MARGIN TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

7 mn read

Trong đầu tư chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư sử dụng đến Margin. Vậy Margin trong chứng khoán là gì? Khi nào nên sử dụng margin? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

Tham khảo thêm Lãi suất margin TCBS

Margin trong chứng khoán là gì? 
Margin trong chứng khoán là gì? 

Margin trong chứng khoán là gì? 

Margin là gì?

Margin hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Khi dùng dịch vụ margin, bạn có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có. Là cơ hội để tăng gấp nhiều lợi nhuận đầu tư. 

Khi đã vững trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những cách thức có thể làm gia tăng lợi nhuận. Sử dụng margin (đòn bẩy tài chính) chính là một phương pháp tối ưu. 

Hãy tham khảo thêm: Đòn bẩy tài chính là gì?

Ví dụ về việc sử dụng margin trong chứng khoán 

Ví dụ về việc sử dụng margin trong chứng khoán 
Ví dụ về việc sử dụng margin trong chứng khoán 
  • Nhà đầu tư dùng 2 tỷ của mình để mua cổ phiếu Techcombank (TBCS) trị giá 2 tỷ. Như vậy bạn không sử dụng đòn bẩy. 
  • Nhưng nếu nhà đầu tư dùng 2 tỷ của mình để mua cổ phiếu TCBS trị giá 4 tỷ đồng. Thì lúc này, nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy theo tỉ lệ 1:2. Nghĩa là bạn nắm giữ 4 tỷ đồng cổ phiếu TCBS, nhưng tiền vốn thật là 2 tỷ đồng và vay của công ty chứng khoán 2 tỷ đồng. 

Khi đó, nếu giá của cổ phiếu TCBS tăng lên 20%. Nhà đầu tư không dùng đòn bẩy sẽ lời 400 triệu đồng (20% x 2 tỷ = 400 triệu, tương ứng với mức sinh lời 20%). Nhưng nếu bạn sử dụng đòn bẩy sẽ lời 800 triệu đồng (20% x 4 tỷ = 800 triệu, tương ứng với mức sinh lời so với vốn gốc là 800 triệu/2 tỷ = 40%). 

Ngược lại, nếu giá cổ phiếu TCBS giảm 15%. Khi đó, bạn không dùng đòn bẩy sẽ lỗ 300 triệu (tương ứng 15%). Và khi sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư sẽ lỗ 600 triệu (tương ứng 30%). 

Việc lựa chọn sử dụng margin hay không tùy thuộc vào mục tiêu của từng nhà đầu tư. Với người sử dụng margin độc lập không cần môi giới, phí và lãi suất thấp sẽ giúp tối ưu giá trị đầu tư. 

Sử dụng margin được vay bao nhiêu tiền? 

Sử dụng margin được vay bao nhiêu tiền? 
Sử dụng margin được vay bao nhiêu tiền? 

Thông thường, những cổ phiếu được phép sử dụng margin (giao dịch ký quỹ) là những cổ phiếu được các công ty chứng khoán đồng ý cho vay. 

Số tiền mà công ty chứng khoán có thể cho bạn vay phụ thuộc vào 3 yếu tố: 

  • Thứ nhất, cổ phiếu bạn đang nắm giữ là cổ phiếu gì. Cổ phiếu của bạn có chất lượng càng cao thì công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay nhiều hơn. 
  • Thứ hai, tùy từng thời điểm thị trường. Cụ thể trong những giai đoạn thị trường tích cực, bạn sẽ được vay nhiều hơn. 
  • Thứ ba, tùy vào tỷ lệ ký quỹ yêu cầu của từng công ty chứng khoán đặt ra. 

Có thể bạn chưa biết: Giá trị thực của cổ phiếu

Lãi suất vay margin là bao nhiêu? 

Lãi suất vay margin là bao nhiêu? 
Lãi suất vay margin là bao nhiêu? 

Lãi suất vay margin được quy định vào từng thời điểm tùy theo từng công ty chứng khoán. 

Thông thường mức lãi suất được tính theo ngày. Ví dụ: 0.0370%/ngày. Nhìn thì có vẻ rất ít, còn chưa đến 0.1%. Nhưng nếu tính lãi kép từng ngày, đây là 1 con số không hề nhỏ. 

Cụ thể: 0.037%/ngày sẽ tương ứng với: 14.5%/năm. Đây là 1 mức rất cao nếu so với mức lãi suất tiết kiệm chỉ 5%/năm hiện tại. 

Lưu ý: Bạn có thể thương lượng với công ty chứng khoán để được áp dụng 1 mức chính sách lãi suất ưu đãi hơn (bạn sẽ mặc định bị áp dụng mức lãi vay cao nhất nếu bạn không thương lượng). 

Hãy tham khảo thêm: Cách tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo thông tư 200

Thị trường chứng khoán ảnh hưởng như thế nào khi dùng margin? 

Thị trường chứng khoán ảnh hưởng như thế nào khi dùng margin?
Thị trường chứng khoán ảnh hưởng như thế nào khi dùng margin?

Thị trường cổ phiếu đang ở xu hướng tăng 

Nếu nhà đầu tư đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận nhiều hơn. Đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên. Nhà đầu tư có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn. 

Thị trường cổ phiếu đang ở xu hướng giảm

Nếu nhà đầu tư đang sử dụng margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm. Tương ứng với tỷ lệ đòn bẩy mà nhà đầu tư đang sử dụng. Ví dụ, nếu nhà đầu tư dung tỷ lệ đòn bẩy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỷ lệ đòn bẩy 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.  

Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo (Margin call). Lúc này tiền hoặc cổ phiếu chuyển từ công ty khác về để duy trì tài khoản của bạn. Nếu nhà đầu tư không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỷ lệ đòn bẩy về đúng quy định của công ty chứng khoán.  

Công thức tính Margin call 

Công thức tính Margin call 
Công thức tính Margin call 

Margin call là việc công ty chứng khoán thông báo cho bạn rằng, bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản chứng khoán để đảm bảo mức ký quỹ margin tối thiểu theo quy định của họ. 

Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường 

Hoặc: 

Số tiền ký quỹ bổ sung= (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường 

Trong thực tế, khi ngưỡng Margin call xảy ra, công ty có thể bắt đầu bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục đầu tư của bạn mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến của bạn trước. 

Có thể bạn chưa biết: Cách chơi chứng khoán online dễ dàng?

Nên sử dụng margin khi nào? 

Nên sử dụng margin khi nào? 
Nên sử dụng margin khi nào? 

Hiện nay, lãi suất cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán giao động từ 11%-14%. 

Do đó, nếu tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của bạn không lớn hơn ~ 14% thì coi như bạn bị thua lỗ. Và việc sử dụng margin được xem là không hiệu quả. Mặt khác, tỷ lệ lãi suất này cũng chiếm một phần lớn trong lợi nhuận của nhà đầu tư nếu họ đầu tư có lời. 

Việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi. Mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Một cách vắn tắt thì:  

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng. 
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin. 
  • Chỉ nên sử dụng margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan. 
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin. 

Lời kết 

Hãy là nhà đầu tư thông mình khi sử dụng Margin
Hãy là nhà đầu tư thông mình khi sử dụng Margin

Margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng cũng làm cho tài sản của bạn “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất.  

Đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, cách tốt nhất là hạn chế dùng margin trong mỗi lần giao dịch. Khi “tồn tại” ở thị trường được từ 3-5 năm thì mới nên sử dụng với tỷ lệ nhỏ và phải có chiến lược quản lý vốn hợp lý trước khi vào lệnh. 

Tóm lại, trên đây là bài viết chia sẻ về “Margin trong chứng khoán là gì?” Hy vọng các nhà đầu tư sẽ lưu ý hơn trong việc sử dụng Margin. Hãy tìm hiểu thật kỹ cũng như thận trọng hơn trong quá trình đầu tư ký quỹ. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản