FOMC là gì? Vì sao nó lại có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Mỹ nói riêng và cả nền kinh tế thế giới nói chung? Bài viết này sẽ giúp bạn có được lời đáp cho những câu hỏi này. Cùng theo dõi ngay để có những kiến thức cần thiết nhất về FOMC nhé!
Tham khảo: NYSE LÀ GÌ?
FOMC là gì?
FOMC được viết tắt từ cụm từ Federal Open Market Committee đây là tên gọi của Ủy ban Thị Trường Mở Liên Bang. Đây là cơ quan trực thuộc Cục dự trữ liên bang (Fed); có nhiệm vụ hoạch định những chính chính sách tiền tệ.
Những nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính sẽ luôn theo dõi sát sao các tin tức, chính sách tiền tệ của Fed. Vì các quyết định của FOMC sẽ có ảnh hưởng đến lãi suất và các biến số kinh tế. FOMC có tầm quan trọng đến mức có thể sẽ khiến USD giao động mạnh tại thời điểm ra tin. Vậy nên nó sẽ tác động không nhỏ tới giá vàng và thị trường Forex.
Thành phần của FOMC là gì?
Ủy ban Thị trường mở Liên bang có 7 thành viên trực thuộc Hội đồng thống đốc; và 5 thành viên là chủ tịch của 12 ngân hàng trực thuộc khu vực. 12 chủ tịch ngân hàng này sẽ được tham dự thường xuyên vào các cuộc họp diễn ra của FOMC meeting. Tuy nhiên trong số 12 người này sẽ chỉ có 5 người được quyền thực hiện bỏ phiếu. Trong số đó sẽ luôn có chủ tịch của Fed New York; vì đây là thành phố đại diện cho bộ mặt kinh tế toàn nước Mỹ.
Ngoài ra thì tất cả những hoạt động giao dịch liên quan đến trái phiếu cũng đều sẽ được diễn ra tại quầy giao dịch của Fed New York. 4 thành viên còn lại sẽ lần lượt là những người giữ chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Những người này sẽ có thời hạn là 1 năm để phục vụ luân phiên cho nhau.
Và các thành viên của FOMC mỗi năm sẽ có khoảng 8 lần được triệu tập một cách bí mật và không có thời gian cố định; tùy vào tình hình kinh tế và tình hình thị trường tài chính nhằm đưa ra quyết định về các mức lãi suất ngắn hạn; và cũng xem xét về việc tăng giảm lượng tiền lưu thông.
Xem thêm: GAP TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Nhiệm vụ và chức năng của FOMC
Nhiệm vụ
FOMC có nhiệm vụ là giám sát những hoạt động trên thị trường mở. FOMC là công cụ chính để cho FED thi hành những chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Mục đích là đạt được những mục tiêu về kinh tế do quốc hội đề ra. Bao gồm: tối đa việc làm, bình ổn giá cả và duy trì được lãi suất dài hạn ở mức vừa phải. Với cả 3 mục tiêu thì đều hướng về 1 mục tiêu lớn đó chính là thúc đẩy Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế năng suất và ổn định.
Những hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở thì sẽ trực tiếp hướng lãi suất quỹ liên bang (FFR) đạt đến mức lãi suất mục tiêu. Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng đến tổng thể các điều kiện về tiền tệ và tín dụng; tổng cầu và ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, FOMC còn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo những hoạt động của FED trên các top các sàn forex uy tín hiện nay. Được ủy quyền để có thể thực hiện những chương trình liên quan đến trao đổi tiền tệ với ngân hàng trung ương nước ngoài.
Chức năng
Thông qua những quyết định của FOMC, Fed có quyền tăng giảm số lượng USD trong nền kinh tế. Bạn có thể hình dung rằng Fed in ra những tờ USD đó; và sau đó dùng máy bay trực thăng thả xuống khắp nước Mỹ. Sau đó hình dung rằng việc Fed sẽ sử dụng chiếc máy hút bụi để hút bớt những tờ USD trong ví của mọi người. Thực tế thì công cụ mà Fed sử dụng làm thay đổi cung ứng tiền tệ phức tạp hơn.
Nếu kinh tế tăng trưởng nhanh thì giá cả tăng lên kéo theo việc lạm phát. Để ngăn cản lạm phát thì cần phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng và khiến cho tiền tệ đắt hơn, làm chậm nền kinh tế. Nếu nền kinh tế chậm thì doanh nghiệp không thể nào tăng giá mà không mất khách hàng. Thậm chí có thể sẽ phải hạ giá để thu hút được lượng khách hàng.
Khi FOMC quyết định tăng cung ứng tiền tệ thì Fed in đô la; và sử dụng số đô la này mua trái phiếu chính phủ. Sau khi Fed mua trái phiếu thì số đô la sẽ nằm trong tay công chúng. Cho nên việc mua trái phiếu trên thị trường mở của Fed làm tăng cung ứng tiền tệ.
Tham khảo: 5 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Các cuộc họp FOMC (FOMC Meeting) sẽ diễn ra diễn ra như thế nào?
Trong các cuộc họp, các thành viên FOMC sẽ bàn bạc về tình hình kinh tế, tài chính của đất nước và trên thế giới. Từ đó đưa ra những dự đoán trong tương lai. Họ sẽ bày tỏ những quan điểm cá nhân và đề xuất những chính sách tiền tệ như thế nào để mang đến lợi ích cho nền kinh tế của đất nước.
Sau đó, các thành viên sẽ cân nhắc và tổ chức bỏ phiếu biểu quyết để đưa ra quyết định lựa chọn chính sách phù hợp cuối cùng. Thế nhưng, chỉ có những thành viên nào được chỉ định thì mới được quyền tham gia bỏ phiếu.
Kết quả của cuộc họp sẽ được chuyển cho bàn giao dịch tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York; nơi này sẽ thông báo cho các Quỹ liên bang để giao dịch. Nếu kết quả của cuộc họp có những thay đổi so với chính sách trước đó; bàn giao dịch sẽ thực hiện bán hoặc mua các chứng khoán chính phủ trên thị trường mở. Nếu các chính sách được giữ nguyên thì sẽ không tiến hành những giao dịch chứng khoán chính phủ này.
Biên bản cuộc họp sẽ được công bố 2 tuần sau khi cuộc họp diễn ra. Và bản ghi âm toàn bộ cuộc họp sẽ được công bố 1 năm sau đó. Đây là điều mà các nhà đầu tư thường rất chờ đợi; bởi vì các biên bản này sẽ cho mọi người biết được một cách chi tiết các thành viên tham gia cuộc họp đã nói những gì, dự đoán gì và đề xuất những gì.
Mặc dù là ngay khi cuộc họp kết thúc chủ tịch FED sẽ có một buổi họp báo; tuy nhiên những nội dung được vị lãnh đạo này trả lời trước truyền thông chắc chắn sẽ không đầy đủ và chi tiết so với biên bản cuộc họp.
Dựa vào biên bản này, các chuyên gia và các nhà đầu tư sẽ có thể đưa ra những suy đoán về các chính sách trong tương lai sẽ như thế nào. Đây chính là tác nhân khiến cho thị trường biến động.
Biên bản này được công bố vào lúc 1h sáng, thứ Năm, theo giờ Việt Nam, vào mùa hè và 2h sáng vào mùa đông.
Cách thức mà FOMC sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Đây chính là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất; và một trong số các loại giấy tờ được FOMC giao dịch nhiều nhất là trái phiếu chính phủ.
Lãi suất chính là yếu tố kinh tế bị tác động trực tiếp bởi nghiệp vụ thị trường mở. Hay nói cách khác, FOMC sử dụng công cụ này để điều chỉnh lãi suất trên thị trường.
Khi FOMC mua trái phiếu chính phủ, hoạt động này sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường. Cung tiền tăng sẽ làm cho lãi suất giảm. Từ đó, chi tiêu và vay ngân hàng tăng lên; hoạt động đầu tư sản xuất mở rộng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ngược lại, FOMC phát hành trái phiếu ra công chúng sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông; cung tiền giảm dẫn đến lãi suất tăng.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Mỹ yêu cầu chính sách tiền tệ phải đạt được: tối đa việc làm, giá cả bình ổn và lãi suất dài hạn vừa phải. Ngoài ra, lạm phát đại diện cho giá cả hàng hóa; và tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tình trạng việc làm. Cho nên, một khi lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức tiêu cực thì FOMC bắt buộc phải điều chỉnh lãi suất.
Tham khảo: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Lạm phát thấp và ổn định
Hoa Kỳ luôn luôn hướng nền kinh tế của quốc gia đạt được một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định là 2%. Lạm phát thấp và ổn định sẽ giúp vận hành nền kinh tế hiệu quả hơn. Và người dân có thể giữ tiền mà không cần phải lo lạm phát sẽ ăn mòn sức mua của nó.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính dài hạn một cách chính xác nhất. Bao gồm cả việc vay hoặc cho vay, tiết kiệm hoặc đầu tư vì đồng tiền sẽ không bị mất giá quá nhiều trong dài hạn. Bên cạnh đó, khi có một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ góp phần duy trì được lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.
Mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách là số lượng việc làm tối đa có thể được duy trì nhưng không khiến cho lạm phát tăng lên. Cho nên, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh; giá cả hàng hóa nhảy vọt, dẫn đến lạm phát tăng. Để đối phó với lạm phát, FOMC sẽ điều chỉnh tăng lãi suất bằng cách giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu đến công chúng. Khi lãi suất tăng, các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất bị thắt chặt; nền kinh tế sẽ bắt đầu hạ nhiệt và lạm phát được giảm xuống.
Ngược lại, khi lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; thì FOMC sẽ điều chỉnh giảm lãi suất, kích thích nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất. Kết quả là số lượng việc làm tăng lên, nền kinh tế được cải thiện.
Cơ chế điều chỉnh lãi suất
FOMC điều chỉnh lãi suất trên thị trường bằng cách công bố mức lãi suất mục tiêu. Và FFR là loại lãi suất mà FOMC công bố trong các cuộc họp của mình.
FFR – Fed Funds Rate ( Lãi suất quỹ Liên bang) là lãi suất mà các ngân hàng thương mại áp dụng để cho vay lẫn nhau hay còn gọi là lãi suất liên ngân hàng.
Lãi suất FFR mà FOMC công bố là một mức lãi suất chuẩn, các ngân hàng thương mại sẽ dựa vào đó để thiết lập nên các loại lãi suất khác nhau trên thị trường. Và đương nhiên FOMC không trực tiếp bắt buộc các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất này mà với nghiệp vụ của mình trên thị trường mở. FOMC sẽ tác động đến nguồn cung, cầu vốn của các ngân hàng. Qua đó giúp cho thị trường tự động điều chỉnh giá trị của lãi suất theo mức lãi suất mà FOMC đã công bố.
Tìm hiểu thêm: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT
Lời kết FOMC là gì?
Bài viết về FOMC là gì trên đây với những tin tức cần thiết để bạn hiểu hơn về một tổ chức và một cuộc họp quan trọng mang sức ảnh hưởng khá lớn trên thị trường; và có tác động đến nền kinh tế. Qua đó mà bạn có thể chuẩn bị những phương án chiến lược đầu tư phù hợp. Tránh được các rủi ro và khó khăn xảy ra khi giao dịch tiền tệ.
Và hơn bao giờ hết, hãy luôn tỉnh táo trước những nguồn tin được đưa ra trên thị trường. Sẽ có những tin tức chưa có độ chính xác và độ tin cậy nên bạn cần tìm hiểu trước. Hãy theo dõi các tin tức về biên bản họp FOMC để có thể dự đoán những thay đổi về kinh tế; và đưa ra những quyết định chính xác trong công cuộc đầu tư của mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết tham khảo: