TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

6 mn read

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hay đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp là một trong ba trụ cột của các bước tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, không thể không nhắc đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vậy hình thức này nghĩa là gì? Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời đại hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu hình thức này qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chính là việc:

  • Chuyển doanh nghiệp do chủ sở hữu là Nhà nước (gọi là doanh nghiệp đơn sở hữu) thành loại hình công ty cổ phần (gọi là doanh nghiệp đa sở hữu).
  • Chuyển từ hoạt động theo quy định Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp được phân chia thành các cổ phần chào bán cho cán bộ công nhân ở doanh nghiệp; và phần còn lại thuộc sở hữu nhà nước. Số lượng cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hoặc ít. Có thể từ 0% tới 100% tùy vào từng doanh nghiệp.

Việc cổ phần hóa được thực hiện nhằm với mục đích tránh gây ra những mâu thuẫn giữa nhà nước với bộ phận cán bộ; nhân dân lo ngại về sự phát triển trong khu vực kinh tế tư nhân.

Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân. Và thay vào đó là tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.

Tham khảo: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÓ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?

Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?
Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?

Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Bởi những nguyên nhân dưới đây:

Đối với doanh nghiệp

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tạo nên sự thúc đẩy trong quá trình sản xuất và kinh doanh của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.

Với việc cổ phần hóa này, trách nhiệm của người lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được gắn kết chặt chẽ vào lợi ích của công ty. Từ đó, trách nhiệm đối với công việc sẽ nhiều hơn và giảm bớt được phụ thuộc vào vốn đầu tư của các cơ quan nhà nước.

Tìm hiểu thêm: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Đối với Nhà nước

Hiện nay thực trạng chung có thể thấy của các doanh nghiệp nhà nước là làm ăn thường xuyên gặp thua lỗ. Điều này dẫn đến tình trạng mức khấu hao tài chính rất lớn về cho nhà nước. Cho nên, kể từ năm 1990, hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thử nghiệm. Đến năm 2020, hình thức này đã được triển khai rộng rãi. Việc này giúp cắt giảm một số lượng lớn những chi phí đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ những công ty kinh doanh do mình nắm giữ.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ huy động được nguồn vốn từ người lao động và nhân dân. Việc này đã giảm bớt được nhiều gánh nặng tài chính đè lên hệ thống các cơ quan nhà nước.

Quy định về cổ phần hóa

 Quy định về cổ phần hóa
Quy định về cổ phần hóa

Điều kiện thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Việc cổ phần hóa không phải bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể tiến hành được. Những doanh nghiệp chỉ khi đảm bảo đủ 02 điều kiện dưới đây mới được thực hiện cổ phần hóa:

  • Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần phải nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi được xử lý tài chính; và đã đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Lưu ý 

Đối với trường hợp các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính; và được xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng giá trị này thấp hơn các khoản phải chi trả thì xử lý như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ số lượng cổ phần trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa. Thì cơ quan đại diện của chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp kết hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Và những chủ nợ của doanh nghiệp lên phương án mua bán nợ; nhằm mục đích tái cơ cấu doanh nghiệp. Nếu phương án trên không khả thi; và đạt được hiệu quả thì chuyển đổi sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo như quy định của pháp luật.
  • Đối với các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện của chủ sở hữu quyết định chuyển hướng thực hiện những hình thức chuyển đổi khác theo đúng quy định của pháp luật.
  • Tham khảo thêm: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Loại hình doanh nghiệp nào có thể áp dụng chính sách cổ phần hóa?

 Loại hình doanh nghiệp nào có thể áp dụng chính sách cổ phần hóa?
Loại hình doanh nghiệp nào có thể áp dụng chính sách cổ phần hóa?

Những loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách cổ phần hóa là:

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đang nắm giữ 100% vốn điều lệ. Là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); hoặc Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập được Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ công ty.
  • Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH một thành viên.

Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Dựa theo căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP quy định về quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thì trình tự  được diễn ra như sau:

Bước 1: Thực hiện chuẩn bị và xây dựng phương án cổ phần hóa

Bước 2: Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa đã đề ra

Bước 3: Hoàn thiện chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đang còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ nhà nước. Cho nên, phải cần có sự thay đổi để thích hợp với xu thế của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung tiến trình thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay vẫn còn khá chậm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản