Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần tìm hiểu về các thuật ngữ, các chỉ số và các phương pháp quan trọng để có thể phân tích dự đoán được giá của chứng khoán. Và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp để thu lợi nhuận tốt nhất. Hai trường phái phân tích chứng khoán cơ bản nhất hiện nay là FA ( Fundamental Analysis) và TA ( Technical Analysis). Trong đó, TA là một phương pháp quan trọng; sử dụng để dự đoán, phân tích giá của chứng khoán trong tương lai. Vậy TA chứng khoán là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TA trong chứng khoán là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) hay còn được gọi là TA chứng khoán. Đây là phương pháp phân tích dự đoán giá của chứng khoán dựa vào những dữ liệu quá khứ thông qua biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Nhằm phân tích các biến động của cung – cầu của cổ phiếu để giúp các nhà đầu tư quyết định thời điểm giao dịch chứng khoán; nên mua vào, bán ra hay giữ lại chứng khoán trên thị trường.
Đặc điểm của TA trong chứng khoán
Nếu như các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (FA) được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh và các yếu tố khác của doanh nghiệp thì phân tích kỹ thuật (TA) tập trung vào quá trình nghiên cứu giá cả và khối lượng giao dịch chứng khoán.
Sử dụng các công cụ trong phân tích kỹ thuật sẽ xem xét được các tác động của cung, cầu đối với một cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đó ra sao.
Phân tích kỹ thuật thường được dùng trong các chiến thuật đầu tư ngắn hạn.
Đọc thêm: DỮ LIỆU CHỨNG KHOÁN REALTIME
Vai trò của TA trong chứng khoán là gì?
TA là công cụ trợ giúp các nhà đầu tư chứng khoán với 3 chức năng chính: Báo động, xác thực và dự đoán. Cụ thể:
- Công cụ báo động: Phân tích kỹ thuật sẽ giúp cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn (ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự); thiết lập các ngưỡng an toàn (mức giá mới) thực sự thay vì dao động quanh 1 mức giá cũ. Khi nhà đầu tư nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho việc quyết định hành động mua/bán chứng khoán kịp thời.
- Công cụ xác nhận: Các phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với nhau hoặc kết hợp với phân tích cơ bản để đánh giá xu thế giá chứng khoán. Sự kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau này sẽ giúp cho nhà đầu tư có những kết luận với độ chính xác và tối ưu cao hơn.
- Công cụ dự đoán: NĐT sử dụng những kết luận từ phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.
Ưu và nhược điểm của TA trong chứng khoán là gì?
Ưu điểm
Phân tích kỹ thuật (TA) giúp xác định các tín hiệu để phân tích xu hướng giá của chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư của mình hơn. Nếu như phân tích cơ bản ( FA) thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư; thì phân tích kỹ thuật được dùng để xác định điểm mua vào và điểm bán ra của cổ phiếu.
Nhược điểm
Thị trường chứng khoán luôn có nhiều yếu tố tác động mà bạn không thể lường trước. Và không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Cho nên khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro. Việc này sẽ giúp hạn chế tác động của các biến động bất lợi tác động tới danh mục đầu tư của bạn.
Tìm hiểu thêm: CHỈ SỐ NFP LÀ GÌ?
Các trường phái TA chứng khoán
Trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều trường phái và phương pháp khác nhau được các chuyên gia và nhà đầu tư sử dụng. Dưới đây là một số trường phái được dùng phổ biến:
Trường phái phân tích kỹ thuật đồ thị nến Nhật (Candlestick Charting)
Biểu đồ nến Nhật là mô hình phân tích được dùng phổ biến của nhiều trader. Mục đích của phương pháp này là giúp NĐT đánh giá hướng đi của thị trường.
Trên một biểu đồ nến bao gồm nhiều nến, mỗi nến được cấu tạo từ các thành phần cơ bản. Dạng tiêu biểu nhất là nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ).
Trường phái phân tích kỹ thuật theo nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory)
Nguyên lý sóng Elliott được các trader sử dụng với mục đích phân tích các chu kỳ của thị trường chứng khoán và dự báo chiều hướng thị trường; bằng cách xác định thái cực trong tâm lý NĐT, các mức cao và thấp trong giá và những yếu tố tập thể.
Trường phái phân tích kỹ thuật lý thuyết Dow (Dow Theory)
Lý thuyết Dow là trường phái phân tích kỹ thuật giải thích các chiều hướng biến động của thị trường tài chính nói chung; và thị trường chứng khoán nói riêng.
Đọc thêm: LÝ THUYẾT DOW LÀ GÌ? CÁCH ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN
Phương pháp phân tích kỹ thuật theo đường chiều hướng (Trendline Charting)
Đường chiều hướng (trendline) là một đường thẳng thể hiện chiều hướng di chuyển của giá. Nó sẽ giúp NĐT xác định đường di chuyển của giá đơn giản và rõ ràng hơn. Giao dịch theo chiều hướng giá là giao dịch theo chiều của giá, cũng như với chiều dịch chuyển của dòng tiền; – Lượng cung/cầu trên thị trường.
Các trường phái, phương pháp phân tích kỹ thuật khác
Bên cạnh các trường phái ở trên, NĐT cũng tham khảo thông tin thêm về các trường phái, phương pháp phân tích kỹ thuật khác:
- Trường phái phân tích kỹ thuật ứng dụng mô hình đảo chiều (Reversal). Và mô hình tiếp tục (Continues)
- Trường phái phân tích kỹ thuật Lý thuyết chu kỳ (Cycle Theory)
- Trường phái phân tích kỹ thuật Lý thuyết hiện tượng Delta (Delta Phenomenon)
- Phương pháp phân tích kỹ thuật ứng dụng dãy số Fibonacci (Fibonacci Series)
- Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Points)
- Phương pháp phân tích kỹ thuật ứng dụng lý thuyết hộp Darvas của Nicolas Darvas
- Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật (Technical Indicator)
- Phương pháp phân tích đầu tư CANSLIM của William O’Neil
- Phương pháp phân tích của Wyckoff – Wyckoff Analysis
- Phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis
Kết hợp giữa FA và TA trong chứng khoán
Khi giao dịch việc bạn áp dụng phương án phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (TA) đều nhằm trả lời cho 4 câu hỏi:
- Mua khi nào? Mua giá nào?
- Bán khi nào? Bán giá nào?
Việc trả lời rõ ràng 4 câu hỏi này sẽ giúp NĐT tồn tại và phát triển bền vững ở thị trường tài chính khắc nghiệt này.
- FA giúp NĐT xác định cơ bản nội tại, khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Nếu chỉ dùng FA thì tỷ lệ thắng chỉ là 50%. Và nếu nhà đầu tư chỉ nhìn vào FA và ra quyết định mua lúc giá đang downtrend thì giá trị tài sản vẫn sụt giảm theo thời gian; ảnh hưởng tâm lý, gồng lỗ, tốn thời gian, khối tối ưu được vòng vốn.
- TA giúp NĐT nhìn được lịch sử giá, lịch sử tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng giai đoạn của cổ phiếu. Phân tích kỹ thuật TA sẽ phân tích hành vi đám đông, cho thấy các điểm mua/bán tốt.Nhưng TA sẽ không phản án được tiềm năng tăng trưởng và giá trị của doanh nghiệp qua vài cây nến hay vài đường trendline. Cho nên, tỷ lệ thắng ở TA cũng chỉ là 50%.
Và chính xác nhất là khi đầu tư bạn nên sử dụng TA, kết hợp cùng FA sẽ cho chiến lược hiệu quả hơn cả:
- FA tốt + TA tốt: Nên nắm giữ cổ phiếu tiếp tục
- FA tốt + TA quá cao: Cân nhắc việc bán cổ phiếu
- FA tốt + TA xấu, quá thấp: Cân nhắc việc mua cổ phiếu
- FA xấu + TA tốt, quá cao: Cân nhắc việc bán cổ phiếu
- FA xấu + TA xấu: Hãy bán cổ phiếu bằng mọi giá
Lời kết TA trong chứng khoán là gì?
Trên đây là những thông tin về TA trong chứng khoán là gì; cũng như đặc điểm, vai trò, ưu nhược điểm và các trường phái của TA trên thị trường chứng khoán. Hy vọng bài viết bạn đã có thêm những kiến thức đầu tư hữu ích cho mình. Chúc bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất và thu về lợi nhuận cao nhé!
Bài viết tham khảo: