PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

8 mn read

Vốn và nguồn vốn là các yếu tố mà các doanh nghiệp luôn rất chú trọng. Nguồn ᴠốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối ᴠới tài ѕản đang quản lý ᴠà ѕử dụng ở doanh nghiệp. Vậy nguồn vốn doanh nghiệp là gì, phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp là gì?. Cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn vốn doanh nghiệp là gì?

 Nguồn vốn doanh nghiệp là gì?
Nguồn vốn doanh nghiệp là gì?

Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Hay hiểu đơn giản chính là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư, với ngân hàng hoặc với các cổ đông. Nguồn vốn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản cho doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư; nguồn vốn của doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc, xuất xứ của vốn mà doanh nghiệp huy động sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?

Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm trách nhiệm pháp lý thì nguồn vốn chia làm 2 loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.  

Nguồn vốn chủ sở hữu (Equity)

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không phải trả vốn đó cho người khác. Vốn chủ sở hữu sẽ cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng để đảm bảo trả nợ. Có 2 nguồn hình thành vốn chủ sở hữu là nguồn vốn – quỹ (vốn tự có) và nguồn kinh phí.

Tìm hiểu thêm: VỐN CHỦ SỞ HỮU LÀ GÌ?

Nguồn vốn chủ sở hữu (Equity)
Nguồn vốn chủ sở hữu (Equity)

Nguồn vốn – quỹ

Nguồn vốn- quỹ bao gồm 5 chỉ tiêu phân tích, quản lý. Cụ thể: 

Nguồn vốn kinh doanh

Đây chính là nguồn vốn được tạo ra từ các tài sản đang phục vụ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; trừ 1 phần tài sản là tiền và chi phí của 4 nguồn vốn – quỹ còn lại. Đây là nguồn vốn chính tạo nên vốn tự có. Nguồn vốn kinh doanh được tạo nên chủ yếu từ 2 nguồn:

– Từ sự đóng góp của chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu) khi thành lập doanh nghiệp; và sự đóng góp bổ sung trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn đóng góp ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc xin giấy phép thành lập.

– Bổ sung từ lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho sự phát triển vốn tự có.

Bên cạnh 2 nguồn cơ bản trên thì có doanh nghiệp có thể bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quà tặng, biếu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…

Tham khảo: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đây chính là nguồn vốn dùng cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Để mở rộng quy mô kinh doanh và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phản ánh vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác xây dựng cơ bản chưa hoàn thành; chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo. 

Tương tự như nguồn vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ 2 nguồn: vốn góp bổ sung của chủ sở hữu và từ lợi nhuận để lại.

Hai nguồn vốn kể trên còn được phân loại thành vốn chủ sở hữu cấp: vốn cổ phần, vốn liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) và vốn tự bổ sung.

Quỹ

Mỗi quỹ được thành lập đều nhằm mục đích chi tiêu nhất định. Sự khác nhau giữa các quỹ thường là do mục đích của quỹ quyết định. Đây cũng chính là quyết định nguồn hình thành quỹ. Doanh nghiệp có 3 quỹ và đều được hình thành từ lợi nhuận:

– Quỹ phát triển kinh doanh

– Quỹ dự phòng tài chính

– Quỹ khen thưởng và phúc lợi

Lãi chưa phân phối

Phản ánh số lãi hoặc số lỗ chưa được quyết toán hoặc quyết toán rồi nhưng chưa phân phối vào 2 nguồn vốn và các quỹ ở trên và chưa trả lãi cho người góp vốn. 

Chênh lệch giá

Bao gồm:

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  • Chênh lệch tỷ giá

Nguồn kinh phí

Quỹ quản lý của cấp trên

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền quỹ quản lý của cấp trên hiện còn chưa chi dùng.

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp phản ánh số kinh phí được cấp đã chi tiêu nhưng chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng.

Nguồn kinh phí là của ngân sách nhà nước và cấp trên cấp nên khi chưa sử dụng hoặc chưa được quyết toán thì vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Cho nên vốn tự có không bao gồm chỉ tiêu này.

Nợ phải trả (Debt)

Nợ phải trả (Debt)
Nợ phải trả (Debt)

Nợ phải trả là số tiền mà doanh nghiệp vay, thuê tài chính cho nên doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho các chủ nợ số tiền đó sau 1 thời hạn nhất định. Căn cứ vào thời hạn trả nợ, nợ phải trả được chia thành 3 loại: nợ ngắn hạn, dài hạn và nợ khác.

Nợ ngắn hạn (Short-term debt)

Đây chính là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Căn cứ vào nguồn hình thành, nợ ngắn hạn chia thành 3 loại:

Vay ngắn hạn 

Là khoản vay để đầu tư tài sản lưu động không thường xuyên cần thiết. Ví dụ như mua nguyên vật liệu dự trữ khi thời vụ… hoặc để trả các khoản nợ đến hạn do chưa kịp thu hồi các khoản phải thu.

Nợ dài hạn đến hạn trả

Vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng vay và thuê tài chính xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo. Và chuyển sang chỉ tiêu nợ dài hạn đến hạn trả.

Điều này có tác dụng giúp doanh nghiệp bố trí nguồn vốn trả nợ kịp thời nhưng sẽ không bị đọng vốn. Bên cạnh đó còn giúp ta thấy nợ dài hạn đã đến hạn phải trả trong năm tài chính kể cả nợ quá hạn. Từ đó có thể đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này phản ánh số nợ còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn trả trong năm tài chính hoặc quá hạn phải trả.

Các khoản phải trả

Bao gồm 6 hình thức cụ thể sau:

– Phải trả cho người bán.

– Người mua trả tiền trước

– Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

– Phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền công, phụ cấp.

– Phải trả cho các đơn vị nội bộ

– Các khoản phải trả, phải nộp khác

Nợ dài hạn (Long-term debt)

Nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

Là khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh. Tiền ở khoản nợ này dùng để đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Căn cứ vào nguồn hình thành, nợ dài hạn chia làm 2 loại:

– Vay dài hạn 

– Nợ vay dài hạn khác, chủ yếu là thuê tài chính nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh nợ dài hạn còn chưa đến hạn trả trong niên độ kế toán. Phần đến hạn trả đã được tách ra. Nên nợ dài hạn không bao gồm nợ quá hạn.

Nợ khác

Có các dạng chính sau:

– Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

– Chi phí phải trả hay chi phí trích trước

Phân loại nợ phải trả theo thời gian như trên có tác dụng bố trí nguồn trả nợ kịp thời mà không bị đọng vốn. Qua đó cũng giúp đánh giá đúng đắn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp còn có thể chia thành nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn dài hạn gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá, bố trí nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn phù hợp với thời hạn đầu tư của tài sản.

Mục đích phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

 Mục đích phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp
Mục đích phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệp với mục đích là để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào?. Cũng như quy mô nguồn vốn huy động tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tự chủ hay phụ thuộc; và thay đổi theo chiều hướng nào?. Việc xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp sẽ giúp đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

Tham khảo: VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?

Bên cạnh đó, việc phân tích nguồn vốn doanh nghiệp còn nhằm để đánh giá quy mô vốn của doanh nghiệp; mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Cũng như của từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Quy mô và sự biến động của tổng vốn cũng như từng loại tài sản sẽ giúp ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp; và cũng sẽ thấy được việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua cơ cấu phân bổ vốn, sẽ giúp doanh nghiệp thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện; sự biến động về cơ cấu vốn cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

Khi phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần liệt kê tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Để từ đó có thể có những đánh giá, bố trí nguồn vốn ngắn hạn; dài hạn phù hợp với thời hạn đầu tư của tài sản. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản