Chỉ số P/E là một trong những chỉ số tài chính cơ bản nhất, được sử dụng rộng rãi để định giá cổ phiếu. Nếu bạn là nhà đầu tư cổ phiếu hay chứng khoán thì một trong những kiến thức bạn cần học là chỉ số P/E. Vậy Chỉ số P/E là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Hay nói cách khác, nó cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng chi trả mức giá bao nhiêu cho 1 cổ phiếu nhất định, dựa trên mức thu nhập của cổ phiếu đấy.
Chỉ số P/E thường được biết đến là một trong những chỉ số tài chính quan trọng dùng để định giá và đánh giá tiềm năng (mang tính tương đối) của cổ phiếu. Chỉ số này thường được gọi là chỉ số giá trên thu nhập, hoặc đôi khi còn được gọi là bội số thu nhập/ bội số giá. Ngoài ra, đây cũng là công cụ để giúp bạn định giá các chỉ số chứng khoán, chẳng hạn như SPX500, NAS100…
Có thể bạn chưa biết: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS là gì?
Cách tính chỉ số P/E
Cách tính
Để tính tỷ số P/E của một doanh nghiệp thì chúng ta cần xác định 2 yếu tố cơ bản sau:
- Price: Giá thị trường của một cổ phiếu.
- EPS: Thu nhập hay lợi nhuận ròng của một cổ phần đang lưu hành ở hiện tại.
Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường của một cổ phiếu chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần.
Nhưng lưu ý rằng những thông số ở đây đều phải được lấy ở một kỳ, một thời điểm nhất định.
P/E được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp. Nói đơn giản là Nếu năm đó lợi nhuận không thay đổi thì P/E = Số năm hoà vốn.
Chúng ta phải phân biệt rõ ràng có 2 loại P/E:
- Trailing P/E: Lấy từ thu nhập của 4 quý trước đó.
- Forward P/E: Dự báo thu nhập 4 quý tiếp theo (còn gọi là P/E dự phòng ) được tính dựa trên tổng lợi nhuận sau thuế ước lượng tại 1 thời điểm trong tương lai.
Công thức tính chỉ số P/E
Công thức:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong đó:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
Ví dụ về cách tính P/E
Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 20 (=150.000/7.500). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm.
Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 10 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận.
Hiểu đơn giản: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)
P/E là số liệu được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp.
Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quý trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quý tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng). Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E.
Ví dụ P/E của Vinamilk là 20, một con số khá hợp lý, nhưng nếu Vinamilk tăng trưởng 30% vào năm sau, thì forward P/E của là 15.4, được đánh giá là khá rẻ.
Hãy tham khảo thêm: Cách tính lợi nhuận biên
Ý nghĩa của chỉ số P/E
- Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
- Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
Ví dụ:
CTCP Thế giới di động (Mã: MWG) hiện có P/E bằng 12,57.
Điều đó nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 12,57 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ MWG.
Chỉ số P/E thấp
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Chỉ số P/E cao
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Tham khảo thêm: Cách đánh giá cổ phiếu tốt
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Cách đánh giá chỉ số P/E tốt
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước.
Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều rất khó, tuy nhiên nếu bạn xem trọng P/E thì lưu ý vài góc độ sau:
- Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao).
- Chỉ số P/E của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
- Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
- Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
- Đây có phải là công ty theo chu kỳ không?
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/E, nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng.
Ví dụ minh họa
Lãi suất ngân hàng = 6.5%, thì khi đó P/E < 15.4. Tuy nhiên để an toàn, bạn có thể hạ xuống mức thấp hơn nữa, ví dụ P/E < 10 chẳng hạn.
Thông thường, P/E từ 5-12 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại P/E > 15, bạn phải đảm bảo đây là công ty chất lượng tốt, hoặc bạn định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác.
P/E cao thường mang tính rủi ro hơn so với P/E thấp, (tất nhiên nếu bạn hiểu – dựa vào phần vừa viết trên, còn bạn lớ ngớ thì P/E thấp bạn vẫn chết như thường) P/E cao cũng thường gắn liền với những công ty tăng trưởng. P/E thấp là đặc tính thường thấy của cổ phiếu giá trị.
Bài viết liên quan: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu D/E là gì?
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chỉ số P/E là một trong những công cụ quan trọng trong việc định giá cổ phiếu/chứng khoán. Nhằm xác định giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu nhất định. Dưới đây là công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E.
PP = EPS * (P/E)ngành
Trong đó:
- P: Giá trị hợp lý của cổ phiếu
- EPS: Thu nhập mỗi cổ phần. EPS có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi, sau đó chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS cũng được công bố rộng rãi trên các chuyên trang tài chính, hoặc báo cáo tài chính của công ty.
- (P/E)ngành: Chỉ số Giá/Thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số P/E bình quân của ngành được cung cấp trên các chuyên trang tài chính. Hoặc bạn có thể tính thủ công theo mục đích của bạn bằng cách chọn ra các doanh nghiệp có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán, sau đó tính P/E bình quân của các doanh nghiệp này theo trọng số là mức vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Ưu điểm:
- Công thức đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm:
- Cần chọn được P/E ngành hoặc danh mục các doanh nghiệp cùng ngành có mức độ tương đồng nhất định với doanh nghiệp đang muốn định giá.
- Công thức phụ thuộc vào P (Giá thị trường). Nếu cổ phiếu bị đầu cơ, hoặc rơi vào biến động mạnh do khủng hoảng kinh tế… thì chỉ cố P/E sẽ bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc định giá.
Bài viết tham khảo: Cách mua cổ phiếu online nhanh chóng
Các lưu ý về chỉ số P/E
P/E là một chỉ số đơn giản và rất dễ tính toán, cũng như công cụ định giá hiệu quả trong đầu tư. Nhưng bạn cần vài lưu ý sau:
- Bạn không thể đánh giá chỉ số P/E cao hay thấp là tốt. Chúng ta cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác bên ngoài.
- Không nên chỉ coi trọng chỉ số P/E để quyết định đầu tư mua bán cổ phiếu.
- EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm. Do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác.
- Lợi nhuận dễ biến động, và dễ bóp méo do đó P/E cũng dễ biến động hay bóp méo => Nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3-5 năm.
Chỉ số EPS và P/E
Một trong những thành tố quan trọng trong chỉ số P/E là EPS. Dưới đây sẽ chỉ rõ ý nghĩa của chỉ số EPS trong việc xác định giá trị của một cổ phiếu.
EPS tức Earnings per share là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cổ phiếu. EPS thường được biểu thị bằng %, được tính bằng việc lấy thu nhập ròng chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
EPS =(Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường)
Chỉ số EPS sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh lợi nhuận mà bạn thực sự kiếm được từ hoạt động đầu tư cổ phiếu với các khoản đầu tư khác. Ví dụ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi và bất động sản. Theo đó, bạn có thể so sánh tỷ lệ EPS với lãi suất của các khoản đầu tư vừa kể trên để xem đầu tư vào kênh nào hiệu quả hơn.
Trên đây là bài viết về Chỉ số P/E là gì? Đồng thời giúp các bạn hiểu thêm chỉ số P/E thế nào là tốt. Hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn thành công!
Bài viết tham khảo: