MÔ HÌNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

10 mn read

Mô hình giá là một kiến thức quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nó giúp trader có cái nhìn tổng quan, bao quát thị trường, góp phần dự báo xu hướng thị trường. Từ đó nhà đầu tư có thể chủ động và có kế hoạch giao dịch, nâng cao xác suất thành công và lợi nhuận. Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn cần phải tìm hiểu về các mô hình giá phổ biến, hay xuất hiện và đem đến tín hiệu dự báo cao để nghiên cứu thật kỹ. Bài viết này của Thịnh Vượng Tài chính sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan, dễ hiểu nhất về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.

Đọc thêm: PHẦN MỀM PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Mô hình giá trong phân tích kỹ thuật là gì?

Mô hình giá trong phân tích kỹ thuật là gì?
Mô hình giá trong phân tích kỹ thuật là gì?

Định nghĩa mô hình giá (Price Pattern) chính là một biểu đồ của giá có những hình dạng nhất định. Được xác định bởi một loạt các đường xu hướng (trendline) và đường cong. Chúng thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và các trader sẽ căn cứ vào đây để dự đoán biến động giá trong tương lai khi chúng có dấu hiệu lặp lại.

Giao dịch với những mô hình giá là phương pháp giao dịch khá phổ biến hiện nay. Và có lẽ khi tìm hiểu và bắt đầu tham gia giao dịch các bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những cái tên như: “cốc tay cầm”, “vai đầu vai”, “mô hình đỉnh kép”, “mô hình hai đáy”… có đúng không? Đó chính là tên gọi của một số mô hình giá trong phân tích kỹ thuật đấy ạ.

Mô hình giá chính là đại diện trực quan về tâm lý của thị trường, giúp cho nhà đầu tư biết được phe mua hay phe bán đang thắng thế. Từ đó có những quyết định giao dịch phù hợp.

Các loại mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Các loại mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Các loại mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật được chia làm ba loại chính. Đó là:

mô hình giá đảo chiều, mô hình giá tiếp diễn và mô hình giá lưỡng tính (không rõ xu hướng).  

Mô hình giá đảo chiều báo hiệu sự thay đổi xu hướng giá tài sản (ví dụ từ xu hướng tăng qua xu hướng giảm). Mô hình giá tiếp diễn báo hiệu sự tiếp tục xu hướng hiện hữu. Và giá có thể đi theo cả hai kịch bản tăng hoặc giảm trong mô hình giá lưỡng tính. 

Tham khảo: CÁC MÔ HÌNH TRONG CHỨNG KHOÁN

Một số mô hình giá đảo chiều bao gồm: 

  • Mô hình hai đỉnh 
  • Mô hình hay đáy 
  • Mô hình đầu vai 

Một số mô hình giá tiếp diễn bao gồm:  

  • Mô hình cờ/ cờ lệnh 
  • Mô hình nêm 
  • Mô hình tam giác 
  • Mô hình cốc và tay cầm 

Một số mô hình giá lưỡng tính bao gồm:  

  • Mô hình tam giác tăng
  • Mô hình tam giác giảm
  • Mô hình tam giác cân

Tìm hiểu về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Các mô hình giá đảo chiều

Các mô hình giá đảo chiều
Các mô hình giá đảo chiều

Việc đảo chiều thị trường không phải ngay lập tức mà sẽ qua một khoảng thời gian giằng co về tâm lý giữa phe mua và phe bán. Các giai đoạn chuyển tiếp đó sẽ được thể hiện dưới nhiều dấu hiệu, hình thức khác nhau. Và các mô hình đảo chiều chính là những hình ảnh trên đồ thị được mô hình hóa để báo hiệu sự đảo chiều của thị trường.

Hiểu đơn giản, mô hình giá đảo chiều chính là mô hình báo hiệu sự thay đổi trong xu hướng đang diễn ra. 

Mô hình hai đỉnh (Double Tops) 

Mô hình hai đỉnh (Double Tops) 
Mô hình hai đỉnh (Double Tops) 

Mô hình Double Tops là mô hình xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh. Khi mức giá đạt đỉnh; tỷ giá sẽ có xu hướng đảo chiều trong ngắn hạn. Ở vùng tỷ giá kết thúc đảo chiều trong ngắn hạn sẽ tạo thành Đáy trung tâm. Từ đáy trung tâm, tỷ giá tiếp tục đảo chiều quay trở về xu hướng tăng trước đó và tạo thành đỉnh thứ hai của Mô hình Double Top.

Tâm lý thị trường đằng sau mô hình Double Top là sự thất bại trong xu hướng tăng của giá để tạo ra một đỉnh mới cao hơn nhiều lần so với đỉnh cũ. Đây chính là dấu hiệu sớm cho biết tín hiệu thị trường đảo chiều. Và dự báo sớm cho một xu hướng giảm giá mạnh sắp tới.

Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)

Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)
Mô hình 2 đáy (Double Bottoms)

Mô hình 2 đáy được hình thành khi xu hướng giảm tạo ra một đáy mới. Sau đó chúng bắt đầu di chuyển lên trên hình thành 1 mức kháng cự mới còn được gọi là đường viền cổ hay đường neckline. Tiếp theo,  giá sẽ di chuyển xuống dưới, tạo thành đáy thứ hai xấp xỉ với đáy thứ nhất. Sau đó giá lại đi lên, phá vỡ đường viền cổ. Mô hình Double Bottoms được hoàn thiện, có hình dạng giống như chữ “W” trong bảng chữ cái; phần giữa của kí tự “W” được gọi là đỉnh giữa.

Đáy đầu tiên của mô hình 2 đáy này chỉ là một sự tiếp tục cho xu hướng giảm trước đó. Và đỉnh giữa của mô hình Double Bottoms chính là một sự hồi giá nhẹ. Nhưng sau đó, từ đỉnh giá giảm xuống và tạo nên một đáy mới. Các nhà giao dịch dần đẩy giá xuống thấp hơn; tuy nhiên khi giá không vượt qua được đáy trước thì họ bắt đầu lo lắng. Và khi đỉnh giữa bị phá vỡ, sẽ không thể tạo thêm được một đáy thấp hơn (tín hiệu của xu hướng tăng) thì các nhà đầu tư dự đoán xu hướng giảm sẽ không còn. Thay vào đó là một xu hướng đảo chiều đi lên. Ở đây, các nhà giao dịch sẽ mua vào và lúc này giá sẽ tăng cao hơn nữa.

Tìm hiểu thêm: MÔ HÌNH HAI ĐÁY

Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)

Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)
Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)

Mô hình đầu vai là kiểu mô hình có một đỉnh cao nhất (đầu) và hai đỉnh thấp hơn ở hai bên (hai vai). 

Nhà giao dịch sẽ quan sát vào đầu và vai trong mô hình để dự đoán đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Khi xu hướng tăng, mức giá sẽ lập đỉnh (vai trái). Sau đó giảm và lập đỉnh cao hơn (đầu); tiếp tục sau đó lại giảm và lập đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi mức giá phá vỡ đường viền cổ (đường neckline), lúc này mô hình hoàn thiện.  

Thường thì nhà đầu tư sẽ lập lệnh bán khi giá phá vỡ đường neckline, hoặc chờ đợi thêm. Có một chú ý rằng không phải lúc nào các vai cũng bằng nhau, hay đường neckline luôn phải là đường thẳng nhé.

Đọc thêm: MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI

Các mô hình giá tiếp diễn

Mô hình đáy tròn (Rounding Bottom)

Mô hình đáy tròn có thể báo hiệu cho sự tiếp diễn về giá. Hoặc đây chính là một tín hiệu đảo chiều giá, và lúc này biểu đồ tạo hình dạng chữ U. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ giao dịch mua khi mức giá ở giữa đáy, và bán ra một khi mức giá vượt ngưỡng kháng cự. 

Mô hình cốc và tay cầm (Cup & Handle)

Mô hình cốc và tay cầm (Cup & Handle)
Mô hình cốc và tay cầm (Cup & Handle)

Mô hình cốc và tay cầm là mô hình xác định xu hướng tăng giá tiếp diễn. Phần cốc có hình chữ U,  nó cũng tương tự như mô hình đáy tròn và phần tay cầm có hình nêm. Sau khi hình thành phần đáy, mức giá sẽ giảm tạm thời (nằm trong 2 đường thẳng song song trên biểu đồ) để tạo phần tay cầm. Sau cùng, mức giá sẽ đảo chiều và tiếp tục xu hướng tăng giá.  

Như mô hình đáy tròn, các nhà đầu tư thường tham gia giao dịch mua vào lúc giá ở giữa đáy cốc. Khi mức giá hình thành xong tay cầm, các traders có thể lập lệnh mua hoặc bán tùy vào vị thế mà họ muốn tham gia.

Mô hình nêm (Wedges) 

Mô hình nêm (Wedges) 
Mô hình nêm (Wedges) 

Mô hình nêm cũng là một mô hình báo hiệu tiếp diễn xu hướng hay đôi khi đảo chiều. Mô hình nêm hình thành khi giao động giá thu hẹp dần, tạo điểm hội tụ.  Có hai loại bao gồm mô hình nêm tăng và nêm giảm. Loại mô hình này có thể xuất hiện ở hai xu hướng giá tăng và giảm. Nhưng khi xuất hiện mô hình này, giá sẽ phá vỡ hướng ngược với mô hình nêm.  

Ví dụ, nếu mô hình nêm giảm, giá sẽ phá vỡ mô hình nêm giảm theo chiều tăng và ngược lại. 

Mô hình cờ – Mô hình cờ hiệu (Flag – Pennants)

Mô hình cờ xuất hiện khi giá trị tài sản chuyển động đi lên; và tiến đến hợp nhất. Thường thì ở giai đoạn đầu của xu hướng sẽ biến động mạnh, sau đó sẽ là một chuỗi biến động lên xuống với cường độ nhỏ dần. 

Các nhà đầu tư thường kết hợp mô hình cờ cùng các chỉ báo kỹ thuật, ví dụ như Parabol SAR, mô hình nến,…để xác định tín hiệu mua -bán. 

Các mô hình giá lưỡng tính

Mô hình tam giác tăng (Ascending triangles) 

Mô hình tam giác tăng (Ascending triangles) 
Mô hình tam giác tăng (Ascending triangles) 

Mô hình tam giác tăng là mô hình chỉ báo xu hướng tăng tiếp diễn hoặc đảo chiều. Mô hình cờ xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Đây là tín hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc tín hiệu đảo chiều. 

Chú ý là mô hình cờ nhìn có vẻ giống với mô hình nêm; tuy nhiên mô hình nêm hẹp hơn mô hình cơ. Bên cạnh đó, mô hình nêm sẽ hướng lên hoặc hướng xuống, còn mô hình cờ thì luôn theo trục ngang. 

Mô hình tam giác giảm (Descending triangles) 

Mô hình tam giác giảm (Descending triangles) 
Mô hình tam giác giảm (Descending triangles) 

Mô hình tam giác giảm là mô hình ngược lại với mô hình tam giác tăng. Nó thể hiện xu hướng giảm hoặc tiếp diễn đi xuống. Thường thì trader sẽ vào vị thế bán khống trong mô hình tam giác giảm. Đặc biệt là đối với các sản phẩm CFD, để thu lợi khi thị trường đi xuống. 

Trong mô hình tam giác giảm, mức giá sẽ càng ngày càng đi xuống và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Có thể dễ dàng nhận biết mô hình này bằng đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự dốc xuống. Cuối cùng, xu hướng sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm dần. 

Tham khảo: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DUPONT

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Mô hình tam giác cân xuất hiện trong cả thị trường tăng và giảm. Thường nó sẽ tiếp diễn xu hướng hiện có. Thế nhưng, đối với thị trường không có xu hướng rõ rệt, mô hình này có thể là dấu hiệu phá vỡ mức giá; và xảy ra xu hướng theo bất kỳ chiều nào (mô hình hai chiều).

Đối với các mô hình tam giác, thông thường các traders sẽ cần dùng thêm các chỉ báo kỹ thuật (ví dụ Stochastic, RSI, MACD,…) để có thêm thông tin. Để có những quyết định mua- bán hợp lý. 

Lưu ý khi giao dịch với các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Lưu ý khi giao dịch với các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Lưu ý khi giao dịch với các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Mỗi một mô hình giá trong phân tích kỹ thuật đều sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Thế nhưng chúng vẫn có những lưu ý cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ; để có thể sử dụng chúng trong giao dịch. Đó là:

  • Đối với các mô hình giá đảo chiều như: 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai…, hãy đợi giá phá qua đường trendline (nối giữa các đỉnh/các đáy) thì mới bắt đầu vào lệnh MUA hoặc BÁN.
  • Tương tự, đối với các mô hình giá tiếp diễn như: mô hình cờ, mô hình tam giác… thì cũng nên đợi giá break qua khỏi trendline rồi mới vào lệnh.
  • Hãy luôn kiên nhẫn chờ đợi giá phá qua trendline, neckline, đừng quá nóng vội, đừng tự tưởng tượng hoặc vẽ trước mô hình.
  • Giao dịch với các mô hình giá có tỷ lệ thắng khá cao, nhưng không phải là tuyệt đối. Vì vậy bạn vẫn nên cẩn thận, nghiên cứu kỹ thị trường và có kỹ thuật cắt lỗ chặt chẽ nhé.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật. Thị trường tài chính luôn biến động; vào mỗi khoảng thời gian nhất định sẽ có các xu hướng giá khác nhau phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư tại các thời điểm đó. Cho nên, việc tìm hiểu kỹ và sử dụng mô hình giá để xác định hướng đi của thị trường là điều vô cùng quan trọng. Với sự đa dạng của các mô hình giá hiện nay; bạn cần tìm hiểu và học hỏi, nghiên cứu thật kỹ, kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để đưa ra chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. Chúc bạn đầu tư thuận lợi và thu được thật nhiều lợi nhuận nhé!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản