LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư chi tiền ra để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp vì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp rất hấp dẫn. Doanh nghiệp là đơn vị phát hành trái phiếu và nhà đầu tư sẽ là chủ nợ của doanh nghiệp. Cho nên uy tín, năng lực tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng để đảm bảo khả năng thanh toán nợ gốc, lãi cho nhà đầu tư.

1. Lãi suất trái phiếu

Lãi suất hiểu đơn giản là cái giá mà người đi vay phải trả cho người có tiền cho vay. Hay hiểu theo cách khác: Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Lãi suất trái phiếu chính là giá mua hoặc bán của quyền sử dụng vốn mà người phát hành phải trả cho người sở hữu.

Có một ưu điểm ở trái phiếu so với tiết kiệm ngân hàng đó là nhà đầu tư có thể bán lại trái phiếu trong thời gian nắm giữ. 

Nếu bạn lựa chọn Techcombank là nơi để đầu tư vào trái phiếu thì việc bán lại được thực hiện trên chợ giao dịch trái phiếu iConnect của TCB hoặc thực hiện tại Quầy giao dịch của Công ty chứng khoán Kỹ  Thương Việt Nam Techcom Securities.

2. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu là sản phẩm đầu tư dài hạn, thời hạn tất toán trung bình 2-3 năm hoặc dài hơn. 

Các doanh nghiệp hiện nay đã đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra công chúng để tiếp cận thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư cá nhân trong năm 2021 với lãi suất khá cao trung bình từ 9- 13% / năm. Mức lãi này được đánh giá là cao hơn hẳn lãi suất ngân hàng. Chính bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp này càng cao nên điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng cũng đã được siết chặt trong quy định mới nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt với đối tượng nhà đầu tư cá nhân.

LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Tính riêng trong năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp thực sự bùng nổ khi phát hành sơ cấp đạt 431.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với trái phiếu Chính phủ và gấp 1,3 lần năm 2019 khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 320.000 tỷ đồng, cũng gấp gần 3 lần năm 2018. ( Theo nguồn Cafe.vn)

Trong 2 năm qua, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở lĩnh vực bất động sản, từ mức trên 8,5%/năm lên 10,5%/năm, ngành năng lượng cũng tăng mạnh lãi suất trả cho trái chỉ cũng từ mức 6.7% lên 10,5 %. Do vậy, đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản gom được lượng tiền lớn và chiếm đầu bảng về hút tiền qua trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn hiệu quả trong bối cảnh nguồn tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Hiện tại, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi, do cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định.

Hiện nay, ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua Luật chứng khoán sửa đổi, có quy định điều này và đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng dự thảo sửa đổi nghị định 163 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, sẽ điều chỉnh bổ sung, thay đổi một số điều khoản nhằm quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trước mắt, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi bỏ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp, dù lãi suất rất cao.

Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua từng thời kỳ dịch bệnh của các doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần xem quy mô vốn chủ sở hữu, tài sản của doanh nghiệp, mục đích phát hành trái phiếu, cần chú ý đến các cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân và minh bạch hóa các thông tin thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân, nếu muốn lãi nhiều và chấp nhận được rủi ro cao hãy mua trái phiếu doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Có trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hoạt động dự án, nhưng rồi dự án gặp khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Rủi ro mất tiền sẽ rất cao với trái phiếu không đảm bảo, không chứng quyền. Việc này sẽ đẩy rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân khi họ không có đủ thông tin của tổ chức phát hành như báo cáo tài chính kiểm toán, các thông tin bất thường và việc quản lý tài sản đảm bảo của trái phiếu.

3. Lãi suất doanh nghiệp Techcombank

TCBS_ Techcombank là công ty chứng khoán 100% với cổ đông chính là Ngân hàng mẹ Techcombank. Hiện Techcombank là ngân hàng cổ phần thương mại hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

TCBS là công ty chứng khoán đầu tiên thực hiện phân phối trái phiếu cho khách hàng cá nhân trên thị trường. Hiện tại thị phần môi giới của công ty chiếm 81,71% toàn thị trường. Điều này minh chứng cho việc khách hàng rất ưu tiên đã lựa chọn đầu tư trái phiếu tại TCBS.

TCBS lựa chọn và thẩm định của các trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường. Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì vậy mà mức độ minh bạch thông tin cũng như được sàng lọc thẩm định tốt hơn không chỉ bởi cơ quan nhà nước mà còn bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm của TCBS.

Hãy cùng TÌM HIỂU VỀ TCBS TRÁI PHIẾU

Việc thẩm định trái phiếu của TCBS khá chặt chẽ qua 5 bước:

  • Đội ngũ chuyên gia thẩm định
  • Hội đồng thẩm định
  • Hội đồng quản trị rủi ro
  • Hội đồng đầu tư
  • Chủ tịch hội đồng đầu tư.
LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của các sản phẩm trái phiếu iBond mà TCBS xây dựng là tính an toàn rất cao và khả năng thanh khoản cho trái phiếu khá tốt.

Hiện tại TCBS đã cơ cấu trái phiếu thành các gói có mức độ thanh khoản khác nhau để nhà đầu tư có thể linh hoạt đầu tư theo kỳ hạn dòng tiền của mình.

Trái phiếu iBond hướng tới nhóm khách hàng mong muốn đầu tư an toàn. Chính vì vậy mà TCBS chủ yếu chọn các trái phiếu do các doanh nghiệp top 1 thị trường tại phân khúc ngành nghề phát hành. Bởi vậy mà mức lợi nhuận thường sẽ không cao bằng các trái phiếu doanh nghiệp khác. Ở TCBS có mức lợi nhuận lên tới 9%, còn nếu bạn trực tiếp đầu tư trái phiếu ở các đơn vị khác thì có thể mức lợi nhuận là 11%, 15% đến 20%.

Đặc thù của trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, lãi suất trái phiếu mà doanh nghiệp đưa ra thường cao hơn các hình thức đầu tư khác để thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh lãi suất cao là những rủi ro về tính thanh khoản. Thế nên, nhà đầu tư cần phải cân nhắc trước khi đầu tư.

Bài viết liên quan

5/5 - (1 bình chọn)
LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88