Khi tham gia thị trường chứng khoán, việc nắm rõ các loại lệnh là nền tảng cần thiết để đầu tư có hiệu quả. Trong đó, MP là lệnh mua/bán mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Vậy lệnh MP là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây! 

Lệnh MP là gì?
Lệnh MP là gì?

Lệnh MP là gì? 

Lệnh MP (trong tiếng Anh: Market Price) hay còn gọi là lệnh thị trường. Đây là lệnh mua/bán tại mức giá tốt nhất theo giá thị trường hiện tại.  

Hay có thể hiểu, lệnh MP trong chứng khoán là lệnh giúp nhà đầu tư mua tại giá bán thấp nhất và bán tại giá mua cao nhất trên thị trường hiện có. 

Lệnh MP được thực hiện ngay khi được nhập vào hệ thống nếu có lệnh LO (Limit Order) đối ứng. Chính vì thế, khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với các sản phẩm chứng khoán, nhà đầu tư sẽ không được nhập lệnh MP vào hệ thống giao dịch.  

Đồng thời, lệnh MP có thể khớp lệnh để gộp nhiều bước giá. Khi nhà đầu tư đặt khối lượng giao dịch, lệnh MP sẽ khớp lệnh tại mức giá tốt nhất. Trường hợp vẫn còn khối lượng chưa khớp hết, thì lúc này lệnh sẽ tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất cho đến khi khớp hết khối lượng đặt của bạn. 

Có thể bạn chưa biết: Lệnh ATC ATO LO là gì?

Ví dụ:  

Nhà đầu tư đặt lệnh mua MP với khối lượng 140 cổ phiếu BVH (Tập đoàn Bảo Việt). Chẳng hạn, trước tiên bạn sẽ được mua 40 cổ phiếu với giá 83.9 và còn 100 cổ phiếu chưa khớp lệnh. Thì lúc này, 100 cổ phiếu sẽ tiếp tục khớp lên khối lượng 10.1K, với giá 84 đang chờ sẵn. Có nghĩa là 100 cổ phiếu tiếp đó bạn sẽ mua với giá 84. 

Thông tin cổ phiếu BVH kết thúc phiên giao dịch ngày 08/03/2018
Thông tin cổ phiếu BVH kết thúc phiên giao dịch ngày 08/03/2018

Phân loại lệnh MP 

Khái niệm lệnh MP ở các sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đều tương tự. Tuy nhiên, sự phân chia các loại lệnh có sự khác biệt. Theo đó, tại sàn Hà Nội, lệnh thị trường (MP) được chia thành 3 loại: 

  • Lệnh thị trường giới hạn (MTL): Sau khi đặt lệnh, nếu việc khớp lệnh không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại chuyển thành lệnh LO. Đồng thời, áp dụng các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO. 
  • Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK): Nếu không thực hiện được toàn bộ thì bị hủy ngay sau khi nhập. 
  • Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK): Có nghĩa là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Và phần còn lại sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh. 

Nguyên tắc khớp lệnh MP 

Nguyên tắc khớp lệnh MP 
Nguyên tắc khớp lệnh MP 

Trường hợp 1 

Tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống, nếu không có lệnh đối ứng (nghĩa là bán mà không có ai mua hoặc muốn mua mà không ai bán). Thì lúc này, lệnh MP sẽ tự động bị hủy. 

Trường hợp 2 

Tại thời điểm nhập lệnh, nếu có lệnh đối ứng, hệ thống sẽ: 

  • Xét giá tốt nhất (nghĩa là ai bán giá thấp hơn, ai mua giá cao hơn), hệ thống sẽ theo thứ tự ưu tiên lệnh MP được khớp lệnh trước cho đến khi kết thúc lệnh. 
  • Nếu khối lượng MP vẫn còn thì sẽ tự động chuyển sang lệnh LO. 

Hãy xem thêm: Giao dịch khớp lệnh là gì?

Đặc điểm của lệnh MP là gì? 

Đặc điểm của lệnh MP là gì? 
Đặc điểm của lệnh MP là gì? 
  • Lệnh MP chỉ sử dụng trên sàn HOSE và chỉ trong phiên khớp lệnh liên tục. 
  • Lệnh mua MP hiện trên bảng giá là B, lệnh bán MP hiện trên bảng giá là S. 
  • Nếu giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP, thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn. 
  • Lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. 
  • Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.Vì một số cổ phiếu bị giới hạn sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Khi đặt lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ ghi “MP” tại trường mức giá. 

Ưu và nhược điểm của lệnh MP là gì?

Ưu và nhược điểm của lệnh MP trong chứng khoán
Ưu và nhược điểm của lệnh MP trong chứng khoán

Ưu điểm 

Việc mua và bán cổ phiếu bằng lệnh MP sẽ đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích. Chẳng hạn, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng lệnh MP, bạn sẽ được sở hữu ngay số lượng cổ phiếu mong muốn. Hoặc trong nhiều trường hợp, được sở hữu tối đa số lượng cổ phiếu hiện tại mà bạn có thể mua. 

Ngược lại, khi nhà đầu tư bán cổ phiếu bằng lệnh MP, bạn sẽ lập tức bán được số cổ phiếu muốn bán với giá cao nhất hiện tại, hoặc cũng có thể bán được tối đa số cổ phiếu hiện tại. 

Có nghĩa là, ưu điểm lớn nhất của lệnh MP là vào ra thị trường nhanh. Nếu đúng theo kỳ vọng thì nó có thể chạy trước thị trường. Điều này giúp các nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại, tăng lợi nhuận cho mình. 

Nhược điểm 

Tuy nhiên, lệnh MP cũng có nhược điểm nhất định. Thông thường, các nhà đầu tư mới thường xử lý dưới tâm lý không vững vàng. Đôi khi việc không để ý đến tính thanh khoản của thị trường có thể sẽ gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư. 

Cách sử dụng lệnh MP trong chứng khoán 

Cách sử dụng lệnh MP trong chứng khoán
Cách sử dụng lệnh MP trong chứng khoán

Lệnh MP phù hợp với nhà đầu tư trong giai đoạn đua lệnh,. Có nghĩa là khi đó bạn muốn khớp bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh liên tục, sẵn sàng mua với giá cao và bán với giá thấp.  

Thông thường, nhà đầu tư sử dụng lệnh mua MP để mua đuổi vì họ chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ tăng giá. Đồng thời, họ cũng sử dụng lệnh bán MP để bán tháo vì chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ giảm giá. 

Như vậy, lệnh MP khá thuận tiện cho các nhà đầu tư vì chỉ cần đưa ra khối lượng, không cần chỉ ra mức giá cụ thể và được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO. 

Một số lưu ý khi sử dụng lệnh MP 

Đặc điểm của lệnh MP là “chấp nhận giá thị trường”. Chính vì thế, các lệnh sẽ được khớp với mức giá tương ứng tốt nhất trên thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng và cân nhắc khi sử dụng. 

Do hệ thống có sự chậm trễ trong quá trình xử lý giao dịch, lệnh MP có thể bị từ chối nếu giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều. 

Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn 

Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn 
Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn 

Giữa lệnh thị trường (MP) và lệnh giới hạn sẽ có một số đặc điểm để phân biệt sau đây mà các nhà đầu tư có thể tham khảo: 

Đặc điểm phân biệt  Lệnh thị trường (MP) Lệnh giới hạn 
Thời gian sử dụng lệnh  Sử dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục. Sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh. 
Giá khớp lệnh Không đặt ra mức giá cụ thể mà sẽ được khớp với các mức giá tốt nhất trên thị trường. Sẽ được đặt ra một mức giá cụ thể, lệnh chỉ được khớp tại mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá giới hạn đặt ra. 
Bảng phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn 

Như vậy, trên đây là bài viết về Lệnh MP là gì? Hy vọng, các nhà đầu tư sẽ nắm được cách thức sử dụng lệnh cơ bản để phục vụ quá trình đầu tư. Chúc các bạn luôn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
LỆNH MP LÀ GÌ?

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88