Trái phiếu là một kênh đầu tư đang thu hút được rất nhiều người quan tâm và tin dùng. Trái phiếu đã trở thành một người bạn đồng hành giúp các nhà kinh doanh tích sản hữu ích. Thị trường chứng khoán sôi động, hấp dẫn cùng với đó là sự phát triển rộng rãi của trái phiếu. Vậy có phải bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có thể phát hành trái phiếu? Và liệu rằng doanh nghiệp nhà nước có được phát hành trái phiếu hay không? Cùng đọc bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết các bạn nhé!
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu dường như là cái tên không còn mới mẻ đối với nhiều người. Thế nhưng để có thể đưa ra một khái niệm chính xác, cụ thể về trái phiếu thì không phải ai cũng biết. Mỗi người chơi sẽ có một cách định nghĩa về trái phiếu khác nhau? Vậy trái phiếu là gì?
1.1. Khái niệm
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Trái phiếu được hiểu là một loại chứng khoán, chứng nhận nợ của bên phát hành đối với chủ sở hữu. Đây là một loại tài sản được công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Hay nói một cách khác, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của người vay tiền (công ty phát hành) phải trả cho người cho vay (người nắm giữ trái phiếu) một khoản tiền xác định.
1.2. Phân loại
Trái phiếu có nhiều loại và mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, trái phiếu được chia thành 5 loại. Đó là:
- Phân loại theo người phát hành gồm có: Trái phiếu của chính phủ, trái phiếu của doanh nghiệp và trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Phân loại theo lợi tức trái phiếu gồm có: Trái phiếu có lãi suất cố định, lãi suất biến đổi, lãi suất bằng 0.
- Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của công ty phát hành gồm có: Trái phiếu đảm bảo và không đảm bảo.
- Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu gồm có: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
- Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu: Trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu và trái phiếu có thể mua lại.
2. Những lưu ý khi phát hành trái phiếu
Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, để đảm bảo về khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp cần lưu ý:
- Tại phương án phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần nêu cụ thể mục đích phát hành. Công bố những thông tin quan trọng cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.
- Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn huy động được phải đúng với mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
- Ngoài việc tuân thủ các quy định trên, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh cần lưu ý nguồn vốn phải được quản lý theo dõi riêng. Bên cạnh đó, giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường theo phương án phát hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể tại bản công bố thông tin trước đợt phát hành về việc mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu nếu như có trường hợp dự kiến trái phiếu phát hành có thể được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.
- Trước khi thực hiện các phương thức tổ chức mua lại, hoán đổi; điều kiện, điều khoản của việc mua lại, hoán đổi; khối lượng trái phiếu mua lại, hoán đổi trái phiếu doanh nghiệp phải công bố, công khai thông tin chậm nhất 15 ngày.
Tìm hiểu thêm về những RỦI RO KHI MUA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
3. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
Thứ ba, đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ tư, có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định.
Thứ năm, có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Thứ sáu, đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu nêu trên.
Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần. Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
4. Doanh nghiệp nhà nước có được phát hành trái phiếu
Theo Nghị định của chính phủ số 120-CP ngày 17/09/1994 ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhà nước như sau:
Điều 16.
Trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các loại ký danh và vô danh có thời hạn từ 1 năm trở lên. Người mua trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn mua các loại trái phiếu thích hợp với số lượng không hạn chế.
Điều 17.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước phải bảo đảm cho người mua trái phiếu được hưởng lãi suất thực cộng (+) với chỉ số trượt giá và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước để quyết định mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước theo các phương thức sau:
1- Lãi suất cố định áp dụng cho cả thời hạn của trái phiếu.
2- Lãi suất cố định áp dụng hàng năm trong thời hạn của trái phiếu.
3- Lãi suất để chỉ đạo tổ chức đấu giá chọn lãi suất trái phiếu.
Điều 18.
Doanh nghiệp Nhà nước muốn được phát hành trái phiếu phải có đủ các điều kiện:
1- Đã được cấp giấy phép sản xuất – kinh doanh.
2- Dự án đầu tư có hiệu quả, được tổ chức bảo lãnh xem xét chấp thuận.
3- Hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ba năm trước khi phát hành trái phiếu có lãi, tài chính lành mạnh và có triển vọng phát triển.
4- Không vi phạm pháp luật Nhà nước và kỷ luật tài chính.
5- Được Bộ Tài chính hoặc tổ chức trung gian tài chính có uy tín bảo lãnh.
6- Phải nộp tiền ký quỹ cho tổ chức bảo lãnh. Thể thức nộp và hoàn trả tiền ký quỹ do Bộ Tài chính quy định.
Điều 19.
Doanh nghiệp Nhà nước muốn phát hành trái phiếu phải gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính, bao gồm:
1- Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2- Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
3- Đơn xin phát hành trái phiếu.
4- Giấy đề nghị Bộ Tài chính bảo lãnh theo mẫu quy định của Bộ Tài chính hoặc hợp đồng bảo lãnh với một tổ chức tài chính.
5- Các báo cáo tài chính 3 năm liên tục trước khi xin phát hành trái phiếu có xác nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan cơ thẩm quyền phê duyệt quyết toán tài chính.
Điều 20.
Việc chuyển nhượng quyền được sở hữu đối với trái phiếu ký danh và thanh toán các loại trái phiếu đến hạn, được thực hiện tại nơi phát hành hoặc tại các địa điểm thuận tiện cho chủ sở hữu trái phiếu. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán đúng hạn. Tiền lãi trái phiếu được thanh toán theo định kỳ, hoặc thanh toán một lần đúng hạn.
Điều 21.
Nguồn thanh toán trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước được lấy từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận thu được của công trình đầu tư bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu, sau khi đã nộp thuế theo luật định. Trường hợp đến hạn thanh toán trái phiếu, nếu các nguồn thu nói trên chưa đủ, doanh nghiệp Nhà nước phải dừng các loại quỹ và các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán; không được phát hành trái phiếu mới để thanh toán các trái phiếu đến hạn. Khi sử dụng các nguồn vẫn không đủ để thanh toán, thì tổ chức bảo lãnh bảo đảm thanh toán đúng hạn cho chủ sở hữu trái phiếu.
Điều 22.
Tiền lãi trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước và chi phí phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước tính vào giá trị công trình đầu tư bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu.
Dựa vào các Điều đã nêu của Nghị định, chúng ta có thể thấy rằng doanh nghiệp nhà nước vẫn được phép phát hành trái phiếu. Tuy nhiên khi phát hành trái phiếu các doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ theo các quy định đã đề ra. Đồng thời phải đảm bảo được sự an toàn và đáp ứng tốt nhu cầu của công ty phát hành cũng như chủ sở hữu. Để làm tốt điều đó, không thể không kể đến Techcombank – Ngân hàng nhà nước đã và đang phát hành trái phiếu hợp pháp, an toàn. Trái phiếu doanh nghiệp Techcombank đã đồng hành cùng khách hàng nhiều năm qua và mang đến lợi nhuận cực kỳ cao.
Bài viết trên đã một phần nào giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc: “Doanh nghiệp nhà nước có được phát hành trái phiếu hay không?”. Qua đó, khách hàng có thể tìm kiếm được một địa chỉ uy tín, hiệu quả dành cho mình. Đồng thời, bài viết muốn gửi đến bạn một địa chỉ luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bạn trong việc mua trái phiếu đó là Thịnh Vượng Tài Chính. Nơi làm việc trách nhiệm, hiệu quả và nhận được sự tin tưởng, quan tâm từ đông đảo nhà đầu tư.
Bài viết liên quan