Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh có sản phẩm đầu tư như Cổ phiếu, Trái phiếu, ETF và hợp đồng tương lai; thì có lẽ Chứng quyền là một sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư bởi những đặc điểm hấp dẫn hơn như: đòn bẩy cao, vốn đầu tư và chi phí giao dịch thấp, khoản lỗ giới hạn,… Vậy Chứng quyền là gì? Giá trị chứng khoán quyền là gì? Cách tính giá chứng quyền chính xác nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Giá trị chứng khoán quyền là gì?
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền chính là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu nó có quyền mua; hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá được xác định trước đó; hoặc mua bán với mức giá tại hoặc trước thời điểm thời điểm đã được xác định.
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi tổ chức phát hành ra nó. Phương thức đảm bảo chính là bên công ty phát hành sẽ mua lại chứng khoán cơ sở trên thị trường.
Có 2 loại chứng quyền đó là:
- Chứng quyền mua – thu lợi nhuận dựa trên sự tăng giá của các loại chứng khoán cơ sở
- Chứng quyền bán – Thu lợi dựa trên chiều giảm giá của chứng khoán cơ sở
Mình đã có bài viết trước về giá trị chứng khoán quyền là gì? đầy đủ, cụ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm nội dung ở bài viết này nhé: GIÁ TRỊ CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?
Không như những loại chứng khoán khác trên thị trường; giá của chứng quyền liên quan trực tiếp đến kỳ vọng tăng giá trị của những chứng khoán cơ sở gắn với chứng quyền. Cho nên để xác định hiệu quả đầu tư vào loại chứng khoán này; nhà đầu tư cần biết cách tính giá chứng quyền chính xác nhất.
Các loại giá chứng quyền phổ biến
Chứng quyền có 3 mức giá mà bạn nên chú ý. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau; nên khi đầu tư thì bạn cần tính toán mức giá nào hợp lý nhất.
- Giá sau niêm yết: Chứng quyền được niêm yết trên Sàn GDCK có mức giá xác định theo cách tính của Sở GDCK TP HCM. Ngoài ra, tổ chức phát hành trong một số trường hợp nếu cần thiết; sẽ thực hiện điều chỉnh giá hợp lý. Khi phát hành lần đầu, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức giá này trên thị trường sơ cấp; nhưng ở thị trường thứ cấp thì rất hiếm để bạn sở hữu chứng quyền giá niêm yết, mà giá sẽ thay đổi theo nhu cầu và kỳ vọng của thị trường.
- Giá thanh toán chứng quyền khi đáo hạn: Mức giá này được tính bằng bình quân giá của năm phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn; đối với những CK cơ sở gắn với chứng quyền.
- Giá thực hiện của chứng quyền: Là mức giá mà nhà đầu tư bỏ ra mua CK cơ sở; xác định ở thời điểm mua chứng quyền và không thay đổi theo thời gian. Khi đáo hạn, dù giá trị CK cơ sở tăng hay giảm; nếu bạn chọn thực hiện quyền chứng quyền sẽ phải giao dịch với tổ chức phát hành đúng bằng mức giá xác định trước này.
Đầu tư chứng quyền có lời khi giá CK cơ sở tăng so với thời điểm phát hành chứng quyền đối với chứng quyền mua; ngược lại với chứng quyền bán. Lúc đó, mức chênh lệch giữa Giá thực hiện và Giá thanh toán có sự thay đổi chính là lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được.
Cách tính giá chứng quyền chính xác nhất
Cấu trúc giá của CW: Theo lý thuyết, giá trị của một chứng khoán quyền khi chưa đáo hạn bao gồm 2 phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian. Do vậy, Giá chứng quyền được tính bằng công thức:
Giá chứng quyền = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở đối với giá thực hiện. Nếu chứng quyền có giá trị nội tại nhỏ hơn không thì không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trường hợp vị thế chứng quyền bán; và ngược lại ở chứng quyền mua.
- Giá trị thời gian: Chính là chênh lệch giữa giá chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại. Phản ánh khả năng CW còn tăng giá trong thời gian còn lại; hoặc sẽ giảm theo thời gian và bằng 0 khi đến ngày đáo hạn.
Đây là cách tính giá chứng quyền được áp dụng phổ biến trên thị trường đầu tư chứng khoán. Mức giá chịu sự tác động trực tiếp bởi những biến động trên thị trường; khi mà chứng khoán cơ sở được giao dịch trực tiếp trên sàn thì giá trị có thể tăng hoặc giảm.
Cho nên khi xác định giá chứng quyền, cần phải nhìn nhận, đánh giá và phân tích xu hướng tăng trưởng của các chứng khoán cơ sở; để đưa ra quyết định có nên sở hữu chứng quyền hay không.
Tìm hiểu thêm: SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỨNG QUYỀN DOANH NGHIỆP VÀ CHỨNG QUYỀN CÓ ĐẢM BẢO
Cách tính giá hòa vốn chứng quyền
Khi giá chứng khoán cơ sở bằng giá thực hiện ở cả hai loại chứng quyền bán và mua; thì lúc này chứng quyền hòa vốn. Có nghĩa giá chứng quyền được tính theo công thức trên bằng 0 tại thời điểm đáo hạn chứng quyền.
Trường hợp hòa vốn chứng quyền thường xảy ra khi nhà đầu tư thấy được giá trị các chứng khoán cơ sở đang suy thoái; và họ buộc phải bán chứng quyền để lấy lại tiền cho việc khác; cũng như cắt lỗ trước khi mức giá giảm thấp hơn giá thực hiện. Hoặc cho đến thời điểm đáo hạn mà giá chứng khoán cơ sở vẫn không tăng như kỳ vọng; vẫn giữ nguyên, bằng với giá thực hiện.
Cách tính lợi nhuận chứng quyền
Cách tính lợi nhuận chứng quyền tùy thuộc vào loại chứng quyền bạn đang sở hữu là chứng quyền mua hay bán mà có sự khác nhau. Cụ thể:
- Chứng quyền mua: Lãi xảy ra khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.
Lãi chứng quyền mua = (Giá thanh toán- Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi.
- Chứng quyền bán: Lãi xảy ra nếu giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện.
Lãi chứng quyền bán = (Giá thực hiện – Giá thanh toán)/ Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi tùy mỗi loại chứng quyền, tổ chức phát hành sẽ có công bố cụ thể trong đợt phát hành. Công thức trên tính lãi đối với một chứng quyền, nếu bạn sở hữu N chứng quyền thì lấy kết quả nhân với số lượng sẽ ra lợi nhuận bạn nhận được nhé.
Tham khảo thêm: TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
Giá của chứng quyền bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:
- Giá chứng khoán thị trường và giá thực hiện: Đây là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giá chứng quyền. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng giúp chủ đầu tư có thể xác định được giá trị nội tại của CW. Mức độ chênh lệch của 2 yếu tố này sẽ có tác động trực tiếp đến giá chứng quyền; bởi đây là thành phần trong công thức tính giá chứng quyền phổ biến. Việc xác định giá chứng quyền giúp bạn đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý; và còn hỗ trợ định giá và giao dịch chuyển nhượng tốt hơn, không bị lỗ quá nhiều dù thị trường hiện tại như thế nào.
- Thời điểm đáo hạn: Đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng mà chủ đầu tư không nên bỏ qua khi sử dụng CW. Thời gian đáo hạn CW càng dài thì giá trị CW càng cao. Càng đến gần ngày đáo hạn, xu hướng giá chứng quyền sẽ giảm sâu, có khi gần bằng 0.
- Biến động giá CKCS: Là mức độ dao động của giá chứng khoán cơ sở. Giá CKCS phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thị trường hiện tại. Nếu giá CKCS có biên độ dao động cao thì giá trị chứng quyền tăng; và phần trăm nhà đầu tư có lãi sẽ lớn hơn.
- Lãi suất: Lãi suất tăng hay giảm cũng có tác động rất lớn đến việc xác định giá chứng quyền. Khi lãi suất tăng, chủ đầu tư sẽ thu về lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Bởi vậy, nhà đầu tư cần phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền để mua và mua ít hơn với CW bán.
Mua chứng khoán quyền ở đâu uy tín
Trước khi mọi người nhắm vào mua chứng quyền nào thì cần chọn nơi mua chứng quyền cho an toàn và uy tín, bởi không phải công ty phát hành nào cũng sẽ an toàn. Và để mua chứng khoán quyền uy tín thì mọi người cần dựa trên nhiều tiêu chí.
Tham khảo: CÁC BƯỚC CƠ BẢN TỰ HỌC CHỨNG KHOÁN ONLINE
Hiện nay do nhu cầu đầu tư chứng quyền tăng nên chứng quyền được nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng phát hành. Để mua chứng quyền bạn cần chọn nơi mua an toàn, uy tín để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bạn cần lên xem bảng giá chứng quyền tại các công ty môi giới chứng khoán; và xem các mã chứng quyền và lựa chọn loại phù hợp với mình. Một số tổ chức phát hành chứng quyền có đảm bảo tin cậy bạn có thể tham khảo:
- Sàn chứng khoán HNX
- Sàn chứng khoán HOSE
- Sàn chứng khoán MSSB
- Công ty chứng khoán Techcombank – TCBS
- Công ty chứng khoán VnDirect
- Công ty chứng khoán SSI
Trong đó TCBS là công ty chứng khoán hiện nay có giao dịch chứng quyền nhanh chóng; đơn giản và rất uy tín vậy nên bạn có thể chọn giao dịch ở đây nhé.
Với những thông tin trên đây về giá trị chứng khoán quyền; Cách tính giá chứng quyền hy vọng đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất; giúp việc đầu tư vào chứng quyền được hiệu quả hơn. Chứng quyền là một trong những công cụ đầu tư khá hữu hiệu; nên bạn cần tìm hiểu thêm cách chơi, cách tính toán phù hợp để đầu tư thành công nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Bài viết tham khảo: