Dù bạn là một người mới đi làm hay là người đã có một sự nghiệp ổn định thì tự do tài chính cũng sẽ là mục tiêu chung mà mỗi chúng ta đều ngày đêm phấn đấu để hướng đến. Tuy nhiên để đạt được tự do tài chính đòi hỏi chúng ta phải có ý chí và nỗ lực hết mình. Vậy tự do tài chính là gì? Làm cách nào để làm được điều đó? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tự do tài chính là gì?
“Tự do tài chính” hiện đang là từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm, với lượng tìm kiếm khá nhiều thời gian gần đây; đặc biệt là với các bạn trẻ bởi vì đây là mục đích mà nhiều người đang hướng tới.
Tự do tài chính có thể hiểu một cách nôm na là việc nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân. Đó là trạng thái nguồn tiền đủ để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày như sinh hoạt cơ bản, giải trí, sở thích riêng của mỗi người… Việc đưa ra các quyết định tài chính không bị chi phối bởi tiền.
Có thể hiểu đơn giản, tự do tài chính là “đủ” về tiền bạc và tài sản để sinh sống thoải mái, lâu dài mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay việc phải kiếm tiền đáp ứng chi tiêu hàng tháng. Muốn đạt được trạng thái tự do tài chính, bạn cần có nguồn thu lớn hơn khoản chi.
7 cấp độ tự do tài chính
Cấp độ 1: Rõ ràng
Cấp độ đầu tiên của tự do tài chính đó chính là việc bạn nắm rõ về tình hình tài chính của chính cá nhân bản thân mình. Cụ thể bạn cần phải xem xét bản thân có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, mục tiêu là gì…
Cấp độ 2: Tự túc
Ở cấp độ này, bạn sẽ phải tự bước đi trên đôi chân của mình về mặt tài chính. Có nghĩa là bạn tự túc với chính tài chính của mình. Để làm được điều này, bạn phải kiếm đủ số tiền để để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Thế nhưng, số tiền đó có thể đến từ lương hoặc những khoản vay khác của bạn.
Tham khảo: NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Cấp độ 3: Thoải mái
Vượt qua cấp độ 2 có nghĩa là bạn đã hoàn toàn tạo ra cho mình được một khoản tiền kha khá để dành cho các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và đầu tư cho hưu trí.
Một lưu ý bạn cần nhớ chính là việc bạn có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn thực sự tiết kiệm được số tiền đó.
Cấp độ 4: Ổn định
Để đạt được mức 4 ổn định này, bạn phải đảm bảo trả được nợ lãi suất cao; và tích lũy đủ 6 tháng phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp giúp bạn đảm bảo rằng tài chính của bạn sẽ không bị ảnh hưởng trước những trường hợp bất ngờ.
Cấp độ 5: Linh hoạt
Một người đã tiết kiệm được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt thì chắc chắn là đang ở mức độ 5 của tự do tài chính. Số tiền này không chỉ tính riêng tiền mặt mà còn có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư; miễn là bạn có thể sử dụng chúng khi cần. Ở mức độ này, bạn có thể nghỉ việc nhàm chán của mình mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.
Cấp độ 6: Độc lập tài chính
Để đạt đến cấp độ độc lập tài chính này đòi hỏi bạn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. Bạn sẽ phải đầu tư phần lớn trong thu nhập của bạn; hay có thể chuyển sang lối sống tối giản hơn để giảm đáng kể chi phí sinh hoạt.
Có thể thấy rằng đa số những người đạt được sự độc lập về tài chính; thì họ có thể sống hoàn toàn bằng thu nhập được tạo ra từ các khoản đầu tư của mình.
Cấp độ 7: Của cải dồi dào
Với những người ở cấp độ 6 thì vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính; thì những người ở cấp độ 7 không cần suy nghĩ nhiều về điều này. Nếu bạn đã và đang ở cấp độ 7 điều này có nghĩa là lúc này bạn có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Tiền bạc không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của bạn.
Phải làm sao để tự do tài chính?
- Thanh toán hết các khoản nợ
Để tự do tài chính điều đầu tiên bạn cần làm là thanh toán hết các khoản nợ mà mình đang vướng phải. Bạn sẽ không thể tự do tài chính được nếu như bạn vẫn còn một khoản nợ nào đó. Việc nợ tài chính sẽ khiến chi phí sinh hoạt của bạn tăng lên; đồng thời các khoản lãi hàng tháng tăng đều. Điều này sẽ trở thành gánh nặng với bạn. Cho nên, bạn cần trả hết các khoản nợ đã vay đặc biệt là các khoản vay có lãi suất cao hay nợ thẻ tín dụng để hướng đến mục tiêu tự do tài chính.
Tìm hiểu thêm: KINH NGHIỆM TIẾT KIỆM TIỀN CỦA TÔI
- Quản lý chi tiêu hợp lý
Để chinh phục đích đến một cách hiệu quả thì chắc chắn là ai cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Bạn cần phải có cho mình một bức tranh tài chính tổng quan. Và trong đó cần nêu rõ các khoản chi tiêu cố định và các khoản chi tiêu biến đổi. Những khoản chi tiêu cố định có thể là tiền nhà, tiền xăng xe, ăn uống, điện, nước…. Đây là những khoản chi tiêu mà tháng nào bạn cũng cần phải chi tiêu; và bạn hãy cố gắng giữ nó ở một mức cố định.
Ngoài ra là các khoản chi phí biến đổi phát sinh thêm như tiền đi café, trà sữa, shopping, đám cưới,…. Những khoản này bạn hãy cân nhắc khi chi tiêu bởi có thể nó không thật sự cần thiết và gây lãng phí.
Để có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của bản thân bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu. Sau khi xác định được những khoản chi tiêu sinh hoạt hàng tháng cụ thể thì bạn sẽ nhìn thấy số dư trong tài khoản của mình, khoản này bạn có thể dùng để trả nợ và tiết kiệm.
- Tiết kiệm đúng cách
Nếu như bạn không còn phải lo lắng về những khoản nợ và chi phí sinh hoạt đã được kiểm soát thì bạn nên bắt đầu cho mình một khoản tiết kiệm. Khi bắt đầu nhận lương, bạn hãy dành ra một khoản tiết kiệm và tuyệt đối không được để đến cuối tháng mới tiết kiệm. Và bạn có thể có rất nhiều cách để tiết kiệm như: gửi ngân hàng, mua vàng, bỏ heo….
Bên cạnh đó, bạn có thể tiết kiệm bằng cách giữ tiền của mình trong một tài khoản đầu tư. Hình thức này sẽ giúp bạn có tính kỷ luật, tự giác và khoản tiền này sẽ giúp bạn có được một tài sản tích lũy riêng cho bản thân.
- Đầu tư sinh lời
Đầu tư là một trong những yếu tố rất quan trọng và quyết định đến việc bạn có thể tự do tài chính được hay không. Nếu như bạn chỉ cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tự do tài chính. Cho nên, đầu tư là một cách vô cùng khôn ngoan để có thể rút ngắn thời gian; để tiền có thể sinh ra tiền.
Ngày nay, có rất nhiều các khoản đầu tư vốn ít mà sinh lời cao mà bạn có thể tìm hiểu như: chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, kinh doanh…. Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng các hình thức đầu tư đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Bên cạnh những khả năng sinh lời cao thì nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vậy nên bạn nên thận trọng để tránh trường hợp mất cả vốn lẫn lãi nhé.
Dành cho bạn: CÁCH MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TECHCOMBANK MỚI NHẤT
- Hãy biết trân quý những đồng tiền nhỏ
Nhiều người không thể tích luỹ được cho bản thân một khoản tiền dự trữ là bởi họ vẫn chưa hiểu được bản chất cũng như tính chất của đồng tiền. Họ chưa biết quý trọng những đồng tiền mà họ làm ra và họ không biết cách để bảo vệ những đồng tiền đó.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người nghĩ những đồng tiền nhỏ không có sức mạnh và phù hợp cho việc tích lũy. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm bởi nếu như không tích lũy từ số tiền nhỏ thì làm sao có thể có được số tiền lớn? Bạn vẫn nghe câu “tích tiểu thành đại” đó thôi!!
- Thay đổi suy nghĩ về đồng tiền
Nếu như bạn đã có thể xây dựng cho mình khả năng tự do tài chính thì khao khát về vật chất sẽ không thống trị được bạn. Lúc này những khao khát về sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, tình yêu hạnh phúc, phát triển bản thân sẽ thay thế…
Hầu hết mọi người đều nghĩ điều khó khăn nhất trong việc xây dựng tự do tài chính đó là tăng thu nhập, kiếm thật nhiều tiền còn mọi thứ còn lại sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, không hẳn mọi chuyện đã vậy. Có những người chỉ cần thu nhập 10 triệu/tháng đã có thể tự do tài chính; nhưng có người thì 100 triệu/tháng cũng vẫn chưa đủ.
Cho nên thật sự việc tự do tài chính hay không đôi khi lại nằm ở chính suy nghĩ của chúng ta. Nếu chúng ta biết cách hài lòng với cuộc sống hơn của mình; và yêu thương nhiều hơn thay vì bị xoáy theo vòng xoay của cơm áo gạo tiền thì tự do tài chính là điều khá đơn giản.
21 nguyên tắc tự do tài chính – Brian tracy
Một trong những cuốn sách viết về tự do tài chính khá hay đó là 21 nguyên tắc tự do tài chính. Những trang sách này chính là sự tích lũy 15 năm nghiên cứu, giảng dạy và trải nghiệm của Brian Tracy về chủ đề từ bàn tay trắng trở thành triệu phú.
Nội dung cuốn sách chứa đựng những ý tưởng và chiến lược quan trọng mà ông đã khám phá ra trong khi đọc hàng trăm cuốn sách và hàng nghìn bài viết về làm giàu. Những ý tưởng và chiến lược này được trình bày đơn giản, dễ sử dụng, đã được kiểm chứng để bạn có thể học hỏi và áp dụng chúng ngay lập tức.
Đọc thêm: NHỮNG NGƯỜI GIÀU LÊN NHỜ CHỨNG KHOÁN
21 nguyên tắc tự do tài chính đó là:
1. Mơ những giấc mơ lớn
2. Đưa ra bản chỉ dẫn rõ ràng
3. Coi mình là một người chủ
4. Hãy làm những điều bạn thích
5. Cam kết với sự hoàn hảo
6. Làm việc lâu hơn, chăm chỉ hơn
7. Học tập suốt đời
8. Trước hết hãy trả công cho mình
9. Học mọi chi tiết về công việc của mình
10. Tận tâm phụng sự người khác
11. Thành thật tuyệt đối với chính mình và người khác
12. Xác định điều ưu tiên cao nhất và tập trung toàn bộ tâm trí vào đó
13. Tạo dựng danh tiếng về tốc độ và độ tin cậy
14. Chuẩn bị để leo từ đỉnh cao này tới đỉnh cao kia
15. Tự rèn luyện kỷ luật trong tất cả mọi việc
16. Khai mở khả năng sáng tạo thiên bẩm của bạn
17. Giao du với đúng người
18. Hãy chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn
19. Quyết đoán và xu hướng hành động
20. Không bao giờ cho phép thất bại trở thành lựa chọn
21. Vượt qua “thử thách tính kiên trì”
Lời kết về tự do tài chính
Như vậy, bài viết này đã giải thích chi tiết khái niệm về tự do tài chính và các bước phải làm sao để đạt được tự do tài chính dành cho bạn.
Tự do tài chính thật sự là mong muốn của rất nhiều người nhưng để đạt được điều này thì nó không hề dễ dàng. Bạn cần thực sự hiểu về bản chất, có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỹ lưỡng; tuân thủ các nguyên tắc, phải biết tăng thu nhập đôi khi là cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, và đầu tư thông minh nữa. Như vậy thì bạn mới đạt được sự tự do tài chính và sống theo cách mình mong muốn được. Chúc bạn sẽ có thể tự do tài chính thật sớm và sống thật hạnh phúc nhé!
Bài viết tham khảo: