệp vụ ghi sổ.
Phương thức bắt buộc
Với phương thức bắt buộc thì thực tế các ngân hàng sẽ tiến hành phát hành tín phiếu bắt buộc; dựa vào chính tình hình thực tế đang diễn ra của thị trường trong những thời điểm nhất định tương đương. Thế nhưng các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch mua tín phiếu cũng sẽ tuân theo đúng với nội dung của Quyết định được ban hành bởi Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước.
Tín phiếu được phát hành theo phương thức bắt buộc thực tế một phần là vì thông tư bổ sung quy định về việc xử lý vi phạm khi phát hành tín phiếu sai quy định. Cho nên đối với trường hợp tổ chức tín dụng thanh toán không đủ hoặc không mua; thì lúc này ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động trích nợ thanh toán của các đối tượng tổ chức tài chính đó. Ngân hàng sẽ thông báo khi thu nợ đủ số tiền thiếu trong 05 ngày làm việc; kể từ khi phát hành tín phiếu cho tổ chức tín dụng.
Ngược lại, nếu đến hạn trích xong nợ mà vẫn không hoàn thành được việc thu hồi; thì tổ chức tín dụng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo đúng với quy định.
Quy định của pháp luật về tín phiếu (Thông tư số 01/2021/TT-NHNN)
Đối tượng phát hành tín phiếu
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập; hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
+ Ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng hợp tác xã.
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Đối tượng mua tín phiếu
– Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài; trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
– Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
– Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hình thức phát hành tín phiếu
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ; bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán; các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Xem thêm: GIÁ CỔ PHIẾU MÀU TÍM LÀ GÌ?
Mệnh giá của tín phiếu
– Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam; hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
– Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn; hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của tín phiếu
– Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu; chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu; chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này; khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung); và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu; chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu; tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên tổ chức phát hành
+ Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
+ Ký hiệu, số seri phát hành
+ Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định
+ Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán
+ Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi
+ Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực; địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp); địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức)
+ Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức
+ Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu; chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Quy trình phát hành và thanh toán giấy tờ có giá
Quy trình phát hành và thanh toán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định phù hợp với đặc điểm; mô hình quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo việc phát hành và thanh toán giấy tờ có giá được chính xác và an toàn. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông tin đầy đủ cho người mua giấy tờ có giá về quy trình phát hành; và thanh toán giấy tờ có giá.
Tham khảo: TRANG CHỨNG KHOÁN UY TÍN
Thanh toán giấy tờ có giá
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thanh toán tiền gốc; lãi giấy tờ có giá đầy đủ và đúng hạn cho người mua giấy tờ có giá.
– Phương thức thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan; được công bố cho người mua giấy tờ có giá trước khi phát hành giấy tờ có giá.
– Việc thanh toán trước hạn giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định trên cơ sở đề nghị của người mua giấy tờ có giá; bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lãi suất áp dụng trong trường hợp thanh toán trước hạn giấy tờ có giá phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Sự khác nhau giữa tín phiếu và trái phiếu
Tín phiếu và trái phiếu là hai hình thức đầu tư khác nhau. Và chúng đôi khi bị mọi người nhầm lẫn. Tuy trái phiếu và tín phiếu đều là giấy chứng nhận nợ nhưng giữa chúng có sự khác biệt. Điểm khác nhau giữa tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ đó là:
– Đối tượng phát hành: Tín phiếu là giấy tờ có giá do Chính phủ, ngân hàng nhà nước phát hành. Còn trái phiếu có thể do doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền (công trái hay trái phiếu chính phủ) phát hành.
– Thời gian đáo hạn: Tín phiếu có thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Trái phiếu có thể đáo hạn dài hơn là trong 1 – 5 năm và dài hơn nữa.
– Lãi suất: Tín phiếu có lãi suất thấp. Trái phiếu có lãi suất cao hơn; trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cố định lên đến 12%/năm.
– Rủi ro: Tín phiếu có rủi ro bằng 0. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ có rủi ro bị mất tiền. Nhưng trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ thì an toàn.
– Đối tượng sở hữu: Tín phiếu kho bạc thường được nắm giữ chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại; hay 1 ít hộ gia đình và các công ty tài chính trung gian. Còn trái phiếu chính phủ được nắm giữ bởi các tổ chức, doanh nghiệp hay bất cứ cá nhân nào…
Đọc thêm: TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP IBOND LÀ GÌ?
Mục đích sử dụng tín phiếu là gì?
Ngân hàng Nhà Nước phát hành tín phiếu để thu tiền về, giảm đi số tiền lưu thông trên thị trường. Và như nói ở trên, mục đích sử dụng trái phiếu là nhằm thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ, điều tiết đồng tiền luân chuyển. Chống tình trạng lạm phát quá xảy ra khiến đồng tiền Việt Nam bị mất giá.
Ngược lại Ngân hàng Nhà Nước sẽ mua vào tín phiếu để làm tăng số lượng cung cấp tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ. Qua đó kích thích tình hình phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, tổ chức. Trường hợp này được áp dụng khi nguy cơ lạm phát đã giảm đáng kể hoặc không còn đe dọa.
Trên đây là bài viết về Tín phiếu là gì? và những kiến thức liên quan đến tín phiếu. Hy vọng đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bài viết tham khảo: