CÁCH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY DỰA TRÊN LỢI NHUẬN

10 mn read

Định giá công ty luôn được xem như một ngành khoa học phức tạp, ngay cả đối với những công ty lớn có mặt trên thị trường chứng khoán. Liệu giá trị của một doanh nghiệp, công ty lớn đã phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ được xác định dựa trên cơ sở nào? 

Việc nắm vững giá trị công ty cũng như hiểu rõ các phương pháp định giá sẽ giúp bạn có những bước đi phù hợp để thành công trong các kế hoạch kinh doanh của mình. Có rất nhiều cách để giúp bạn xác định giá trị của công ty mình. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn về cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận. Mời bạn theo dõi.

Tìm hiểu thêm: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Định giá công ty là gì?

Định giá công ty là gì?
Định giá công ty là gì?

Định giá công ty hay định giá doanh nghiệp là việc công ty, doanh nghiệp tiến hành ước tính giá trị của doanh nghiệp mình; nhằm hướng tới một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá sao cho phù hợp.

Hay có thể hiểu thẩm định giá doanh nghiệp chính là quá trình đánh giá hay ước lượng một cách tương đối giá trị thị trường của các quyền và lợi ích mang lại từ việc sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp. Quá trình thẩm định giá này thông thường sẽ được thẩm định bởi chuyên viên có kinh nghiệm.

Để có thể thẩm định giá trị công ty, doanh nghiệp chính xác những người này thường được đào tạo, huấn luyện; đồng thời phải có kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện việc thẩm định giá doanh nghiệp, lợi ích phát sinh từ việc sở hữu doanh nghiệp, chứng khoán cùng với các tài sản vô hình.

Vai trò của định giá doanh nghiệp

Vai trò của định giá doanh nghiệp
Vai trò của định giá doanh nghiệp

Hiện nay các thị trường tài chính, chứng khoán cũng như các thị trường tài sản khác đang ngày càng phát triển thì việc tiến hành thẩm định giá lại càng có vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ quá trình thẩm định giá công ty, doanh nghiệp mà bức tranh tổng quan về một công  ty, tổ chức rõ nét hơn. Đó là cơ sở, nền tảng giúp nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong những trường hợp sau: 

  • Thẩm định giá trị công ty, doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay chia tách doanh nghiệp.
  • Thẩm định giá trị công ty, doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị có thể phân kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp. Dựa vào đó, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp để cải tiến quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm soát hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Nhờ định giá công ty, doanh nghiệp mà cơ quan quản lý ban ngành của Nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp, Từ đó có thể đề xuất các chính sách quản lý cụ thể; phù hợp đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản hay các loại thuế khác.
  • Nhờ việc định giá doanh nghiệp mà tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông hay tính công bằng khi phân chia cổ phần, hoạt động góp vốn, giải quyết vi phạm hợp đồng,… sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
  • Đây chính là cơ sở để các tổ chức, các cá nhân và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,…

Tham khảo: CÔNG THỨC ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Mục đích của việc định giá doanh nghiệp

Mục đích của việc định giá doanh nghiệp
Mục đích của việc định giá doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành định giá doanh nghiệp thường nhằm những mục đích chủ yếu như sau:

  • Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động mua bán, sáp nhập, liên doanh liên kết, thanh lý doanh nghiệp
  • Nhà đầu tư quyết định góp vốn, mua – bán chứng khoán của doanh nghiệp
  • Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
  • Tiến hành vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty
  • Tính tiền thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm
  • Tiến hành thanh lý, giải thể, phá sản doanh nghiệp
  • Là cơ sở để dựa vào đó giải quyết, xử lý các tranh chấp của doanh nghiệp

Tham khảo: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP P/B

Các phương pháp định giá doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay 

Các phương pháp định giá doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay 
Các phương pháp định giá doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp mà có thể sử dụng để định giá giá trị thực của doanh nghiệp.

Phương pháp sử dụng Bảng cân đối kế toán 

Khi sử dụng Bảng cân đối kế toán thì giá trị của doanh nghiệp chính là phần tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm mà doanh nghiệp thực hiện định giá. 

Phương pháp này với ưu điểm đó là đơn giản và dễ hiểu, thế nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số khó khăn trong quá trình định giá. 

Theo bảng cân đối kế toán thì đa số những tài sản được liệt kê trong đó đều có giá trị lịch sử. Vậy nên, tính hữu ích đối với các đối tượng liên quan đến doanh nghiệp khi sử dụng nguồn thông tin này sẽ bị hạn chế. 

Đây là phương pháp chỉ mang tính chất lý thuyết và hầu như không được sử dụng định giá doanh nghiệp trong thực tế. 

Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong tương lai

Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong tương lai
Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong tương lai

Phương pháp sử dụng chiết khấu dòng tiền trong tương lai chính là định giá giá trị hiện tại của dòng tiền tự do trong thời gian tương lai mà doanh nghiệp mang lại. Dòng tiền tự do này bao gồm cả dòng tiền của chủ sở hữu doanh nghiệp và dòng tiền đi vay từ bên ngoài. 

Phương pháp này có ưu điểm đó là nó giúp việc xác định được giá trị của doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục chứ không phải xác định những giá trị trong quá khứ như ở phương pháp trên. 

Nhược điểm của phương pháp này chính là quá trình tiến hành khá phức tạp, bởi điều quan trọng trong phương pháp này chính là phải xác định được dòng tiền mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai. 

Vậy nên, để có thể xác định được giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này thì cần phải thực hiện như sau: 

Bước 1: Xác định chính xác dòng tiền tự do trong tương lai mà doanh nghiệp tạo ra

Bước 2: Tìm ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp 

Đọc thêm: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Sử dụng kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản

Căn cứ vào kết quả kiểm kê của doanh nghiệp tại thời điểm muốn định giá để xác định giá trị thực của doanh nghiệp. Phương pháp này đòi hỏi các chuyên gia cần phải định giá được giá trị tạo ra của từng tài sản.

Đối với phương pháp này thì các thông tin được cung cấp một cách đáng tin cậy tại ngay thời điểm định giá. Thế nhưng, những thông tin này chỉ thể hiện được những giá trị thanh lý của doanh nghiệp. 

Còn việc định giá là để xác định và đưa ra những quyết định đối với doanh nghiệp trong thời gian tương lai. Cho nên, phương pháp định giá doanh nghiệp này không mang lại nhiều giá trị trong thực tế.

Phương pháp so sánh với giá trị trên thị trường 

So sánh với giá trị trên thị trường chính là thực hiện so sánh giá trị thị trường của những doanh nghiệp có tính chất kinh doanh cũng như quy mô tương đồng với doanh nghiệp của mình. Khi sử dụng phương pháp này thì sẽ phụ thuộc vào thị trường, cần phân tích được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp; cũng như những chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác tương đồng.

Thế nhưng, để có thể lựa chọn được một doanh nghiệp có quy mô và tính chất kinh doanh tương đồng như doanh nghiệp muốn định giá là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đây là phương pháp lại vô cùng phù hợp với việc định giá các doanh nghiệp không được niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Chiết khấu những dòng lợi nhuận khác thường 

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận - Chiết khấu những dòng lợi nhuận khác thường 
Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Chiết khấu những dòng lợi nhuận khác thường 

Khoản lợi nhuận khác thường này chính là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận thông thường của một doanh nghiệp. 

Trên thực tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể khác với mức lợi nhuận thông thường.

Cách tính lợi nhuận khác thường của doanh nghiệp: 

Khoản lợi nhuận khác thường = Lợi nhuận thuần – (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ × Chi phí cho vốn chủ sở hữu) 

Trên đây là các phương pháp định giá doanh nghiệp được các đơn vị doanh nghiệp sử dụng trong công tác định giá của mình. Tuy nhiên, việc định giá một doanh nghiệp hoặc xác định giá trị thực của doanh nghiệp không phải là điều dễ

Tìm hiểu thêm: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ONLINE

Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Phương pháp này không chỉ dựa trên cơ sở xem xét doanh nghiệp không phải đơn thuần là tổng số giá trị các tài sản hiện có mà là một hệ thống phức tạp các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 

Điều mà bất kể nhà đầu tư nào đều trông đợi là lợi nhuận, đó là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tương lai. Và là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Với cách nhìn nhận đó người ta đưa một số phương pháp định giá chủ yếu sau:

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Phương pháp lợi nhuận

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận - Phương pháp lợi nhuận
Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Phương pháp lợi nhuận

Đối với việc lựa chọn tỷ suất hòa vốn cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn của nhà nước làm tỷ suất vốn hóa là có cơ sở và hợp lý hơn. Vì nó phản ánh khả năng thu được lợi nhuận ở mức trung bình mà nhà đầu tư có thể đạt được trên thị trường.

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Phương pháp hiện tại hóa dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai

Phương pháp này là một trong các phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư.

Ưu điểm của phương pháp này là dựa trên cơ sở xem xét hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai; và giá trị doanh nghiệp được đánh giá trong trạng thái động.

Tuy nhiên, khó khăn cơ bản của phương pháp này là việc chọn tỷ suất hiện tại hóa dòng thu nhập; và dự toán số năm doanh nghiệp có khả năng đem lại khoản thu.

Ngoài ra, việc dự toán quy mô khoản thu nhập hàng năm; nhất là số lợi nhuận sau thuế cũng là một việc phức tạp và có thể mắc sai lầm.

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Phương pháp hiện tại hóa lợi tức cổ phần

Đây là phương pháp dựa trên cơ sở cho rằng về mặt lý thuyết tổng giá trị trao đổi các cổ phiếu của doanh nghiệp; hay là giá trị của doanh nghiệp sẽ được tăng tổng giá trị hiện tại hóa các khoản lợi tức thu được trong tương lai.

Cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận – Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp là phương pháp kết hợp của 2 phương pháp trên. Cho nên, doanh nghiệp được nhìn nhận như một tổng thể các yếu tố kinh tế hợp thành. Cụ thể:

  • Các yếu tố vật chất (tài sản hữu hình)
  • Các yếu tố phi vật chất( tài sản vô hình). 

Ví dụ: uy tín doanh nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, bí quyết công nghệ, trình độ quản lý doanh nghiệp, các mối liên hệ khách hàng, khả năng nghề nghiệp người lao động…

Quy mô lợi nhuận của một doanh nghiệp bên cạnh việc phụ thuộc vào giá trị các loại tài sản hữu hình thì nó còn phụ thuộc vào cả tài sản vô hình. 

Đây chính là phương pháp khắc phục được những nhược điểm của 2 phương pháp trên. Vì nó cho phép đánh giá giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị các tài sản vô hình và hữu hình.

Ngoài ra, phương pháp định giá tài sản kết hợp này còn có thể xét đến lợi ích kinh tế của cả người mua và người bán. Nhờ những ưu điểm nổi bật như vậy mà nó được sử dụng phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường.

Bài viết đã cung cấp về các phương pháp định giá doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay; cách định giá công ty dựa trên lợi nhuận. Hy vọng bài viết thông tin trên sẽ cung cấp một lượng thông tin hữu ích cho các bạn.

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản