Giảm phát là một trong những cụm từ thường được nhắc đến khi phân tích về tình hình kinh tế. Vậy giảm phát là gì? Giảm phát có ảnh hưởng như thế nào trong nền kinh tế? Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giảm phát nhé. Theo dõi ngay nào!
Đọc thêm: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT
Giảm phát là gì?
Giảm phát (tiếng Anh là Deflation) là thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm phát cũng có thể được gọi là lạm phát âm vì tỷ lệ dưới 0%.
Nói một cách đơn giản hơn, giảm phát dẫn đến việc người tiêu dùng có thể mua nhiều hơn những gì họ có thể trước đây với cùng một số tiền. Sự giảm giá chung này có thể được coi là một điều tốt; bởi vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Thế nhưng, nếu giảm phát kéo dài hoàn toàn gây ra bất lợi cho nền kinh tế. Nó có thể dẫn đến suy thoái, bất ổn hoặc thậm chí là tàn phá nền kinh tế.
Ví dụ về hiện tượng giảm phát
Hiện tượng “khét tiếng” nhất về giảm phát phải kể đến đó chính là cuộc Đại suy thoái ở Hoa Kỳ; bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào ngày 4 tháng 9 năm 1929. Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ Đại suy thoái lên tới gần 25%. Tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, giảm xuống dưới 0% trong những năm 1930-1933. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất của Hoa Kỳ ngày càng giảm.
Tham khảo: THỊ GIÁ LÀ GÌ?
Cuộc Đại suy thoái là một ví dụ cụ thể, rõ ràng về cách thức hoạt động của vòng xoáy giảm phát đi xuống. Và phải đến khi các chính sách tài khóa của Tổng thống Franklin D. Roosevelt khởi động thì lạm phát mới bắt đầu tăng trở lại, đi kèm với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng GDP.
Nguyên nhân gây ra giảm phát là gì?
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra giảm phát? Giảm phát có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân đa dạng, khác nhau. Thế nhưng, chung quy lại, hiện tượng này bắt nguồn từ sự thay đổi cung cầu trong nền kinh tế của 1 quốc gia.
Theo thuyết kinh tế học, giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều được lý giải theo cung và cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, nếu cầu về một loại hàng hóa giảm đi thì giá cũng sẽ giảm theo đó.
Ngoài ra, sự thay đổi về cung và cầu của đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập giá cả của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất gây ra giảm phát:
Sự thay đổi cấu trúc của thị trường vốn
Việc các công ty có hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau sẽ cố gắng để có được sản phẩm với mức giá thấp nhất. Khi đó, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi, chúng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp làm điều này.
Nhất là đối với một thị trường vốn cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các khoản vay như lãi suất thấp, chính sách của ngân hàng; thái độ của nhà đầu tư với rủi ro.
Chúng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn đầu tư vào cơ sở vật chất, làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Và việc này đương nhiên sẽ kéo theo giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống; đồng thời nguồn cung tăng lên tạo ra áp lực giảm phát lên nền kinh tế.
Năng suất tăng lên
Việc áp dụng khoa học kĩ thuật với những giải pháp tiến bộ đã giúp cho doanh nghiệp tạo ra hàng hóa một cách nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn đến người tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp nhất định; bên cạnh đó cũng tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Và khi đó, giảm phát xảy đến là điều tất yếu.
Tìm hiểu thêm: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Nguồn cung tiền bị giảm đi
Nguồn cung tiền giảm đi chính là nguyên nhân khiến giá trị của đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa sẽ tăng lên. Cung tiền giảm xảy ra khi có các hoạt động của ngân hàng trung ương như: bán trái phiếu chính phủ, thay đổi chính sách về thị trường vốn.
Giảm phát xuất phát từ chính sách “thắt lưng buộc bụng”: Chính sách này xảy đến khi nền kinh tế đón nhận đợt suy thoái nào đó. Điều này nghĩa là lúc này chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu công và chúng dẫn đến việc suy giảm tổng cầu; từ đó giả cả hàng hóa sẽ giảm theo và tạo ra tình trạng giảm phát.
Giảm phát có lợi hay có hại? Ảnh hưởng của nó ra sao?
Hiện tượng giảm phát có thể gây nên nhiều ảnh hưởng cho nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Trong đó, có cả ảnh hưởng tích cực và tác động tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực
Giảm phát hình thành dựa trên công nghệ mới nên giúp tăng năng suất và sản lượng khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, giảm phát còn tạo môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chặn tối đa hình thức độc quyền. Từ đó giúp tạo nên thị trường tự do để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng tối đa nguồn lực và đem đến nguồn lợi tối đa cho người tiêu dùng.
Ảnh hưởng tiêu cực
Ngoài các ảnh hưởng tích cực kể trên thì giảm phát cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Giảm phát sẽ làm các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ do nhiều người tiêu dùng chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp trì hoãn đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí, cụ thể:
Lãi suất
Lãi suất cho biết giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Giảm phát kéo dài kéo theo lãi suất thấp. Khi đó, sản lượng bị đình đốn và suy thoái; và lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Chính sách tiền tệ sẽ mất tác dụng nếu suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục.
Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá
Giảm phát diễn ra khiến giá cả giảm xuống; và khiến cho đồng tiền có giá hơn nên nhà đầu tư sẽ giữ tiền và giảm bớt chi tiêu. Người lao động bị giảm lương do nhiều doanh nghiệp phải điều tiết bù lại thiệt hại do giảm phát. Tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,… là những kết quả tiêu cực do giảm phát gây ra.
Tham khảo: LÃI SUẤT CƠ SỞ LÀ GÌ?
Làm thế nào để chống giảm phát?
Bạn đã tìm hiểu giảm phát là gì, những tác động tiêu cực giảm phát mang lại. Vậy thì làm thế nào để chống giảm phát? Một số giải pháp chống giảm phát cần được lưu ý như sau:
- Áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ hợp lý để kịp thời xử lý tình trạng giảm phát.
- Luôn duy trì vùng đệm bằng cách giữ tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%; không được đưa lạm phát về mức 0.
- Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân, giữ ổn định tài chính của nền kinh tế.
- Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp bằng cách kích thích thị trường, tăng chi tiêu công.
- Tăng thuế doanh thu.
Một số chính sách ngăn chặn giảm phát:
- Tăng cung tiền: Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền; mà thực chất là in thêm nội tệ hoặc thu mua ngoại tệ sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, gia tăng dòng chảy vốn và làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân. Từ đó cầu thị trường sẽ tăng.
- Giảm thuế: Thực chất chỉ là giảm áp lực của các công ty trong điều kiện giảm phát.
- Điều chỉnh lãi suất: Gia tăng dòng chảy nội tệ.
Đọc thêm: CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì?
Lạm phát và giảm phát là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong Kinh tế học vĩ mô. Đây là hai hiện tượng mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều trải qua. Vậy sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì?
- Lạm phát dẫn đến giảm giá trị của tiền. Ngược lại giảm phát dẫn đến tăng giá trị của tiền.
- Một tỷ lệ lạm phát vừa phải có lợi cho nền kinh tế. Nhưng giảm phát làm cho nền kinh tế xấu đi.
- Lạm phát được coi là có lợi cho người sản xuất; còn giảm phát được coi là có lợi cho người tiêu dùng.
- Tỷ lệ Lạm phát 2% được coi là lành mạnh cho nền kinh tế; trong khi tỷ lệ lạm phát là âm (dưới 0%) trong thời kỳ giảm phát gây hại cho nền kinh tế.
- Lạm phát chủ yếu do các yếu tố cung và cầu gây ra. Còn giảm phát do các yếu tố cung tiền và tín dụng gây ra.
- Lạm phát dẫn đến phân phối tiền không đồng đều. Ngược lại giảm phát dẫn đến giảm chi tiêu và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
So sánh lạm phát và giảm phát
Dưới đây là bảng so sánh một số điểm khác biệt giữa lạm phát và giảm phát
Cơ sở so sánh | Lạm phát | Giảm phát |
Định nghĩa | Lạm phát là sự gia tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. | Giảm phát là sự giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. |
Nguyên nhân | Dư thừa tiền: Khi cung tiền trong nước tăng trên mức tăng trưởng kinh tế, giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.Cầu kéo: Các nhà cung cấp có thể tăng giá hàng hóa / dịch vụ do nhu cầu về chúng tăng lên.Chi phí đẩy: Khi các công ty đối mặt với chi phí sản xuất tăng lên, họ có thể tăng giá hàng hóa để duy trì tỷ suất lợi nhuận | Sản xuất hiệu quả: Giá cả hàng hóa / dịch vụ giảm xuống do sự đổi mới công nghệ.Cung tiền tệ giảm: Việc này sẽ dẫn đến việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ để làm cho sản phẩm có giá cả phù hợp hơn. |
Lợi ích | Lạm phát ở mức vừa phải được xem là tốt cho nền kinh tế. Lạm phát được xem là có lợi cho người sản xuất hàng hóa và dịch vụ. | Giảm phát được xem là có hại cho nền kinh tế và có lợi cho người tiêu dùng. |
Tác động | Lạm phát dẫn đến giảm sức mua của đồng tiền. Đồng thời, lạm phát cũng làm nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ tăng lên. | Giảm phát dẫn đến tăng sức mua của đồng tiền. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm trong giảm phát. |
Hậu quả | Phân phối thu nhập không đồng đều do lạm phát. | Giảm phát dẫn đến giảm đầu tư và chi tiêu của các doanh nghiệp, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. |
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi giảm phát là gì cũng như những nguyên nhân và tác động của nó đến thị trường. Và một số thông tin quan trọng khác về giảm phát nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức đầy đủ và chuyên sâu nhất. Hy vọng đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn thành công!
Bài viết tham khảo: