Trái phiếu không chuyển đổi là một cụm từ quen thuộc mà nhà đầu tư thường được nghe nhắc đến khi đầu tư vào trái phiếu. Được biết, đây là một nhánh nhỏ của trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Vậy cụ thể trái phiếu không chuyển đổi là gì? Đặc điểm của trái phiếu không chuyển đổi là gì? Hãy cùng Thịnh Vượng Tài Chính tìm hiểu ngay qua bài viết này, bạn nhé!
Trái phiếu và trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Để tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu không chuyển đổi; bạn cần nắm rõ các thông tin về trái phiếu cũng như hoạt động của trái phiếu.
Xem thêm: TRÁI PHIẾU LÀ GÌ? PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là chứng nhận nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức có thẩm quyền phát hành. Ở nước ta, trái phiếu thường do kho bạc nhà nước hoặc chính phủ phát hành. Một số trái phiếu được trả lãi theo định kỳ tùy thuộc vào cơ quan phát hành trái phiếu. Đây là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền); và phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.
Trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Trái phiếu không chuyển đổi là một trong nghĩa loại trái phiếu được phát hành. Sử dụng loại trái phiếu này thì nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ không được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của công ty đã phát hành.
Điều kiện để phát hành trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Để có thể phát hành trái phiếu không chuyển đổi; các công ty hoặc ngân hàng cần tuân thủ các điều kiện mà luật quy định.
Căn cứ theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi
- Công ty phát hành trái phiếu không chuyển đổi phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập hợp pháp;
- Công ty có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm; xác định dựa trên ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định.
- Giới hạn số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trái phiếu.
- Có phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận.
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Một số điều kiện khác
- Phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
- Trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư; không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo điều 14 nghị định này.
- Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).
Hồ sơ để phát hành trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Để phát hành trái phiếu không chuyển đổi, công ty cần hoàn tất hồ sơ bao gồm một số yêu cầu như sau:
- Phương án để phát hành trái phiếu không chuyển đổi;
- Báo cáo tài chính của công ty trước khi phát hành trái phiếu; tức là năm liền kề với thời gian phát hành trái phiếu;
- Mẫu công bố thông tin của đợt phát hành mà công ty sẽ tung ra;
- Hợp đồng ký kết giữa công ty sẽ phát hành trái phiếu không chuyển đổi với tổ chức tín dụng (Nếu có);
- Kết quả xếp hạng tín nhiệm công ty phát hành trái phiếu không chuyển đổi; do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá;
- Một số giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Những lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Các trái phiếu không chuyển đổi rất dễ bị rủi ro liên quan đến việc xử lý kinh doanh và cấp vốn. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý lựa chọn các đơn vị phát hành với những yêu cầu sau:
Xếp hạng tín dụng
Chọn một công ty có xếp hạng AA trở lên. Xếp hạng tín dụng bao hàm ý kiến đánh giá chất lượng tín dụng và chỉ ra khả năng trả nợ của công ty phát hành. Đây là thông số tốt nhất có thể tiết lộ tình hình tài chính của công ty. Đặc biệt; không nên đầu tư nếu công ty phân bổ hơn 50% tổng tài sản cho các khoản vay tín chấp. Công ty chứng khoán TCBS sẽ là một trong những gợi ý thú vị dành cho bạn.
CAR – Hệ số an toàn vốn
CAR là hệ số vốn; đánh giá vốn của công ty và xem liệu công ty có đủ vốn để tồn tại và xử lý những khoản lỗ phát sinh hay không. Khi lựa chọn hãy đảm bảo công ty mà bạn định đầu tư vào có CAR tối thiểu 15%.
Có dự phòng cho tài sản không hoạt động
Nếu chất lượng giảm xuống do nợ xấu, hãy coi đó là một tín hiệu xấu. Chính vì vậy; công ty phải dành ít nhất 50% tài sản của họ cho chỉ số này vì đây là một chỉ số tích cực về chất lượng tài sản doanh nghiệp.
Tỷ lệ bảo hiểm lãi suất
Tỷ lệ bảo hiểm lãi suất sẽ giúp bạn biết được rằng công ty có thể phòng tránh tình trạng nợ xấu có thể xảy ra. Nó xác định khả năng công ty có thể thanh toán tiền lãi cho các khoản vay của mình tại bất kỳ thời điểm nào.
Trên đây chính là tất tần tật các thông tin bạn cần biết về trái phiếu không chuyển đổi là gì. Hy vọng qua bài viết này; Thịnh Vượng Tài Chính đã mang đến cho bạn những điều hay và bổ ích nhất. Mong rằng bạn sẽ hiểu và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp và an toàn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN