Đòn bẩy tài chính là một khái niệm được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; và cả những hoạt động đầu tư của các cá nhân trên các thị trường tài chính. Hiểu rõ về đòn bẩy tài chính cũng là cách để nhà đầu tư sử dụng vốn của mình một hiệu quả và an toàn hơn. Vậy đòn bẩy tài chính là gì; và tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại sử dụng đòn bẩy tài chính?. Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage; viết tắt là FL. Tùy vào mỗi chủ thể; mỗi lĩnh vực đầu tư mà khái niệm đòn bẩy tài chính sẽ khác nhau. Nhưng cốt lõi nó vẫn chính là việc sử dụng thêm nợ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư.
Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS). Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Và một doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính khi doanh nghiệp đó không đi vay; mà chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Trong lĩnh vực bất động sản; thì các nhà đầu tư có số vốn hạn hẹp sẽ dùng đòn bẩy tài chính để tăng đồng vốn đầu tư và thu lợi nhuận.
Trên thị trường forex; các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính khi họ vay nợ từ nhà môi giới để có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn so với vốn có trong tài khoản; với mục đích tối đa hóa lợi nhuận trên một số vốn nhỏ.
Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính cũng là con dao 2 lưỡi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh những lợi ích trước mắt; nếu không biết cách vận dụng nó khéo léo và thông minh thì đòn bẩy này sẽ đưa đến cơn khủng hoảng trong tương lai; và khi đó các nhà đầu tư có thể bị mất hết.
Các hệ số đòn bẩy tài chính được xem là yếu tố quan trọng. Một hệ số đòn bẩy thấp hay cao có thể được tính toán bằng cách sử dụng phép đo đòn bẩy.
Hệ số nợ /Tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp; để tài trợ cho tổng tài sản. Có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp; được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số này nếu cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu; nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ; có nghĩa là chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.
Hệ số này phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Cho nên để biết được tỷ số này cao hay thấp; có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Hệ số Nợ/Vốn (D/C)
Hệ số nợ trên vốn (D/C) đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp; nó cho biết trong tổng nguồn vốn thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Công thức tính : Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
D/C cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp; và cả cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào mà có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành; thì doanh nghiệp đó hiện có thể có tình hình tài chính không khả quan lắm. Vì các khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng và cả mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp.
Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp; hệ số này sẽ cho biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của nhà đầu tư. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số với vốn hiện có; doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.
Nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ; để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Vì nếu doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều, chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, D/E thấp có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp trong việc trả nợ; nhưng nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh; và đặc biệt là khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số này sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện; nó cũng không phản ánh đúng thực chất những thay đổi và cả tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ được.
Công thức tính: Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp; nhưng cũng cho thấy rằng doanh nghiệp chưa biết tận dụng được nhiều lợi thế đòn bẩy tài chính.
Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)
Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Hệ số này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt. Chỉ số này > 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay của mình. Nếu chỉ số này < 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình; hoặc doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ; đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.
Tham khảo thêm: TỶ LỆ THANH KHOẢN LÀ GÌ?
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính có thể được xác định thông qua công thức sau:
Trong đó:
- DFL là độ lớn của đòn bẩy tài chính
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả ( I ); ta sẽ có công thức mới:
Trong đó:
- F: chi phí cố định (không bao gồm lãi vay)
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
- p: giá bán
- Q: số lượng sản phẩm
- I: lãi vay phải trả
Vì sao nên sử dụng đòn bẩy tài chính?
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hiện nay sử dụng đòn bẩy tài chính rất nhiều bởi nó đem lại nhiều ưu điểm như sau:
– Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình; doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính (thông qua vay nợ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu); mục đích là bồi đắp sự thiếu hụt trong nguồn vốn khi vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ toàn bộ chi phí cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên cổ phần thường (EPS). Đây là 2 chỉ số tài chính quan trọng của một doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để kinh doanh bất động sản thành công; đồng thời thu về một khoản lợi nhuận khá lớn.
– Đòn bẩy tài chính như một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu; đồng thời nó cũng là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Các chủ đầu tư cần thông minh trong việc lựa chọn cơ cấu tài chính; bởi vì sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lựa chọn này; và khả năng gia tăng lợi nhuận là mong muốn của các chủ sở hữu; trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
– Các doanh nghiệp còn sử dụng đòn bẩy tài chính như là “Lá chắn thuế”. Vì khi vay nợ, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải trả lãi vay mà lãi vay được tính vào chi phí hợp lý; là lãi vay sẽ được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư trên thị trường Forex
Trên thị trường forex, đòn bẩy tài chính thường được gọi đơn giản là đòn bẩy. Đây là công cụ giúp nhà đầu tư mở với các vị thế có giá trị lớn hơn rất nhiều lần; so với số tiền hiện có trong tài khoản.
Đầu tư trên thị trường forex thông qua Hợp đồng chênh lệch CFDs; có nghĩa là nhà đầu tư sẽ đầu tư vào tài sản dựa trên sự biến động của giá cả tài sản đó mà không cần phải nắm giữ chúng. Sự biến động giá của các tài sản trên thị trường này mỗi ngày là rất thấp; và nó thường được tính bằng số pip và giá trị của pip là rất nhỏ. Vì vậy, nhà đầu tư nếu không giao dịch với khối lượng lớn thì lợi nhuận mang về sẽ rất ít. Mà khi giao dịch với khối lượng lớn thì phải có nhiều tiền; nhưng không phải trader nào cũng giàu có và có nhiều vốn cả. Đây là lý do của việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư forex.
Đọc thêm: SÁCH HAY VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Lời kết
Trên đây là những thông thú vị về đòn bẩy tài chính. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu đòn bẩy tài chính là gì, các chỉ số đòn bẩy tài chính; công thức tính đòn bẩy tài chính cũng như lý do nên sử dụng đòn bẩy. Chúc các bạn thành công.
Bài viết tham khảo: