PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

8 mn read

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là phần không thể thiếu khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc này giúp phản ánh tình hình tài chính, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đó. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này! 

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? 

Báo cáo kết quả kinh doanh là việc đưa ra những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Việc này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh (lãi/ lỗ) trong kỳ báo cáo, có thể nhìn nhận được thực trạng doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời báo cáo còn dự báo được xu hướng tương lai để đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

Có thể bạn chưa biết: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính 

Đối tượng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 

Đối tượng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 
Đối tượng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 

Nội dung phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ có 3 phần chính: 

Phân tích doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ 

Bao gồm tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Đồng thời thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 

Doanh thu sẽ bao gồm: 

  • Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ 
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 
  • Doanh thu tài chính và các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ. Chi phí thì sẽ bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng trong kỳ. 

Phân tích lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp 

Phân tích lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp 
Phân tích lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp 

Là khoản thu nhập thuần túy mà công ty có được sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Ngoài ra lợi nhuận còn được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các loại thuế. 

Lợi nhuận sẽ bao gồm:  

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 
  • Lợi nhuận từ hoạt động khác 
  • Lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức.  

Nghĩa vụ thuế sẽ gồm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ và thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phải nộp trong kỳ. 

Phân tích thu nhập và chi phí hoạt động khác 

Phân tích thu nhập và chi phí hoạt động khác 
Phân tích thu nhập và chi phí hoạt động khác 

Chi phí được hiểu là tổng giá trị của các khoản làm giảm đi lợi ích kinh tế ở trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Các khoản khấu trừ tài sản hay phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu.  

Chi phí sẽ bao gồm: 

  • Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 
  • Chi phí nghiên cứu và phát triển 
  • Khấu hao 
  • Chi phí không nằm trong hoạt động kinh doanh trong kỳ 

Có thể bạn quan tâm: Phân tích chỉ số tài chính là gì?

Hướng dẫn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 

Hướng dẫn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 
Hướng dẫn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 

Để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, cần thực hiện các bước sau: 

  • Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí. 
  • Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong tổng chi phí. Đồng thời sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ. 
  • Bước 3: Quan sát sự thay đổi. 

Lưu ý đối với báo cáo kết quả kinh doanh, cần so sánh số liệu của từng thời kỳ với nhau. Thông thường, so sánh số liệu kinh doanh của năm này so với năm trước; hoặc kỳ này năm nay so với cùng kỳ năm trước; hoặc so sánh doanh thu tháng này so với tháng trước. 

Biên độ lợi nhuận gộp (Tỷ suất lợi nhuận gộp – Gross Margin) 

Biên độ lợi nhuận gộp
Biên độ lợi nhuận gộp

Đây là chỉ số cơ bản đầu tiên đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán. 

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu  

Một doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh lớn. Đồng thời có một bộ máy hiệu quả thì sẽ duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong nhiều năm liền. Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao so với giá vốn. Bởi khi có lợi thế cạnh tranh, việc doanh nghiệp tăng giá sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu mua của khách hàng. 

  • Nếu biên lợi nhuận gộp lớn hơn 30%, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn 
  • Nếu biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%, sự cạnh tranh đến từ đối thủ khác có thể bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp 
  • Nếu biên lợi nhuận gộp nhỏ hơn 10%, khả năng cao doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh nào 

Xem thêm: Biên lợi nhuận ròng là gì?

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp /lợi nhuận gộp 

Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng

Đây là tỷ lệ cần nhất quán và ổn định. Nó giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khi quản lý chi phí tốt. Doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh nếu tỷ lệ này biến động cao qua nhiều năm. 

  • Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp hoặc lợi nhuận gộp nhỏ hơn 30%. Đây là một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt. 
  • Nếu tỷ lệ này cao hơn 70%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh trong một ngành nghề rất cạnh tranh. Đồng thời gần như không có một lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt. 

Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) 

Đối với báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam thì không nên tách riêng khoản chi phí này. Tuy nhiên các doanh nghiệp tốt đều công bố chi phí này và tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu. 

Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ các bằng sáng chế, hoặc từ công nghệ mới đến một thời điểm nào đó nó sẽ bị sao chép. Vì vậy, sẽ lợi thế khi so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí R&D/doanh thu thấp tương đối và duy trì ổn định. 

Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS) 

Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS) 
Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (ROS) 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu ) x 100  

Cần đánh giá xu hướng tỷ lệ này duy trình tăng trưởng ổn định, đồng nhất của doanh nghiệp qua nhiều năm. 

  • Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu duy trì ở mức cao (trên 15%) trong nhiều năm, thì đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ 1 lợi thế cạnh tranh dài hạn nào đó. 
  • Nếu tỷ lệ này thấp hơn 10% thì khả năng cao doanh nghiệp kinh doanh đang ở trong 1 ngành nghề có sự cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp (hoặc không có). 

Hãy tìm hiểu thêm: Công thức tính ROS 

Ý nghĩa của phân báo cáo kết quả kinh doanh 

Ý nghĩa của phân báo cáo kết quả kinh doanh 
Ý nghĩa của phân báo cáo kết quả kinh doanh 

Đối với nhà đầu tư 

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể theo dõi được các khoản lợi nhuận, doanh thu, chi phí đầu tư tài chính trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, từ quá trình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, nhà đầu tư có thể đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Từ đó, có thể đoán được tương lai của doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư cho mình. 

Đối với doanh nghiệp 

Phân tích kết quả kinh doanh cũng giúp đưa ra dự báo về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là việc mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Dù là doanh nghiệp nào thì tiền và lợi nhuận cũng là điều không thể thiếu nếu muốn duy trì hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn. 

Điều này cho thấy được mối quan hệ trong kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được cần có các mối quan hệ, các nguồn đầu tư để có thể đầu tư trang thiết bị sản xuất cho doanh nghiệp. Khi máy móc hiện đại, tình hình kinh doanh hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh. Và khi ấy mẫu báo cáo kết quả kinh doanh sẽ theo dõi các khoản lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. 

 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với doanh nghiệp 
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với doanh nghiệp 

Ngoài 2 điều trên thì phân tích báo cáo kết quả kinh doanh còn là nền tảng cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tạo ra được nhiều lợi nhuận đồng nghĩa rằng họ đã sử dụng các nguồn lực xã hội 1 cách cực kỳ hiệu quả. 

Như vậy, trên đây là bài viết về Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là việc rất quan trọng để doanh nghiệp nhìn nhận kết quả và có hướng phát triển mới cho tương lai. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư biết được tình hình hoạt động của công ty để có hướng đầu tư hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nguồn kiến thức hữu ích cho mọi người. Chúc các bạn luôn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản