Phân tích báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình hình hiện tại để có hướng phát triển tốt cho tương lai. Trong đó, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến, làm rõ sự khác biệt để doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Vậy để hiểu hơn về Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp so sánh, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp so sánh là gì?
Trong phân tích báo cáo tài chính, so sánh là một trong các phương pháp cơ bản được sử dụng nhiều nhất. So sánh ở đây có nghĩa là:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước. Mục đích để thấy rõ xu hướng thay đổi tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch. Mục đích để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành. Mục đích để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc. Mục đích để thấy tỷ trọng của từng chỉ số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các mục.
- So sánh theo chiều ngang. Mục đích để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Như vậy, mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của các đối tượng đang nghiên cứu. Đồng thời, giúp tìm ra xu hướng, quy luật biến động của chúng. Từ đó giúp cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân có căn cứ để đưa ra quyết định phát triển cho tương lai.
Xem thêm: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu
Để đảm bảo cho việc so sánh có hiệu quả, các chỉ tiêu nghiên cứu cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thống nhất về nội dung kinh tế
- Thống nhất về phương pháp tính toán
- Thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
Gốc của phương pháp so sánh trong phân tích báo cáo tài chính
Trong quá trình phân tích, tùy thuộc vào mục đích mà chúng ta có thể lựa chọn gốc so sánh về thời gian hay không gian cho phù hợp.
Không gian
Phương pháp so sánh gốc không gian có thể được áp dụng đơn vị này với đơn vị khác, khu vực này hay khu vực khác, bộ phận này với bộ phận khác… Việc so sánh này thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so sánh với bình quân khu vực, bình quân ngành.
Đặc biệt khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau nhưng kết quả phân tích vẫn không bị ảnh hưởng.
Thời gian
Đối với việc so sánh về mặt thời gian thì điểm gốc được lựa chọn là các kỳ đã qua hay các kế hoạch, dự án… Cụ thể trong các trường hợp sau:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hay nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.
- Khi đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành hay đánh giá năng lực cạnh tranh, thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.
Các dạng so sánh trong phân tích báo cáo tài chính
Có hai dạng so sánh phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính. Đó là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.
So sánh bằng số tuyệt đối
Đây là phương pháp phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu một cách cụ thể. Chính vì thế, khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích tài chính có thể nắm rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
So sánh bằng số tuyệt đối:
Có thể bạn chưa biết: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng
So sánh bằng số tương đối
Khác với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích có thể nắm được kết cấu cũng như mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động hay quy luật biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.
So sánh bằng số tương đối:
Trong phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
- Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh nhịp độ hay tốc độ biến động của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi/y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (i +1)/yi (i = 1, n)].
- Số tương đối điều chỉnh: Dùng để điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong mỗi chỉ tiêu phân tích về cùng một thời kỳ. Lúc này, số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu nhằm thu hẹp phạm vi so sánh, giảm được sự khập khiễng của phương pháp này. Ví dụ: Khi đánh giá sự biến động của doanh thu bán hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biến động của giá trị sản lượng tính theo giá cố định của 1 năm cụ thể.
Các tiêu chí báo cáo so sánh
Trong các báo cáo phân tích bằng phương pháp so sánh, thường dựa vào các tiêu chí sau:
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể so sánh bằng cách phân tích xu hướng của lợi nhuận gộp trong mối liên hệ với xu hướng của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán theo sơ đồ sau:
Bên cạnh đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính, việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau sẽ giúp nhà phân tích dễ dàng nắm được điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ. Đồng thời, nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp phân tích với số liệu trung bình ngành. Từ đó, có thể nhận diện vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
Như vậy, trên đây là bài viết về Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp so sánh. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để nhận diện và phát triển doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn luôn thành công!
Bài viết tham khảo: