Đầu tư chứng khoán không hề dễ dàng. Để thành công, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Thường xuyên theo dõi thị trường và học cách thực hành giao dịch. Trong đó, khâu quan trọng không kém là nhà đầu tư phải biết Cách đọc và sử dụng biểu đồ kỹ thuật chứng khoán. Vậy đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tham khảo bài viết: LUẬT CHƠI CHỨNG KHOÁN
Các loại biểu đồ kỹ thuật chứng khoán
Biểu đồ hình thanh(HLC/OHLC)
- Thông tin cung cấp
Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất
- Cách đọc biểu đồ
Biểu đồ hình thanh có cấu tạo bao gồm một đường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá giao dịch trong phiên. Nếu trong khung thời gian giao dịch đó, giá tăng đường thẳng sẽ có màu xanh. Và ngược lại, nếu giá trong khung thời gian giao dịch giảm đường thẳng sẽ có màu đỏ.
Hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và đóng cửa. Đường ngang hướng sang phía bên trái là giá mở cửa, đường ngang hướng sang bên phải là giá đóng cửa.
- Đánh giá
Biểu đồ thanh thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư kỹ thuật thuần túy. Bởi nó chỉ gồm giá và các con số nên nhà đầu tư sẽ dễ dàng tìm ra những mẫu mô hình giá hơn. Đồng thời nó cũng loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch với thị trường.
Tham khảo HƯỚNG DẪN CÁCH CHƠI CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart)
- Thông tin cung cấp
Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất
- Cách đọc biểu đồ
Biểu đồ nến bao gồm hai phần chính là thân nến và bóng nến. Thân nến thể hiện mức biến động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa tăng so với mở cửa, thân nến sẽ có màu xanh. Ngược lại, nếu giá đóng cửa giảm, thân nến sẽ có màu đỏ.
Bóng nến là những đường mảnh thể hiện biên độ biến động giá trong phiên. Nó cũng bao hàm giá cao nhất và giá thấp nhất trong khung thời gian giao dịch.
- Đánh giá
Biểu đồ nến là một trong những biểu đồ được sử rộng phổ biến nhất trên thế giới. Bởi nó phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá. Điều này cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về hành vi giá trên thị trường. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư xác định được những điểm hỗ trợ/kháng cự mạnh.
Biểu đồ dạng đường (Line Chart)
- Thông tin cung cấp
Biểu đồ đường chỉ hiển thị một thông tin duy nhất là giá đóng cửa trong khung thời gian giao dịch.
- Cách đọc biểu đồ
Bởi vì chỉ có một thông tin duy nhất nên biểu đồ đường được đọc theo chiều từ trái sang phải. Các mức giá đóng cửa được nối liền với nhau tạo thành một dải tín hiệu.
- Đánh giá
Một số nhà đầu tư quan niệm rằng, giá đóng cửa là thông tin duy nhất cần nắm bắt sau mỗi phiên giao dịch bởi biểu đồ đường thể hiện rất tốt thông tin về việc giá đã đi về đâu. Tuy nhiên, vì các thông tin khác đều không có nên nó thường được sử dụng khi quan sát các mục tiêu dài hạn.
Trên đây là 3 loại biểu đồ chứng khoán thông dụng và thường gặp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biểu đồ chuyên dụng khác như: biểu đồ mô hình Heiken Ashi, biểu đồ vùng hay biểu đồ đường cơ sở.
Tham khảo KINH NGHIỆM CHƠI CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Những thông tin cơ bản trên biểu đồ chứng khoán
- 1. Tên cổ phiếu giao dịch và biến động giá trong ngày
- 2. Các khung thời gian giao dịch
- 3. Các loại biểu đồ
- 4. Các chỉ báo kỹ thuật
- 5. Mã giao dịch cổ phiếu và khung thời gian giao dịch đang được áp dụng cho biểu đồ
- 6. Giá mở cửa, đóng cửa, giá thấp nhất và cao nhất trong khung thời gian giao dịch
- 7. Khoảng thời gian: Thể hiện các mốc thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại theo chiều từ trái sang phải
- 8 Một trong số các chỉ báo kỹ thuật – Đường trung bình động được hiển thị trên biểu đồ giá.
- 9. Khoảng giá và giá hiện tại: Cột này thể hiện các mức giá với đường màu đỏ là giá hiện tại của cổ phiếu.
- 10. Biểu đồ giao dịch: Tùy thuộc vào loại biểu đồ mà bạn lựa chọn sẽ có cách hiển thị khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư sử dụng biểu đồ nến Nhật để theo dõi thị trường. (Các nến xanh – đại diện cho giá tăng và nến đỏ – đại diện cho giá giảm)
Ngoài 10 thông số cơ bản của biểu đồ đã nêu trên, một số loại biểu đồ còn cung cấp thêm thông tin về khối lượng giao dịch. Đây là một thông tin hữu ích giúp nhà đầu tư nắm bắt được động lượng của thị trường. Khối lượng giao dịch theo phiên càng cao chứng tỏ thời điểm đó cổ phiếu được giao dịch càng nhiều và có thể kéo theo những biến động giá lớn.
Cách đọc biểu đồ kỹ thuật chứng khoán
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu. Chính vì vậy, những thay đổi lớn về khối lượng giao dịch là dấu hiệu cho sự dịch chuyển về giá.
Chẳng hạn:
- Khối lượng giao dịch lớn và giá đang tăng: Dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng
- Khối lượng giao dịch thấp và giá đang giảm: Dấu hiệu cho thấy giá có thể tăng trở lại, lý do là bởi giá đang giảm nhưng lại không hấp dẫn trader giao dịch và vì vậy thị trường có thể sẽ có động thái tăng điều chỉnh.
- Khối lượng giao dịch lớn và giá đang giảm: Dấu hiệu cho thấy giá có thể sẽ tiếp tục giảm bởi một lượng lớn cổ phiếu đang được bán ra một cách tích cực.
- Giao dịch khối lượng thấp và giá đang tăng: Dấu hiệu cho thấy thấy nhà đầu tư đang không còn tin tưởng vào một xu hướng tăng tiếp diễn. Vì vậy, thị trường có thể sẽ xuất hiện xu hướng giảm điều chỉnh.
Các chỉ báo xu hướng và động lượng
Ngày nay, có vô vàn công cụ chỉ báo kỹ thuật để nhà đầu tư lựa chọn khi phân tích biểu đồ. Hãy tự mình thử nghiệm các chỉ báo khác nhau để chọn ra những chỉ báo phù hợp nhất với phong cách giao dịch cụ thể của bản thân và áp dụng cho các cổ phiếu cụ thể mà bạn muốn giao dịch.
Các chuyên gia phân tích kỹ thuật thường sử dụng kết hợp cùng một lúc loại chỉ báo khác nhau nhằm đưa ra dự đoán chính xác nhất. Chỉ báo kỹ thuật được phân thành hai loại cơ bản bao gồm:
● Chỉ báo xu hướng: Được sử dụng để xác định xu hướng tổng thể của giá cổ phiếu là lên hoặc xuống chẳng hạn như đường trung bình động(MA)
Đường trung bình động là một trong những cách thức để xem kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá và xu hướng giá.
● Chỉ báo động lượng: Được sử dụng nhằm đánh giá sức mạnh của chuyển động giá, từ đó tìm ra các điểm vào lệnh như chỉ báo MACD hoặc RSI.
RSI là chỉ báo dao động ngẫu nhiên để xác định được tình trạng quá mua(Overbought) hoặc quá bán(oversold) trên thị trường. Chỉ số RSI được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động(dạng đồ thị hình sóng) và có thang điểm từ 0 đến 100.
Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự
Biểu đồ chứng khoán đặc biệt hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị ngăn cản và đảo chiều sang xu hướng tăng.
Ngược lại, các mức kháng cự đại diện cho mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường sẽ thất bại trong việc cố gắng đưa giá tăng cao hơn và khiến xu hướng đảo chiều thành giảm.
Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sử dụng chúng để giao dịch theo hai cách tùy vào tính chất của cổ phiếu.
- Nếu cổ phiếu có tính chất biến động trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thời gian dài. Bạn hãy mua nó ở mức hỗ trợ và bán ra tại mức kháng cự. Lặp lại quy trình này khi giá còn nằm trong vùng hỗ trợ/kháng cự sẽ mang lại nhiều lợi ích.
- Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài một trong hai mức hỗ trợ/kháng cự. Đây có thể là một chỉ báo quan trọng cho xu hướng mới trong tương lai. Ví dụ: Nếu một cổ phiếu luôn được duy trì ở trên mốc 50.000 VNĐ, bất ngờ giảm sâu xuống dưới 20.000 VNĐ. Lúc này bạn có thể cân nhắc vào lệnh bán ra để bắt kịp xu hướng giảm mạnh mẽ.
Tham khảo bài viết: CÁCH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI TECHCOMBANK
Những thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ kỹ thuật chứng khoán
Khung thời gian giao dịch
Là khoảng thời gian mà bạn sẽ xem xét và phân tích trong một giao dịch. Khung thời gian được chia làm 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng.
● Khung thời gian dài hạn: 1Y, 1M, 1W
● Khung thời gian trung hạn: 1D, 4H, 1H
● Khung thời gian ngắn hạn: 5m, 15m, 30m
Giá cao nhất và giá thấp nhất
Giá cao nhất(H) và giá thấp nhất(L) chỉ đơn giản là hiển thị cho mức giá cao nhất và thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch, tính từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Tuy nhiên, giá cao nhất(H) và giá thấp nhất(L) có thể không phải là giá mở và giá đóng cửa.
- Giá mở cửa: Là mức giá cổ phiếu ở thời điểm bắt đầu khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta có những mức giá mở cửa khác nhau.
- Giá đóng cửa: Tương tự như giá mở cửa thì giá đóng cửa là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta sẽ có những mức giá đóng cửa khác nhau.
Bài viết tham khảo: MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TECHCOMBANK ONLINE!
Thay đổi ròng
Thông số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho thấy sự thay đổi giá trị của cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Nếu tỷ lệ thay đổi dương cổ phiếu được xem là tăng trong ngày. Ngược lại, nếu tỷ lệ thay đổi âm cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày.
Bài viết liên quan