BIÊN LỢI NHUẬN LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH LỢI NHUẬN BIÊN

7 mn read

Biên lợi nhuận là con số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hay khả năng sinh lời của đơn vị đó. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đánh giá về triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Vậy Biên lợi nhuận là gì và công thức tính lợi nhuận biên như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Biên lợi nhuận là gì? Công thức tính lợi nhuận biên
Biên lợi nhuận là gì? Công thức tính lợi nhuận biên

Biên lợi nhuận là gì? 

Biên lợi nhuận là một trong những tỷ suất sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh dưới dạng phần trăm. Nói một cách đơn giản, đó là con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi đơn vị doanh thu. Ví dụ: nếu một công ty cho rằng họ đã đạt được lợi nhuận biên 35% trong quý trước, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đó có thu nhập ròng là 350 đồng cho mỗi 1000 đồng doanh thu được tạo ra. 

Có một số loại tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, trong sử dụng hàng ngày, các loại văn bản, giấy tờ hay báo cáo thường nhắc đến lợi nhuận ròng. Đây là lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí từ nhân công, giá vốn hàng hóa, chi phí cố định, một lần và các loại thuế. 

Trong lợi nhuận biên các doanh nghiệp sẽ quan tâm chủ yếu 2 tỷ suất lợi nhuận đó là: 

  • Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit) 
  • Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit) 

Có thể bạn quan tâm: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là gì?

Các đặc điểm chính của biên lợi nhuận 

Các đặc điểm chính của biên lợi nhuận 
Các đặc điểm chính của biên lợi nhuận 
  • Biên lợi nhuận đo lường mức độ mà một công ty hoặc một hoạt động kinh doanh kiếm tiền, về cơ bản bằng cách chia thu nhập cho doanh thu. 
  • Được biểu thị dưới dạng phần trăm, tỷ suất lợi nhuận cho biết có bao nhiêu xu lợi nhuận đã được tạo ra cho mỗi đô la bán hàng. 
  • Mặc dù có một số loại tỷ suất lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận quan trọng và thường được sử dụng nhất là tỷ suất lợi nhuận ròng, lợi nhuận cuối cùng của một công ty sau khi tất cả các chi phí khác, bao gồm thuế và các khoản thu lẻ, đã được loại bỏ khỏi doanh thu. 
  • Biên lợi nhuận được các chủ nợ, nhà đầu tư và chính các doanh nghiệp sử dụng làm chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty. 
  • Do tỷ suất lợi nhuận điển hình thay đổi theo lĩnh vực ngành, nên cần thận trọng khi so sánh các số liệu của các doanh nghiệp khác nhau. 

Các loại lợi nhuận biên và công thức tính

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau. 

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) 

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Lợi nhuận biên gộp cho thấy tỷ suất lợi nhuận thu về của một doanh nghiệp từ chi phí kinh doanh hoặc giá vốn hàng hóa. Con số này thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động hoặc vật tư hàng hóa. 

Công thức tính biên lợi nhuận gộp 

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng hóa) x 100/Doanh thu 

Ví dụ: 

Đối với năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, công ty X đã báo cáo tổng doanh thu hoặc doanh thu là 229 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 141 tỷ thì biên lợi nhuận gộp của X trong năm 2020 được tính theo công thức: 

(229 – 141) x 100/229 = 38% 

=> Điều này có nghĩa là với mỗi ngàn đồng mà công ty X tạo ra trong doanh thu, công ty đã tạo ra 38 đồng lợi nhuận gộp trước khi các chi phí kinh doanh khác được thanh toán.  

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) 

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

So với biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng là con số mang khả năng bao quát hơn khi nó giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp. Các số đo được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể của cả doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể. 

Công thức tính biên lợi nhuận ròng 

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 

Ví dụ:  

Công ty X báo cáo đạt 48 tỷ thu nhập ròng cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2020 và tổng doanh thu là 229 tỷ trong cùng kỳ.

Lợi nhuận biên ròng = (48 x 100)/229 = 21% 

=> Lợi nhuận biên ròng 21% chỉ ra rằng cứ mỗi ngàn đồng công ty X tạo ra trong doanh thu, công ty giữ lại 0,21 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận biên cao hơn luôn là mong muốn vì nó có nghĩa là công ty tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán hàng của mình. 

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Trái lại, biên lợi nhuận ròng càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp đó càng cần phải xem xét lại chi phí nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,… và phải tìm cách tối ưu biên lợi nhuận để giảm rủi ro. 

Trong một số trường hợp chúng ta thấy hệ số biên lợi nhuận ròng giảm. Nguyên nhân của việc này là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. 

Có thể bạn chưa biết: Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp

Biên lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX) 

Biên lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX) 
Biên lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX) 

Biên lợi nhuận trước thuế (EBT) bao gồm lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh khác. Nó được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí.  

Công thức tính lợi nhuận trước thuế 

Biên lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh) 

Công thức này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 

  • Nói một cách nôm na, lợi nhuận trước thuế là phần tiền lời mà doanh nghiệp có được mà chưa tính đến phần thuế phải nộp và tiền lãi phải trả. 
  • EBT chính là cơ sở để nhà đầu tư so sánh và lựa chọn đầu tư hợp lý. Vì qua EBT có thể phần nào đánh giá được khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) 

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) 

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách so sánh giữa khoản thu nhập trước thuế + lãi vay và doanh thu bán hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra được mức độ thành công của quản lý việc thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động 

Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế (EBIT)/Doanh thu bán hàng

Tham khảo thêm: Tỷ lệ thanh khoản

Ý nghĩa của biên lợi nhuận 

Ý nghĩa của biên lợi nhuận 
Ý nghĩa của biên lợi nhuận 
  • Kết quả biên lợi nhuận bạn nhận được sẽ cho biết khả năng sinh lời của sản phẩm. Vì biên độ càng lớn nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại càng cao. 
  • Biên lợi nhuận thấp còn có nghĩa là biên độ an toàn thấp. Tức là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đủ đảm bảo, kéo theo một rủi ro là doanh số bán hàng sẽ theo xu hướng đó mà giảm theo. Dẫn đến có thể lãi sẽ không đủ để bù lỗ. 
  • Cũng có thể hiểu biên lợi nhuận là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Do đó tỷ lệ này thường chỉ dùng để so sánh trong nội bộ. Vì chỉ doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ của sản phẩm, hay nói cách khác là doanh thu của sản phẩm đó.  
  • Biên lợi nhuận sẽ khác nhau đối với những doanh nghiệp có quy mô, định hướng, chiến lược khác nhau. Nên việc so sánh biên lợi nhuận giữa hai doanh nghiệp là khá khập khiễng và không giúp đưa ra một nhận xét hữu ích gì cả. 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về biên lợi nhuận? 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về biên lợi nhuận?
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về biên lợi nhuận?

Như đã nói ở phần đặc điểm, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Vì thế, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như: 

  • Lao động 
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu 
  • Lãi vay phát sinh 
  • Thuế 

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về Biên lợi nhuận và công thức tính các biên lợi nhuận. Hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp, công ty có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất để phát triển chúng. Mọi người hãy tham khảo kỹ hơn để duy trì ổn định công việc kinh doanh nhé. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản