PROFIT MARGIN LÀ GÌ?

5 mn read

Để các doanh nghiệp, công ty có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp mình, người ta thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận (hay profit margin). Tuy nhiên rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy Profit margin là gì? Nó có ý nghĩa gì? Cách tính Biên lợi nhuận như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất nhé.

Profit Margin là gì?

Profit Margin là gì?
Profit Margin là gì?

Profit Margin (Biên lợi nhuận) là một trong những tỷ lệ sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả của một công ty, doanh nghiệp. Nó thể hiện phần trăm doanh thu của doanh nghiệp đã chuyển thành lợi nhuận.

Hay nó được hiểu đơn giản; chính là con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi phần doanh thu. 

Tham khảo thêm: BIÊN LỢI NHUẬN LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH LỢI NHUẬN BIÊN

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp báo cáo đã đạt được biên lợi nhuận 35% trong quý trước. Có nghĩa là doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 0,35% cho một hoạt động kinh doanh.

Có nhiều loại Profit Margin khác nhau. Nhưng trong hoạt động kinh doanh thông thường, biên lợi nhuận đề cập đến tỷ suất lợi nhuận ròng; lợi nhuận cuối cùng của một công ty sau khi lấy doanh thu trừ tất cả các chi phí, bao gồm thuế. Và các khoản chi phí bán lẻ.

Biên lợi nhuận được các nhà đầu tư và chính các doanh nghiệp sử dụng làm thước đo về chỉ số về sức khỏe tài chính; kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai.

Tỷ suất lợi nhuận điển hình thay đổi theo mỗi lĩnh vực ngành khác nhau.Nên khi so sánh các số liệu của các doanh nghiệp khác nhau cần phải cẩn trọng.

Đặc điểm của Profit Margin là gì?

Đặc điểm của Profit Margin là gì?
Đặc điểm của Profit Margin là gì?

So với lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ròng thì biên lợi nhuận cho biết được bao nhiêu tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Cho nên, lợi nhuận biên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. 

Khi doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô nền kinh tế tại thời điểm đó.

Profit Margin được áp dụng chủ yếu để so sánh nội bộ vì để sử dụng biên lợi nhuận khi so sánh lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp khác nhau là rất khó. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty khác nhau không mang lại nhiều ý nghĩa. Bởi vì quy trình hoạt động và tài chính của mỗi công ty, doanh nghiệp là khác nhau.

Profit Margin là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Các loại lợi nhuận biên cơ bản và Cách tính Biên lợi nhuận

Các loại lợi nhuận biên cơ bản và Cách tính Biên lợi nhuận
Các loại lợi nhuận biên cơ bản và Cách tính Biên lợi nhuận

Trong kinh doanh, biên lợi nhuận Profit margin được chia làm 3 loại: Biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận ròng. Mỗi loại biên lợi nhuận sẽ có công thức tính riêng. Cụ thể:

Lợi nhuận biên gộp

Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit) cho thấy lợi nhuận thu về của một doanh nghiệp từ chi phí bán sản phẩm. Bên cạnh đó, lợi nhuận biên gộp cũng cho thấy được hiệu suất sử dụng lao động như thế nào, sử dụng vật tư như nào trong quá trình sản xuất.

 Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit)
Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit)

Công thức tính:

  • Lợi nhuận biên gộp = (doanh thu – vốn bán hàng)/doanh thu.

Một doanh nghiệp thu về lợi nhuận biên gộp nhiều sẽ có dư chi phí cho các khoản kinh doanh khác. Nếu doanh nghiệp chi ra nhiều cho các khoản vật tư, lao động thì lợi nhuận biên gộp sẽ giảm.

Đọc thêm: BIÊN LỢI NHUẬN GỘP GROSS MARGIN PROFIT LÀ GÌ?

Lợi nhuận biên hoạt động 

Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Margin Profit) là mức lợi nhuận của doanh nghiệp (chưa trừ đi lãi vay vốn và thuế) so với doanh thu bán hàng. Lợi nhuận biên hoạt động cho thấy khả năng quản lý công việc tạo ra nguồn thu từ việc kinh doanh.

Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Margin Profit)
Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Margin Profit)

Công thích tính: 

  • Lợi nhuận biên hoạt động = EBIT (lợi nhuận chưa trừ đi thuế và lãi vay)/doanh thu.

Lợi nhuận biên ròng

Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit) chính là tổng lợi nhuận thu về của doanh nghiệp, tính từ tất cả hoạt động kinh doanh kể cả thuế. 

 Net Margin Profit chính là tỷ lệ giữa thu nhập ròng với doanh thu bán hàBIÊN ĐỘ TRONG CHỨNG KHOÁNng. Tỷ lệ này thể hiện rõ nhất khả năng quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm: BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG

Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit)
Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit)

Công thức tính:

  • Lợi nhuận biên ròng = lợi nhuận ròng sau khi trả thuế/doanh thu.

Kết quả của lợi nhuận biên ròng theo quý, theo năm cho thấy được doanh nghiệp thu về lợi nhuận ít nhiều như thế nào. 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về Biên lợi nhuận (Profit Margin)

Như đã nói ở trên, biên lợi nhuận chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của cả doanh nghiệp. Cho nên, ngay khi đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung thì có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và nên ngừng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của một sản phẩm có thể kể đến như:

  • Lao động
  • Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Vậy là bài viết đã thông tin đến các bạn về lợi nhuận biên Profit Margin là gì?. Các loại lợi nhuận biên cơ bản và Cách tính biên lợi nhuận chính xác nhất. Hy vọng đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản