CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

9 mn read

Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đây là nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng phục vụ các loại quyết định quản trị tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn nhất? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. 

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là gì?  

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là báo cáo thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. 

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài chính. Nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng. 

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. Nó cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ… cho nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định điều hành. 

Có thể bạn chưa biết: Phân tích chỉ số tài chính là gì?

Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 

Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 
  • Giúp người sử dụng thông tin có căn cứ tin cậy. Đồng thời làm giảm sự phụ thuộc vào linh cảm, vào dự đoán và vào trực giác. 
  • Tạo sự chắc chắn cho các quyết định kinh doanh. 

Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính thường gặp 

  • Phân tích theo chiều ngang: Trong đó so sánh hai hay nhiều năm của dữ liệu tài chính bằng đô la và hình thức tỷ lệ phần trăm. 
  • Phân tích theo chiều dọc: Nơi từng loại hoặc tài khoản trên Bảng cân đối kế được liệt kê như là một tỷ lệ phần trăm của tổng số tài khoản. 
  • Tùy theo tỷ lệ phân tích mà tính toán mối quan hệ thống kê giữa các dữ liệu. 

Các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính 

Các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính 
Các chỉ tiêu quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính 

Cơ cấu vốn và nguồn vốn 

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, trước hết phải xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trước) và cuối kỳ (năm nay). 

Thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, sẽ khái quát đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không. Sau đó kết luận chính xác về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn. 

Một số thành phần vốn quan trọng

Nhà phân tích nên có những đánh giá về cơ cấu nguồn vốn tổng quát cũng như một số thành phần vốn quan trọng của doanh nghiệp như: 

  • Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu.(1) 
  • Tỷ lệ vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn = Tổng vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn (2) 
  • Tỷ lệ nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn (3) 
  • Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả (4) 

Đánh giá chỉ tiêu 

  • Chỉ tiêu (1): Phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro. 
  • Chỉ tiêu (2), (3), (4): Cho phép nhà phân tích đánh giá về nhu cầu tiền và các nguồn tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn. Đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn lớn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. 

Bài viết liên quan: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn 

Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn 
Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn 
  • Chỉ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn. 
  • Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản nhanh/Tổng nợ ngắn hạn. 

Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khả năng thanh toán lãi vay và mức độ rủi ro tài chính. Trong đó, một số chỉ tiêu nhà quản trị cần quan tâm khi phân tích khả năng thanh toán dài hạn như sau: 

  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Chi phí lãi vay. 
  • Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản. 
  • Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. 
  • Hệ số thanh toán tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn = Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn 

Các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số tài trợ hay hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu đều thể hiện mức độ rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu. 

Nếu hệ số nợ và hệ số nợ phải trả vốn chủ sở hữu cao, thể hiện mức độ rủi ro tài chính lớn. Vì vậy, khả năng thanh toán gốc nợ vay dài hạn sẽ kém. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Trong khi đó, chỉ tiêu hệ số thanh toán của tài sản dài hạn càng cao thì các khoản nợ dài hạn càng được bảo đảm an toàn. 

Hãy tham khảo thêm: Chỉ số P/E là gì?

Khả năng sinh lời 

Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời

Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời khi và chỉ khi năng lực tạo lợi nhuận lớn hơn mức mà nhà đầu tư có thể tự tạo ra trên thị trường vốn. 

Tỷ suất sinh lời của vốn 

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời thực sự của vốn trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới. Chỉ tiêu cao thì mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh được bảo đảm. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp, độ rủi ro cao. 

Tỷ suất sinh lời của doanh thu 

Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu. Hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường. 

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới. Nếu chỉ tiêu cao, các nhà quản trị có thể phát hành thêm cổ phiếu. Đồng thời huy động thêm vốn góp đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Nếu thấp, khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. 

Hiệu quả kinh doanh 

Hiệu quả kinh doanh 
Hiệu quả kinh doanh 

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 

  • Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %. Chỉ tiêu càng nhỏ, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. 

Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần = (Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần) x 100 

  • Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng, kinh doanh có hiệu quả và ngược lại. 

Tỷ suất CPBH trên doanh thu thuần = (Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần) x 100 

  • Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này cho biết, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý. Chỉ tiêu càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 

Tỷ suất CPQL DN trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý/Doanh thu thuần) x 100 

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 
  • Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận thuần từ HĐKD/Doanh thu thuần) x 100 

  • Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các hoạt động doanh nghiệp tiến hành. Đồng thời cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu lợi nhuận trước thuế. 

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần) x 100 

  •  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Đồng thời cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x 100 

Hãy tham khảo thêm: Phân tích hiệu quả kinh doanh

Các chỉ số rủi ro tài chính 

Các chỉ số rủi ro tài chính 
Các chỉ số rủi ro tài chính 

Để biết được mức độ rủi ro tài chính, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu liên quan đến phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó. Ngoài các chỉ tiêu trên thì ta còn sử dụng chỉ tiêu quan trọng khác sau đây: 

  • Hệ số nợ trên tài sản = Tổng số nợ/Tổng số tài sản
  • Hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn
  • Hệ số thu hồi nợ = (Doanh thu Thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu) x 100
  • Thời hạn thu hồi nợ bình quân = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số thu hồi nợ) x 100
  • Hệ số quay vòng hàng tồn kho = (Trị giá vốn hàng xuất bản/Số dư bình quân hàng tồn kho) x 100
  • Thời hạn quay vòng hàng tồn kho = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số quay vòng hàng tồn kho) x 100
  • Hệ số thanh toán lãi vay = (Tổng lợi nhuận trước thuế/Chi phí lãi vay) x 100

Bài viết liên quan: Phân tích rủi ro tài chính

Các chỉ số đòn bẩy tài chính 

Các chỉ số đòn bẩy tài chính 
Các chỉ số đòn bẩy tài chính 
  • Chỉ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản 
  • Chỉ số nợ – vốn cổ phần = Tổng nợ/Tổng vốn cổ phần 
  • Số nhân vốn cổ phần = Tổng tài sản/Tổng vốn cổ phần 

Các chỉ số nợ cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán. Và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài. Đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, giá trị kế toán của các khoản nợ khác rất nhiều so với giá thị trường. Một số hình thức nợ không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ như nghĩa vụ trả tiền hưu trí hay thuê tài sản. 

Bao phủ lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế/lãi vay 

Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính khác
Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính khác

Ngoài ra, trong chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phải chú ý đến một số chỉ tiêu khác. Chẳng hạn như: cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trên thu nhập của cổ phiếu, cổ tức trên thu nhập, cổ tức trên thị giá… 

Trên đây là bài viết về Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có quyết định đúng đắn để phát triển doanh nghiệp. Đồng thời giúp các nhà đầu tư có lựa chọn sáng suốt cho kế hoạch đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản