NPV LÀ GÌ?

NPV là gì?

Chỉ số NPV thường được các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp,… sử dụng để đánh giá tính khả thi của dự án. Vậy cụ thể NPV là gì, ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số này như thế nào?. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

NPV là gì?

NPV là gì?
NPV là gì?

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) là giá trị hiện tại ròng. Đây chính là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền vào và giá trị hiện tại của các dòng tiền ra trong một khoảng thời gian. Hay có thể hiểu NPV là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong tương lai khi được chiết khấu về thời điểm hiện tại. NPV được sử dụng nhiều trong lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Nó để phân tích khả năng sinh lời của một dự án đầu tư.

Cơ sở xuất hiện NPV và phương pháp tính, đánh giá chỉ số NPV là sự giảm đi trong giá trị của tiền vì lạm phát. Dẫn đến hiện tượng thu nhập từ dự án đầu tư có thể thay thế sau một thời gian. Chỉ số NPV được đánh giá để nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không. Vì một đồng thu được trong tương lai sẽ không giá trị bằng một đồng thu được tại hiện tại.

Tham khảo thêm: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN (WACC)

Cách tính chỉ số NPV

Ta có công thức tính NPV tại một thời điểm như sau:

Cách tính chỉ số NPV
Cách tính chỉ số NPV

Trong đó:

  • i : tỷ lệ chiết khấu
  • t : thời gian được tính (thường là năm)

Khi dòng tiền ròng không đồng đều, tức là dòng tiền ròng thay đổi giữa các thời kỳ. Ta có công thức:

Cách tính chỉ số NPV
Cách tính chỉ số NPV

Trong đó:

  • Rt : dòng tiền vào tại thời điểm t
  • i : tỷ lệ chiết khấu
  • Co : Chi phí đầu tư ban đầu
  • t : thời gian được tính (thường là năm)

Ý nghĩa của NPV là gì?

Ý nghĩa của NPV là gì?
Ý nghĩa của NPV là gì?

NPV là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư ban đầu. Chỉ số này sẽ được tồn tại ở 3 giá trị: dương, âm và bằng 0. Và với mỗi giá trị sẽ có một ý nghĩa riêng. Cụ thể:

– Nếu NPV > 0 thì có nghĩa là lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư hoặc dự án đầu tư đang cao hơn so với chi phí đầu tư ban đầu mà bạn đã bỏ ra. Theo đó, dự án này có tính khả thi và có thể thực hiện.

– Nếu NPV < 0 thì tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. NPV âm thì không đồng nghĩa với việc khoản đầu tư hay dự án bị thua lỗ. Dự án đó vẫn có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán. Bởi vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu nên nó được xem là không có giá trị.

– Chỉ số NPV = 0 thì thể hiện khoản đầu tư hoặc dự án đầu tư của bạn hòa vốn. Bạn không có lãi cũng không bị lỗ.

Cho nên, dựa vào việc phân tích giá trị NPV thì các nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án đó không. Nên đầu tư vào các dự án có NPV dương và hạn chế đầu tư vào dự án có NPV âm. Đặc biệt khi chỉ số NPV càng cao thì dự án đầu tư càng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Đọc thêm: CÔNG THỨC TÍNH ROS

Ưu điểm của NPV

Ưu điểm của NPV
Ưu điểm của NPV

Dễ hiểu, dễ sử dụng

Chỉ số NPV là một cách nhà đầu tư xác định mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư tiềm năng. Cho nên, về cơ bản xác định giá trị hiện tại của khoản lãi hoặc lỗ của một khoản đầu tư; nên nó rất dễ hiểu và là một công cụ ra quyết định hợp lý.

Dễ so sánh tính khả thi của các dự án đầu tư

NPV cho phép so sánh các khoản đầu tư tiềm năng dễ dàng. Chỉ cần là NPV của các phương án được tính tại cùng một thời điểm; thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể so sánh tính khả thi của mỗi phương án. Khi có được chỉ số NPV của nhiều phương án, nhà đầu tư sẽ chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất vì nó sẽ cung cấp nhiều giá trị nhất cho công ty.

Nếu không có phương án nào có NPV dương; nhà đầu tư sẽ không chọn phương án nào trong số đó. Bởi không có khoản đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị cho công ty. Nên tốt hơn hết là công ty không nên đầu tư.

Có thể tùy chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng

NPV có thể tùy chỉnh để phản ánh chính xác các mối quan tâm và nhu cầu tài chính của công ty. Ví dụ, tỷ lệ chiết khấu có thể được điều chỉnh để phản ánh những điều như rủi ro; hay chi phí cơ hội và phí bảo hiểm đường cong lợi suất thay đổi đối với nợ dài hạn.

Nhược điểm của NPV

Nhược điểm của NPV
Nhược điểm của NPV

Bên cạnh những ưu điểm trên thì chỉ số NPV cũng có một số nhược điểm nhất định. Đó là:

Rất khó để ước tính chính xác

Chỉ số NPV rất khó để chính xác hoàn toàn vì để tính được nó các nhà đầu tư phải nắm được chính xác các thông số như:

  • Tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cụ thể
  • Thời điểm tính toán của các dòng tiền đó

Nhưng các thông tin này rất khó xác định vì vậy chỉ số NPV chỉ mang tính chất tương đối.

Tìm hiểu thêm: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Không tính đến chi phí cơ hội

Việc phân tích chỉ số NPV có thể giúp các nhà đầu tư so sánh tính khả thi của các dự án đầu tư trong cùng một khoảng thời gian xác định. Thế nhưng, việc tính toán này lại không tính đến chi phí cơ hội của dự án đầu tư đó. Có nghĩa là việc không còn khả năng tài chính để rót vốn đầu tư cho các dự án có tiềm năng sinh lời tốt hơn trong tương lai. 

Cho nên, phương án đầu tư có NPV dương cao nhất ở thời điểm tính toán hiện tại chưa chắc đã được các nhà đầu tư lựa chọn. Nếu như nhà đầu tư xét thêm chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó.

Không cung cấp bức tranh tổng quan của dự án đầu tư

NPV không thể hiện được bức tranh tổng quan của dự án về lợi ích, mất mát khi dự án được triển khai. Để khắc phục hạn chế này thì nhà đầu tư nên đồng thời xem xét nhiều chỉ số khác cùng với NPV như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR.

Không tính đến quy mô của dự án đầu tư

Ví dụ có 2 dự án đầu tư trong đó:

– Dự án A cần 6 tỷ đồng để đầu tư và tạo ra NPV là 2 tỷ đồng.

– Dự án B cần 2,5 tỷ đồng để đầu tư và tạo ra NPV là 1 tỷ đồng.

Nếu chỉ dựa vào kết quả của chỉ số NPV thì có thể dự án A sẽ là lựa chọn của các nhà đầu tư. Thế nhưng, dự án B mới là dự án mang lại lợi nhuận cao hơn trên tổng vốn đầu tư ban đầu. Cho nên, chỉ số NPV có thêm một hạn chế nữa là không tính đến quy mô của dự án ban đầu.

Mối quan hệ giữa NPV và IRR

Mối quan hệ giữa NPV và IRR
Mối quan hệ giữa NPV và IRR

IRR chính là nghiệm của phương trình NPV= 0. Có nghĩa là muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0.

Mối quan hệ giữa IRR và NPV dựa trên phương trình này như sau:

  • Phương trình vô nghiệm: không có IRR. Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. Trong khi đó, NPV luôn tính ra được với dữ kiện đầy đủ.
  • Phương trình có nhiều nghiệm: có nhiều IRR. Không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh. NPV luôn chỉ cho 1 giá trị.
  • IRR chỉ dùng để đánh giá độc lập một dự án; khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.
  • IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất. Và IR hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ. Điều trên thực tế xảy ra với các dự án dài hạn.

Bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất về NPV là gì, cách tính, ưu điểm và hạn chế của chỉ số này rồi. NPV thực sự là một trong những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá được chất lượng của dự án. Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm nó cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Vậy nên để có thể nhìn nhận đúng tiềm năng dự án, bạn đừng quên sử dụng thêm những chỉ số khác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất nhé. Chúc bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
NPV LÀ GÌ?

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88