MÃ CỔ PHIẾU MÀU TRẮNG

7 mn read

Với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; chắc hẳn ai cũng quen với những bảng giá nhiều màu sắc gắn với những biểu hiện khác nhau của thị trường. Có lẽ mỗi lần nhìn bảng điện với các màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng tại các công ty chứng khoán; các nhà đầu tư biết rằng thị trường đang tăng hay giảm. Từ đó, đưa ra các lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán cho phù hợp.

Hãy cùng đọc bài viết Mã cổ phiếu màu trắng là gì ? Hướng dẫn cách đọc Bảng giá chứng khoán dưới đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng màu trên bảng điện chứng khoán nhé!

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì?

Chứng khoán trong tiếng anh là Securities. Đây là một bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. 

Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu; chứng chỉ quỹ và các hình thức khác.

Đọc thêm: CÁC MÃ CHỨNG KHOÁN, CỔ PHIẾU TỐT NHẤT HIỆN NAY

Chứng khoán là một tài sản tài chính có thể giao dịch. Thuật ngữ này thường đề cập đến bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào, nhưng định nghĩa pháp lý của nó khác nhau tùy theo thẩm quyền. Ở một số quốc gia và ngôn ngữ, thuật ngữ “chứng khoán” thường được sử dụng theo cách nói hàng ngày để chỉ bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào; dù chế độ pháp lý và quy định cơ bản có thể không có định nghĩa rộng như vậy.

Trong một số quyền hạn, thuật ngữ này đặc biệt loại trừ các công cụ tài chính ngoài cổ phiếu và công cụ thu nhập cố định. Ở một số khu vực pháp lý, nó bao gồm một số công cụ gần với cổ phiếu và thu nhập cố định.

Mã cổ phiếu màu trắng là gì ?

 Mã cổ phiếu màu trắng là gì?
Mã cổ phiếu màu trắng là gì?

Mã cổ phiếu màu trắng là mã cổ phiếu chưa khớp lệnh với lô nào. Cổ phiếu trắng bên bán và trắng bên mua. Nhưng cũng có thông tin về mã khớp lệnh màu trắng là khi giá khớp lệnh bằng với giá tham chiếu trong giao diện hiện đại.

Xem thêm: MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH DU LỊCH

Hướng dẫn cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới 2022

Hướng dẫn cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới 2022
Hướng dẫn cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới 2022

Để có những giao dịch thành công trên thị trường chứng khoán, bạn cần phải biết cách đọc mã chứng khoán. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán Việt Nam trước cho nhà đầu tư mới. Theo dõi nhé.

Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá

Khi mở bất kỳ một trang web của sàn chứng khoán hay công ty nào; ở góc trên bên trái sẽ có mục bảng giá. Bạn nhấp chuột vào đó thì nó thành màu vàng và hiển thị ra các cột thông số. Ý nghĩa cụ thể của các cột thông tin như sau:

Cột Mã CK

Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá
Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá

Cột Mã CK chính là cột danh sách các mã chứng khoán giao dịch trên sàn bạn đang xem. Tên các mã sẽ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C,…

Khi niêm yết chứng khoán thì các công ty đều có mã CK riêng do Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp. Thường mã CK là tên viết tắt của công ty cổ phần đó; mặc dù điều này không bắt buộc.

Để tìm mã chứng khoán trong bảng, bạn chỉ cần nhập mã chứng khoán của công ty cần tìm vào ô nhập mã CK. Nó nằm ngay phía trên cột này luôn.

Tham khảo: BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN LIGHTNING LÀ GÌ?

Cột TC

Đây là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất ( trừ một số trường hợp đặc biệt). Từ mức giá tham chiếu có thể suy ra giá trần và giá sàn.

Cột Trần, Sàn

Các cột trần, sàn là những mức giá cao nhất, thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày. Ở mỗi sàn giao dịch, mức trần, sàn của cổ phiếu có thể suy ra từ giá tham chiếu:

  • Hose: biên độ dao động tối đa 7% mỗi phiên so với tham chiếu
  • HNX: biên độ dao động tối đa 10% mỗi phiên so với tham chiếu
  • Upcom: biên độ dao động tối đa 15% mỗi phiên so với tham chiếu

Có 1 lưu ý cần quan tâm đó là tại sàn Upcom, giá tham chiếu được tính bằng trung bình cộng các mức giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày trước đó.

Cột Tổng KL

Cột Tổng KL thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Tổng KL tức là tổng khối lượng cổ phiếu đã giao dịch trong ngày. Ở cột Tổng KL thì các chỉ số có màu trắng.

Ở bảng mã chứng khoán của HSX (Hose) còn có cột ĐCGN (giá đóng cửa gần nhất). Nó là giá trung bình cộng giữa giá sàn và giá trần; cũng là giá tham chiếu, hay giá vàng.

Cột Bên mua, Bên bán (hoặc Dư mua, Dư bán)

Tại những vị trí này là:

Bên muaBên bán
3 mức giá đặt mua tốt nhất (cao nhất) và các khối lượng mua tương ứng).3 mức giá chào bán tốt nhất (thấp nhất) và các khối lượng chào bán tương ứng.
Khi có lệnh ATO hoặc ATC; chúng sẽ hiển thị ở cột giá 1 và KL1 của bên mua và bên bán.
Cột Bên mua, Bên bán (hoặc Dư mua, Dư bán)
  • Dư mua là khối lượng đang sẵn sàng để mua nhưng chưa có ai bán. Chúng tương ứng với từng mức giá 1, giá 2, giá 3.
  • Dư bán là khối lượng đang sẵn sàng để bán nhưng chưa có ai mua với giá tương ứng. Tức là nhà đầu tư đang chờ bán những cổ phiếu này.

Tham khảo: DƯ MUA NHIỀU HƠN DƯ BÁN TRONG CHỨNG KHOÁN

Tại phiên khớp lệnh liên tục thì chúng đều là khối lượng chờ khớp lệnh. Kết thúc ngày dịch thì chúng là cổ phiếu không được thực hiện trong ngày.

Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá
Giải thích ý nghĩa các cột thông tin trong bảng giá

Cột Khớp lệnh

Trong cột khớp lệnh bao gồm 3 ý:

  • Giá khớp: Mức giá được chấp nhận mua bán giữa bên mua và bên rao bán.
  • KLTH: Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay khối lượng khớp từ giá thỏa thuận.
  • Dấu +, – (cộng, trừ): Biểu thị mức tăng, giảm giá cổ phiếu so với giá tham chiếu.

Cột ĐTNN

ĐTNN là viết tắt của đầu tư nước ngoài, trong cột này có:

  • Khối lượng nước ngoài mua: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua trong ngày giao dịch.
  • Khối lượng nước ngoài bán: Là khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán trong ngày giao dịch.
  • Room CL: Khối lượng tối đa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.

Ngoài ra, Mua ròng có nghĩa là khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn khối lượng bán ra. Còn Bán ròng có nghĩa là ngược lại.

Cách đọc màu sắc trong chứng khoán

Cách đọc màu sắc trong chứng khoán
Cách đọc màu sắc trong chứng khoán

Trong bảng chứng khoán có rất nhiều màu. Các màu sắc mang ý nghĩa khác nhau trong chỉ số chứng khoán. Cách đọc và ý nghĩa của từng màu sắc trong chứng khoán như sau:

  • Mã chứng khoán màu xanh lá: đang tăng giá
  • Mã chứng khoán màu đỏ: đang giảm giá
  • Mã chứng khoán màu vàng: giá đứng nguyên
  • Mã chứng khoán màu trắng: mã này chưa khớp lệnh với lô nào
  • Chỉ số màu xanh lam: chạm mốc giá sàn, giá thấp nhất phiên giao dịch
  • Chỉ số màu tím: chạm mốc giá trần, giá cao nhất phiên giao dịch

Tìm hiểu thêm: MÃ CỔ PHIẾU TECHCOMBANK

Cách đọc chỉ số chứng khoán

VNIndex là gì: Chỉ số VNIndex là toàn bộ điểm số của thị trường chứng khoán Việt Nam.

VN30 là gì: VN30 là chỉ số của 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

VNXALL là gì: VNXALL là chỉ số giá tổng hợp các cổ phiếu quan trọng nhất trên sàn chứng khoán Hà Nội; và sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

HOSE là gì: Là toàn bộ mã nằm thuộc sàn Hồ Chí Minh.

HNX30 là gì: HNX30 là toàn bộ chỉ số của 30 công ty có vốn hóa lớn nhất sàn Hà Nội.

HNX là gì: HNX là sàn Hà Nội cho phép các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX Hà Nội.

UPCOM là gì: Sàn UPCOM thuộc quản lý của sở giao dịch tại Hà Nội.

Cách đọc chỉ số chứng khoán
Cách đọc chỉ số chứng khoán

Đọc đơn bị giá, khối lượng

Thông tin về đơn vị giá trong bảng chứng khoán:

  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW: giá = giá khớp x 1.000.
  • Mã chứng khoán phái sinh: điểm hợp đồng = giá khớp x 1.

Thông tin về đơn vị khối lượng trong bảng chứng khoán:

  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW sàn Hose: x10.
  • Mã chứng khoán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF, CW sàn HNX và Upcom: x 1.

Trên đây là những kiến thức về Mã cổ phiếu màu trắng là gì ? Hướng dẫn cách đọc Bảng giá chứng khoán cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng màu trên bảng điện chứng khoán. Màu sắc trong chứng khoán đem đến những ý nghĩa quan trọng trong giao dịch; và giúp việc đầu tư của các nhà đầu tư hiệu quả và thuận tiện hơn. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích qua bài viết này. Chúc các nhà đầu tư luôn có những giao dịch hiệu quả và thành công. 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản