Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là gì? Cách tính chỉ số PEG như thế nào? PEG bao nhiêu thì tốt? Đây là những thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề liên quan đến PEG. Ai cũng biết rằng PEG rất quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng biết đến và tìm hiểu về nó. Không chỉ vậy họ còn áp dụng nó để tìm kiếm những mã cổ phiếu tiềm năng. Tuy nhiên; không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng thành thạo PEG. Vì vậy; Thịnh Vượng Tài Chính muốn gửi đến bạn những kiến thức về PEG. Hy vọng qua đây nhà đầu tư sẽ giải đáp được một số thắc mắc của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là gì?

Tìm hiểu về chỉ số PEG là gì?

Để có thể sử dụng hiệu quả và nhanh chóng chỉ số PEG; bạn cần nắm rõ khái niệm cũng như cách tính nó. Dưới đây sẽ là khái niệm và cách tính chỉ số PEG mà bạn cần biết.

Tham khảo bài viết: CHỈ SỐ EV/EBITDA LÀ GÌ?

Khái niệm chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (EPS Growth Rate) của cổ phiếu. PEG có tên tiếng anh là Price Earnings to Growth. Nó còn được gọi là hệ số PEG, tỷ số PEG. PEG được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập; hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi. Đây là một chỉ số định giá; được ngài Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán.

Chỉ số PEG là gì?
Tìm hiểu về chỉ số PEG

Cách tính chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG được tính dựa trên công thức sau:

PEG = PE / G

Trong đó:

PE là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và mức thu nhập của một cổ phiếu.

G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu: Được tính theo kết quả dự phóng EPS.

Chỉ số PEG là gì?
Cách tính chỉ số PEG

Chúng ta có thể hiểu:

Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G

  • Trường hợp 1: Khi G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5
  • Trường hợp 2: Khi G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1
  • Trường hợp 3: Khi G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

Xem thêm: CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ?

Xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập dựa vào chỉ số PEG

Xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập dựa vào chỉ số PEG
Xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập dựa vào chỉ số PEG

Làm thế nào để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) dựa vào chỉ số PEG?

Đây là câu hỏi hay nhưng thực tế hơi khó trả lời. Bởi thực sự là chưa có phương pháp cụ thể nào để xác định con số này. Các cách tính toán hiện tại chỉ là con số phỏng đoán dựa trên logic.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS được tính theo kết quả dự phóng EPS. Có nghĩa sẽ không có cách nào giúp bạn tính ra được con số tuyệt đối.

Thậm chí cả ban lãnh đạo của doanh nghiệp cũng không dám tự tin rằng có thể phỏng đoán chính xác được doanh nghiệp mình sẽ tăng trưởng bao nhiêu % trong 5 năm tới. 

Bạn có thể tham khảo 3 cách gợi ý để có thể xác định được tương đối về yếu tố “G” này:

Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS trong quá khứ

Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS trong quá khứ
Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS trong quá khứ

Cách thứ nhất để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập là dựa vào lịch sử quá khứ tăng trưởng LNST tương đối dài. Có thể qua một chu kỳ kinh tế 5-7 năm; mục đích là để tránh những biến động trong ngắn hạn khiến LNST hoặc EPS tăng/giảm đột biến.

Bạn có thể áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân (AAGR) hoặc kép (CAGR). Rồi điều chỉnh nó về mức dự phóng hợp lý trong tương lai. Bởi suy cho cùng tốc độ tăng trưởng tương lai mới là yếu tố quyết định đến chỉ số PEG.

Bạn cũng có thể lấy con số tăng trưởng dự phóng của trung bình ngành trên báo chí; và điều chỉnh lại hợp lý với vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn đang phân tích.

Dựa vào kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp công bố

Cách thứ hai để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập đó là bạn có thể lấy dự phóng tăng trưởng của ban lãnh đạo trong kế hoạch tương lai. Số liệu này tùy thuộc có công ty sẽ có; một số thì không.

Thông thường, ban lãnh đạo công ty chỉ dự phóng chỉ tiêu LNST. Nếu họ công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, ESOP,… thì đó là căn cứ để bạn dự phóng EPS.

Nhưng các kế hoạch này bạn cũng không nên quá tin tưởng. Đôi khi, số liệu họ dự phóng rất thiếu thực tế và thường có phần đẹp hơn so với khả năng công ty sẽ làm được. Đây là một cách để tạo thêm kỳ vọng cho giá cổ phiếu trên thị trường.

Cho nên, để chỉ số PEG có kết quả hợp lý; bạn hãy điều chỉnh dự phóng LNST sao cho phù hợp với tình hình thực tế và quá khứ của doanh nghiệp.

Tham khảo: CHỈ SỐ EPS LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHỈ SỐ EPS CHUẨN NHẤT

Tham khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán

Đa số nhà đầu tư cá nhân không phải là những chuyên gia phân tích tài chính. Cho nên, việc bạn tham khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán (CTCK) là một cách hay để có cái nhìn chuyên sâu về doanh nghiệp.

Các CTCK sẽ dựa vào kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp công bố. Và sẽ tiến hành phân tích những yếu tố sau:

  • Mức độ khả thi của các dự án được doanh nghiệp đang hoặc sẽ đầu tư trong tương lai
  • Các yếu tố tài chính như thế nào?
  • Lợi thế cạnh tranh và rủi ro của doanh nghiệp
  • Môi trường kinh doanh, kinh tế vĩ mô; chu kỳ kinh doanh, cơ chế của nhà nước tác động gì đến doanh nghiệp

Các yếu tố trên bạn có thể tự phân tích được. Tuy nhiên, năng lực có hạn của cá nhân thì sẽ khó để có những nhận định chính xác; còn các CTCK có cả một đội ngũ để làm việc này.

Kết hợp các yếu tố sau khi đã phân tích, CTCK sẽ điều chỉnh giảm mức dự phóng tăng trưởng LNST (hoặc EPS) so với con số doanh nghiệp công bố. Một số CTCK còn đưa ra chỉ số PEG để bạn tham khảo.

Một lưu ý bạn cũng nên nhớ đó là hãy cẩn thận. Bởi nếu các CTCK muốn (hoặc doanh nghiệp muốn) thì vỏn vẹn với một vài thay đổi trong nhận định và phân tích; họ có thể đổi trắng thay đen, chuyển những dự phóng tiêu cực thành tích cực một cách dễ dàng.

Đây chỉ là nhắc nhở cho bạn chứ không hề có ý là tất cả báo cáo phân tích của CTCK là vô dụng. Bạn cần biết chọn lọc dữ liệu, kiến thức để trở thành nhà đầu tư sáng suốt; thay vì chỉ đơn thuần đi kiếm tìm khuyến nghị/giá mục tiêu/số liệu dự phóng của CTCK.

Mối quan hệ giữa P/E với tốc độ tăng trưởng (G) cho bạn biết điều gì?

Thường thì chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Và chỉ số PEG sẽ giúp xác định cấp độ tin cậy cho giả định tăng trưởng (G) này.

Mối quan hệ giữa P/E với tốc độ tăng trưởng (G) cho bạn biết điều gì?
Mối quan hệ giữa P/E với tốc độ tăng trưởng (G) cho bạn biết điều gì?

PE = G hay PEG = 1

Khi chỉ số P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau (hay PEG = 1)…

…Điều này có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó.

Hay lúc này tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá rất đầy đủ vào giá của cổ phiếu.

Cổ phiếu đang ở giá trị thực của nó.

Tìm hiểu thêm: CÁCH TÍNH CHỈ SỐ P/B

PE > G hay PEG > 1

Chỉ số PEG lớn hơn 1, lúc này đồng nghĩa với việc:

  • Cổ phiếu đấy đang được định giá quá cao
  • Hoặc lúc này thị trường đặt hy vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này cao hơn mức tăng trưởng công bố.

Các cổ phiếu tăng trưởng thường có tỷ số PEG lớn hơn 1. Vì các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thế nhưng, nó cũng có thể là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định vì nhiều lý do khác.

PE < G hay PEG < 1

Ngược lại, nếu chỉ số PEG nhỏ hơn. Điều này cho thấy:

  • Có khả năng cổ phiếu đó đang bị định giá thấp
  • Hoặc là, thị trường đang không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được tăng trưởng thu nhập; giống như những dự báo mà doanh nghiệp đưa ra.

Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức

Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức
Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức

PEG điều chỉnh được tính toán như sau:

Nguyên nhân là:

Trong 1 vài trường hợp, doanh nghiệp thuộc các ngành có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường thấp. Khiến cho PEG có thể lớn hơn 1.

Thế nhưng, đây lại là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định; dòng tiền lớn và thường chi trả cổ tức bằng tiền khá cao.

Và nhà đầu tư sẽ có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu này.

Ví dụ:

NT2 đang được giao dịch ở mức 18,500 đồng/cổ phiếu. EPS 2019 của doanh nghiệp là 2,540 đồng/CP.

Chỉ số P/E = 18,500 / 2,540 = 7.3

Theo tổng hợp từ các phân tích của CTCK thì EPS dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong 3 năm tới.

⇒ PEG của NT2 là: 7.3 / 4 = 1.8 > 1

Nếu nhìn thoáng qua,  nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa đến 1 kết luận: “Đây là một cổ phiếu đang được định giá quá cao”.

Thế nhưng, NT2 lại là doanh nghiệp có “truyền thống chi trả cổ tức tiền cao và ổn định”; với tỷ suất cổ tức bình quân 5 năm của NT2 là ~ 9%. 

Khi đó, chỉ số PEG được điều chỉnh cổ tức sẽ cho ra kết quả:

Chỉ số PEG điều chỉnh = 7.3 / (4 + 9) = 0.6

Như vậy, sau khi điều chỉnh cổ tức, cổ phiếu NT2 sẽ rẻ hơn NĐT nghĩ (nếu chỉ dựa vào chỉ số PEG).

* Lưu ý: Chỉ nên giới hạn cộng tỷ suất cổ tức khi tính PEG của các Blue-chip; hay cổ phiếu dẫn đầu thị trường.

Như thế nào là chỉ số PEG tốt?

PEG tốt được PEG vô cùng quan trọng khi đánh giá cổ phiếu; vậy chỉ số này bao nhiêu thì được xem là tốt? Sau đây sẽ là dẫn chứng cụ thể để bạn hiểu rõ hơn:

  • Khi chỉ số PEG được xem là hợp lý khi PEG = 1, tức là P/E = G. Lúc này, giá thị trường của cổ phiếu đang phản ánh đúng giá trị thực của nó. 
  • Khi PEG < 1, giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tế của nó; nhà đầu tư nên mua vào để có thể thu được lợi nhuận khi giá lên cao. Trong trường hợp PEG < 1 thì chỉ số này càng thấp càng có lợi cho nhà đầu tư.
Chỉ số PEG là gì?
Như thế nào là chỉ số PEG tốt

Trong chứng khoán, chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E & G.

Khi nào PEG hợp lý?

Ta có lập luận như sau:

P/E hợp lý  = G

Điều đó: PEG hợp lý = PE/G = 1.

Khi cổ phiếu có Giá (P) để tạo nên: PEG = 1, thì được xem là giá trị thực của cổ phiếu.

Nên:

 Giá cổ phiếu được xem là đúng giá trị thực, khi cổ phiếu có chỉ số PEG = 1

Hệ quả:

  • PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực
  • PEG = 1: Giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thực
  • PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Tham khảo thêm: GIÁ CỔ PHIẾU SAU KHI CHIA CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT

Chỉ số PEG là gì?

Khi chỉ số PEG âm, xử lý như thế nào?

Như mọi người cũng đã biết; PEG là chỉ số được tạo nên bởi 2 chỉ số là PE và G. Nên khi chỉ số PEG âm cũng đồng nghĩa là:

  • Giá trị P/E < 0 tức là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Có khả năng cổ phiếu đó đang bị định giá thấp; hay nói cách khác thị trường đang trả cho cổ phiếu mức thị giá thấp hơn khả năng tăng trưởng doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai.
  • Giá trị G < 0, tức là mọi người đang dự đoán mức tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai có thể thấp hơn mức tăng trưởng của hiện tại và quá khứ. 
  • Trường hợp PEG <1 duy trì trong dài hạn, thị trường nhận ra những điểm tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự phóng tăng trưởng thiếu khả quan.
Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG âm

Cách xử lý PEG âm

PEG âm khi có 2 trường hợp âm xảy ra. Đối với trường hợp P/E âm; không có ý nghĩa về mặt định giá, hay kinh tế. Đối với trường hợp G âm; lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại. Khi G âm, thì ta nên xét không phải là G của năm sau mà là G từ 3-10 năm; tức là G dài hạn. Một số nguyên nhân khiến G âm như:

  • Doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định
  • Doanh nghiệp gặp những khó khăn tạm thời
  • Biến động của kinh tế vĩ mô, chu kỳ kinh tế,
  • Do thay đổi của ngành
  • Do chính vấn đề nội tại của doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh.
Chỉ số PEG là gì?
Cách xử lý PEG âm

Nói tóm lại để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình; khi PEG âm, bạn nên sử dụng công cụ định giá khác.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Mặc dù chỉ số PEG được nhiều nhà đầu tư áp dụng; tuy nhiên để có thể đánh giá đúng một loại cổ phiếu nào đó dựa trên PEG, nhà đầu tư cần lưu ý thêm một số điều như sau:

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG
  • Chỉ số PEG không nên sử dụng độc lập mà phải kết hợp thêm với các chỉ số tài chính khác. Vì việc sử dụng PEG độc lập; nhà đầu tư không có được cái nhìn đầy đủ nhất về công ty và triển vọng đầu tư của mình. 
  • Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu; mà tốc độ tăng trưởng thì chỉ có thể ước lượng một cách tương đối . Hoặc một số cổ phiếu không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
  • Khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số PEG; nhà đầu tư nên phân tích trong dài hạn, khoảng từ 3 cho đến 5 năm. 
  • Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng, nhà đầu tư nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao.
  • Không nên đầu tư vào những cổ phiếu có chỉ số PEG cao. Bởi vì rủi ro của nó cũng vô cùng lớn. 

Lời kết chỉ số PEG là gì?

Nhìn chung chỉ số PEG đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán của mỗi người. Có thể nói PEG đang là một trong những chỉ số đang được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Nó góp phần đem lại hiệu quả khi muốn đánh giá về một loại cổ phiếu nào đó. Hy vọng rằng, qua đây bạn sẽ hiểu hơn về chỉ số PEG là gì; cũng như có thể áp dụng chỉ số này thành công và thu về lợi nhuận. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)
CHỈ SỐ PEG LÀ GÌ?

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88