Trong thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng; thuật ngữ Outright được sử dụng rất phổ biến. Thế nhưng, đây vẫn còn là một khái niệm còn xa lạ đối với những nhà đầu tư cơ bản hay những ai mới tham gia đầu tư. Họ vẫn luôn muốn biết và hiểu về các thuật ngữ chưa rõ như Outright. Hiểu được điều đó, Thịnh Vượng mang đến cho khách hàng những thông tin quan trọng về outright để khách hàng biết được Outright là gì. Mời bạn cùng tham khảo ngay!
Khái niệm Outright là gì?
Outright là một thuật ngữ dùng để biểu hiện cho một loại trái phiếu có mặt trong thị trường chứng khoán. Đây là cụm từ được sử dụng để gọi các trái phiếu được giao dịch theo phương thức giao dịch outright. Trái phiếu outright được thực hiện bằng phương pháp giao dịch thông thường. Giao dịch Outright là một giao dịch trái phiếu chính phủ trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác. Giao dịch này sẽ không kèm theo cam kết mua lại trái phiếu cổ phần.
THAM KHẢO BÀI VIẾT: NHỮNG KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Các quy định về giao dịch trái phiếu outright là gì?
Đối với cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng khoán khác; sở giao dịch chứng khoán đều đưa ra những quy định chung. Trong giao dịch trái phiếu outright cũng vậy, sẽ có nhiều quy định riêng. Cụ thể như sau:
Thời gian giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán sẽ có quy định đối với trái phiếu chính phủ; khi thực hiện giao dịch outright trái phiếu, khách hàng phải tuân thủ theo khung giờ sau:
- Phiên sáng: 9h00 – 11h30
- Phiên chiều: 13h – 14h15
Cũng giống như các kênh giao dịch khác; giao dịch trái phiếu outright hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6. Các ngày Lễ, Tết và 2 ngày cuối tuần thì sẽ được nghỉ.
Loại hình trái phiếu được giao dịch
Phương thức giao dịch được thực hiện cho trái phiếu chính phủ có kỳ hạn danh nghĩa trên một 1 năm sẽ thực hiện theo giao dịch outright và do Kho bạc Nhà nước phát hành. Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm sau cũng được giao dịch theo phương thức này, đó là:
- Tín phiếu Kho bạc do Kho bạc nhà nước phát hành có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần;
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Trái phiếu Chính quyền địa phương.
Các quy định về mệnh giá và đơn vị giao dịch
Mệnh giá và đơn vị giao dịch cũng là 2 yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm khi thực hiện giao dịch trái phiếu outright:
- Mệnh giá giao dịch: 100.000 đồng;
- Đơn vị yết giá: 01 đồng;
- Đơn vị giao dịch: 1 trái phiếu/ tín phiếu;
- Biên độ giao động giá: không quy định.
Lệnh giao dịch
Khi giao dịch thông thường trái phiếu, các lệnh giao dịch được áp dụng gồm:
- Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường: Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường là các lệnh chào mua; chào bán với cam kết chắc chắn có hiệu lực trong ngày được chào công khai trên hệ thống.
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn, sẽ có 2 loại:
Lệnh yêu cầu chào giá
Lệnh yêu cầu chào giá có tính chất quảng cáo được sử dụng khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh yêu cầu chào giá có thể gửi đến một; một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn. Lệnh chào với cam kết chắc chắn được sử dụng để chào đối ứng với lệnh yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá.
Lệnh báo cáo giao dịch
Khi nhập giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch thì nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh báo cáo như này.
Khối lượng giao dịch tối thiểu
Khối lượng giao dịch và loại lệnh giao dịch sẽ được đi cùng nhau trong giao dịch trái phiếu outright. Cụ thể:
- Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 trái phiếu chính phủ khi bạn thực hiện giao dịch mua bán thông thường trái phiếu chính phủ theo phương thức thỏa thuận điện tử.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.000 trái phiếu chính phủ khi bạn thực hiện với giao dịch mua bán thông thường trái phiếu chính phủ theo phương thức thỏa thuận thông thường.
Phương thức thanh toán
Giao dịch outright trái phiếu có phương thức thanh toán bù trừ đa phương T+1
Sửa và hủy lệnh
Khi giao dịch outright trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư được sửa và hủy lệnh theo quy định của thị trường:
- Được phép hủy/sửa lệnh giao dịch chưa được thực hiện;
- Sau giờ giao dịch; trường hợp phát hiện lỗi đối với giao dịch đã thực hiện phải báo cáo bằng văn bản tới Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về giao dịch có lỗi ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Việc sửa lỗi sau giờ giao dịch được thực hiện theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán về sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán niêm yết;
- Được phép thực hiện xin sửa lệnh đã thực hiện trong thời gian giao dịch.
Trên đây chính là tất cả các thông tin về outright là gì. Hy vọng với những gì mà Thịnh Vượng Tài Chính đã cung cấp; nhà đầu tư sẽ có thêm được cho mình những kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó; đây cũng sẽ là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về 1 loại giao dịch trái phiếu quan trọng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi các bài viết từ chúng tôi. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN