Tài chính là một trong những vấn đề không thể bỏ qua trên thị trường chứng khoán. Bởi nó liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như người chơi. Để biểu thị rõ về mức tài chính của mỗi doanh nghiệp thì sẽ xuất hiện các chỉ số. Vậy chỉ số tài chính là gì? Những chỉ số ấy có ý nghĩa gì? Nếu bạn đang muốn biết điều này, mời bạn đến ngay với bài viết sau đây; Thịnh Vượng Tài Chính sẽ mang đến cho bạn những kiến thức vô cùng thú vị. Qua đây bạn sẽ biết rõ hơn chỉ số tài chính; từ đó hiểu và biết cách sử dụng chúng.
Bạn không thể bỏ qua: TỰ CHỌN TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN SỐ ĐẸP
Một số điều cần biết về chỉ số tài chính là gì?
Trong những năm qua; hầu như các nhà đầu tư và nhà phân tích đều đã phát triển nhiều công cụ; khái niệm và kỹ thuật phân tích để so sánh các điểm mạnh và điểm yếu tương đối của các công ty. Trong đó không thể thiếu các chỉ số tài chính. Như chúng ta cũng đã biết; chỉ số tài chính là một phần không thể thiếu trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng; để chủ doanh nghiệp đánh giá quá trình phát triển trong kinh doanh của mình. Vậy nên bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng điểm đặc biệt của nó, các bạn nhé!
Chỉ số tài chính là gì?
Chỉ số tài chính được cho là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của một công ty; được sử dụng cho mục đích so sánh. Chỉ số tài chính là các tỉ lệ được tính bằng cách chia một số liệu tài chính; kinh doanh này cho một số liệu khác.
Tham khảo ngay CÁCH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Vì sao xuất hiện chỉ số tài chính?
Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số. Từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Sự xuất hiện của các chỉ số tài chính sẽ là một công cụ để nhà đầu tư đánh giá tài chính doanh nghiệp.
Ra đời và tồn tại; các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay. Hầu như bất kỳ số liệu thống kê tài chính nào cũng có thể được so sánh bằng chỉ số. Chính vì lẽ đó mà các chỉ số tài chính đã xuất hiện.
Ví dụ về chỉ số tài chính là gì?
Ba ví dụ điển hình thường được nhắc đến khi nói về chỉ số tài chính là hệ số lợi nhuận trên đầu tư/lợi tức đầu tư (ROI); hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), và nợ trên vốn chủ sở hữu (debt to equity). Các chỉ số này là kết quả của việc chia số dư tài khoản (account balance) hoặc số đo tài chính cho một yếu tố khác. Hoặc một ví dụ khác như việc một nhà bán lẻ tính các chỉ số trước; sau mùa Giáng sinh sẽ nhận được kết quả rất khác nhau. Không những thế, tổng doanh thu chia cho số lượng nhân viên ra kết quả; đó cũng được xem là một trong những chỉ số tài chính.
Tham khảo thêm CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đặc điểm của chỉ số tài chính là gì?
- Chỉ số tài chính cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp thông tin chi tiết về những vấn đề doanh nghiệp của họ đang gặp phải; từ đó giúp họ đưa ra những nhận xét và quyết định tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.
- Chỉ số tài chính biến động theo thời gian. Chúng chỉ có thể phản ánh tình trạng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Do đó; các chủ doanh nghiệp muốn sử dụng các chỉ số tài chính mang lại hiệu quả cao nhất cần phải tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên.
Phân loại chỉ số tài chính và ý nghĩa của từng loại chỉ số
Dựa vào các đặc điểm của chỉ số tài chính mà người ta thường chia nó thành 4 loại cơ bản nhất. Đó chính là: Chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt động; chỉ số rủi ro và chỉ số tăng trưởng tiềm năng. Sau đây Thịnh Vượng Tài Chính sẽ phân tích để bạn hiểu về từng loại chỉ số và ý nghĩa của chúng.
Tham khảo thêm NHỮNG CÁCH HỌC CÁCH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ NHẤT
Chỉ số thanh toán
Chỉ số thanh toán còn được gọi là chỉ số thanh khoản. Nó thể hiện khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính hiện tại của công ty. Hay chúng ta có thể nói rằng; nhóm chỉ số này liên quan đến sự sẵn có về tiền mặt và các tài sản khác để trang trải các khoản phải trả; nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác của công ty/ doanh nghiệp. Chỉ số này có nhiều loại nhỏ; trong đó có 3 chỉ số thanh toán hiện hành; chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán tiền mặt thường hay được áp dụng. Mỗi chỉ số sẽ có công thức tính riêng cũng như ý nghĩa có sự khác nhau.
Công thức
- Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
- Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
- Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền)/(Nợ ngắn hạn)
Ý nghĩa
- Chỉ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn của một công ty. Khoản này được chi trả với việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt; hàng tồn kho hay các khoản phải thu. Chỉ số cao thể hiện khả năng chi trả của công ty đó đáp ứng được và ngược lại.
- Chỉ số thanh toán nhanh là chỉ số cung cấp thông tin rõ ràng; chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ hiện tại của công ty. Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Và khi đó việc này phải được xem xét cẩn thận. So với chỉ số hiện hành thì chỉ số thanh toán nhanh có sự chính xác hơn nhiều.
- Tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu.
Chỉ số hoạt động
Chỉ số hoạt động biểu hiện các tỷ suất lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp; lợi nhuận đầu tư của khách hàng. Ngoài ra chỉ số sẽ cho biết được hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp cùng với đó là công thức tính dễ dàng đến mọi người.
Có thể bạn quan tâm: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Công thức
Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa
Trong nhiều trường hợp; các chỉ số thanh toán không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động.
Chỉ số rủi ro
Rủi ro là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực hay kênh đầu tư nào; và trong doanh nghiệp cũng vậy. Chính vì vậy mà không thể bỏ qua các chỉ số rủi ro.
Công thức
Nợ= Tổn vốn/ Tổng nợ
Ý nghĩa
- Là chỉ số tài chính nói lên những rủi ro trong kinh doanh bao gồm các biến động về doanh thu.
- Chỉ số cho chúng ta thấy được số lợi nhuận tăng lên từ sự thay đổi của đồng tiền trong doanh thu.
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng
Tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp được xem là mối chốt để các nhà đầu tư bỏ tiền vào. Một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn của rất nhiều người. Nhắc đến đây chúng ta không thể bỏ qua doanh nghiệp Techcombank; một tiềm năng phát triển lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Công thức
G = RR x ROE
Trong đó:
RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)
Ý nghĩa
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng nhằm đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Qua bài viết trên chắc hẳn mọi người cũng nhận thấy được tầm quan trọng của các chỉ số tài chính là gì. Các chỉ số này là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chúng mang đến cho khách hàng những cái nhìn chính xác hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng đó là tiềm năng phát triển của nơi mà bạn muốn góp vốn đầu tư. Vậy nên đừng dự đoán một cách mơ hồ; hãy sử dụng công thức của các chỉ số này để nhìn nhận mọi việc theo đúng với nó bạn nhé! Đây sẽ là một trợ thủ đắc lực cho hành trình đầu tư của bạn; chắc chắn giúp bạn nhận được nhiều điều bổ ích.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN