Dưới tác động của hàng loạt yếu tố quốc tế, thị trường trái phiếu của nước ta đang ngày càng phát triển. Chúng xây dựng liên tục cả về quy mô và chất lượng. Có thể thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang là một trong những lĩnh vực được nhà nước quan tâm . Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp là gì? Và có các loại trái phiếu doanh nghiệp nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ câu trả lời nhé!
Tham khảo bài viết DOANH NGHIỆP NÀO ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU?
Tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp
Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp
“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên. Do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Có thể hiểu, trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp là khoản vay mà các doanh nghiệp thực hiện khi không muốn vay ngân hàng. Hoặc không muốn phát hành cổ phiếu do chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp.
[INFOGRAPHIC] Khái niệm về Trái phiếu doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập. Doanh nghiệp đó phải hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số. Doanh nghiệp nhà nước thì ngoài việc tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tham khảo bài viết DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÓ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp có tất cả các đặc điểm cơ bản của trái phiếu nói chung
- Thứ nhất, trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ, mà doanh nghiệp đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Các nhà đầu tư là người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư theo cam kết đã được xác định trong hợp đồng trong tất cả trường hợp.
- Thứ hai, trái phiếu doanh nghiệp có tính sinh lời. Có nghĩa là, khi đầu tư vào trái phiếu đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ thu lại được một khoản lợi tức kỳ vọng trong tương lai.
- Thứ ba, trái phiếu doanh nghiệp có tính rủi ro. Những biến động về lạm phát, lãi suất, tỷ giá,.. của nền kinh tế thì cũng sẽ có ảnh hưởng đến việc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp.
- Thứ tư, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản. Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp có khả năng thanh khoản khác nhau.
Một số đặc điểm khác
Bên cạnh đó, trái phiếu doanh nghiệp cũng có những đặc điểm riêng biệt. Khác với trái phiếu Chính phủ hay các loại trái phiếu do các chủ thể khác phát hành đó là:
- Người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn. Tuy nhiên không được tham dự vào các quyết định của doanh nghiệp.
- Khi doanh nghiệp giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu.
- Trái phiếu doanh nghiệp có những điều kiện cụ thể kèm theo. Hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.
Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại, phổ biến như sau:
Trái phiếu có lãi suất cố định
Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
Trái phiếu không lãi suất
Trái phiếu không có lãi nhưng được mua với giá chiết khấu( giá thấp hơn mệnh giá) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
Tham khảo bài viết LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRÁI PHIẾU
Trái phiếu vô danh
Trái phiếu không ghi tên người mua và trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh
Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua.
Trái phiếu có thể chuyển đổi
Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu
Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại
Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
Trái phiếu bảo đảm
Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau.
- Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành. Nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
- Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường sẽ đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
Trái phiếu không đảm bảo
Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
Trái phiếu doanh nghiệp Techcombank
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, Techcombank được biết đến là ngân hàng nhận được sự tin tưởng của hầu hết khách hàng. Techcombank thực hiện nghiệp vụ mua bán với đa dạng các loại trái phiếu doanh nghiệp. Bao gồm: Trái phiếu ngành nghề, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo,… Techcombank cũng hợp tác đầu tư với khách hàng để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhằm đem lại lợi tức cao hơn cho khách hàng với rủi ro được kiểm soát tốt nhất.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các loại trái phiếu doanh nghiệp. Qua những thông tin trên nhà đầu tư sẽ nắm rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp Techcombank. Hy vọng, Techcombank sẽ là một địa chỉ uy tín cho bạn khi lựa chọn đầu tư trái phiếu.
Bài viết liên quan