T0, T+1, T+2, T+3 TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?
10 mn read

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nguyên tắc T0, T + 1, T + 2, T +3 là vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vậy T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây! 

T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?
T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?

Tìm hiểu T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?

Bất cứ khi nào bạn mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… đều có hai ngày quan trọng cần hiểu: ngày giao dịch và ngày thanh toán. Chữ “T” (trong tiếng Anh là Transaction), có nghĩa là ngày giao dịch. Các chữ viết tắt T0, T + 1, T + 2 và T + 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra. 

Cụ thể như sau: 

  • T (Transaction): Ngày giao dịch diễn ra 
  • T0: Ngày giao dịch trong ngày 
  • T + 1: Thanh toán sau 1 ngày so với ngày giao dịch 
  • T + 2: Thanh toán sau 2 ngày so với ngày giao dịch 
  • T + 3: Thanh toán sau 3 ngày so với ngày giao dịch 

Hãy tham khảo thêm: T + 2 chứng khoán là gì?

Ví dụ về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

Ví dụ về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán
Ví dụ về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

Nếu bạn mua cổ phiếu vào thứ 2, bạn sẽ phải đợi đến thứ 4 thì cổ phiếu mới được thanh toán và về tài khoản. Và tiếp đó đến thứ 5 thì bạn mới bán ra được. Như vậy: 

  • Thứ 2 sẽ là ngày giao dịch T0,  
  • Thứ 3 là ngày thanh toán (tức ngày cổ phiếu về tài khoản) T + 1, 
  • Tương tự, thứ 4 là ngày thanh toán T + 2 
  • Và thứ 5 là T + 3. 

Theo quy định của Luật Chứng Khoán hiện hành, sau khi mua cổ phiếu, bạn phải đợi sau 3 ngày làm việc (T + 3) thì mới có thể bán chúng ra. Và khi bạn bán cổ phiếu, phải đợi đến ngày T+2 bạn mới nhận được tiền. Đồng thời, đến ngày T+3 bạn mới có thể thực hiện giao dịch từ số tiền này. 

Lưu ý, nếu bạn mua cổ phiếu vào thứ Sáu, thì việc thanh toán và chuyển quyền sở hữu phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới. Có nghĩa là không tính ngày thứ 7 và Chủ nhật. 

Khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và thanh toán không linh hoạt giúp nhà đầu tư có thể cân nhắc rút lui khỏi thỏa thuận. Tuy nhiên, thoả thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán. 

Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán 

Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán 
Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán 

Theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Quy định rằng nếu ngày thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán là ngày T thì:

  • Đối với người mua: Chứng khoán sẽ về tài khoản của người mua sau 04h chiều ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào từng loại chứng khoán). Lúc này, người mua sở hữu chứng khoán. Và có toàn quyền quyết định đối với việc giữ hoặc bán chứng khoán này.
  • Đối với người bán: Tiền thanh toán sẽ về tài khoản của người bán sau 08h sáng ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào loại chứng khoán). Lúc này, người bán có toàn quyền sở hữu và sử dụng số tiền thanh toán này.

Quy định mới về giao dịch chứng khoán T0 tại Việt Nam

Quy định mới về giao dịch chứng khoán T0 tại Việt Nam
Quy định mới về giao dịch chứng khoán T0 tại Việt Nam

Quy định về nguyên tắc giao dịch T0 là một quy định mới được Bộ Tài chính ban hành năm 2020. Quy định này ra đời đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Theo đó, quy định này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; hấp dẫn nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam hơn.

Trước đây, theo quy định cũ, sau giao dịch mua/ bán chứng khoán; nhà đầu tư cần đợi 2 ngày (T+2) mới được chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán. Có nghĩa là, phải sau 2 ngày này thì nhà đầu tư mới thực sự sở hữu chứng khoán và được bán lại chứng khoán đó.

Nhưng hiện nay, trong thông tư mới nhất số 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính; có hiệu lực thi hành từ 15/02/2021, có quy định mới về việc giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

Cụ thể, theo quy định mới, áp dụng nguyên tắc T0 thì sẽ cho phép người mua nhận được quyền sở hữu chứng khoán ngay trong ngày khớp lệnh. Và người bán cũng nhận được tiền thanh toán ngay trong ngày. Vậy là, người mua được chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngay trong ngày giao dịch. Và cho nên có quyền bán lại chứng khoán trong cùng ngày (T+0) mà không cần chờ đợi như trước. 

Có nên giao dịch T0 không? 

Có nên giao dịch T0 không? 
Có nên giao dịch T0 không? 

Theo như quy định về giao dịch chứng khoán trước đây thì khi bạn mua chứng khoán thì phải đến 2 ngày sau mới có thể bán được chứng khoán; chưa kể ngày chứng khoán về tài khoản của bạn. Vậy nên, nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm thông tin về bán khống chứng khoán.

Đối với quy định mới về giao dịch chứng khoán TO thì có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T2:

  • Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời trong ngày với giá mong muốn.Vì giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm khác nhau.
  • Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn.
  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
  • T 0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia. Điều này khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần; và thanh khoản sẽ tăng mạnh
  • Có thể thấy về bề nổi T 0 và bán khống giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán trong việc thanh khoản. Đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn. Nhưng cũng không hoàn toàn như vậy; những gì bạn thấy chỉ là bề nổi thôi.

Nói chính xác thì T 0 đang dọn đường cho bán khống chứng khoán mà thôi. Bạn có thể hình dung đơn giản lệnh này như việc vay mượn chứng khoán, cầm cố chứng khoán vậy. Sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm. Và trong tương lai nhà đầu tư phải mua lại để hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn. Cho nên, thực chất có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.

Có nên giao dịch T0 không?

Giao dịch chứng khoán T0 là việc không phải ai cũng áp dụng được. Bạn chỉ nên áp dụng cho chiến lược và có sự tính toán kỹ trước khi thực hiện. Như nói ở trên, T0 như là tạo điều kiện để bán khống chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn mà thôi.

Bạn giao dịch chứng khoán T0 thì chỉ áp dụng khi:

  • Đầu tư chứng khoán lướt sóng: Áp dụng cho những nhà đầu tư cổ phiếu lướt sóng; mua vào bán ra theo giá biến động mạnh thị trường.
  • T0 được áp dụng khi thị trường giá cổ phiếu biến động mạnh. Hoặc có thông tin nào đó chắc chắn là giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian tới.
  • Đối với cá nhân đầu tư đang cần tiền gấp từ việc bán chứng khoán.

Ý nghĩa ngày giao dịch và ngày thanh toán T+ trong chứng khoán 

Ý nghĩa ngày giao dịch và ngày thanh toán T+ trong chứng khoán 
Ý nghĩa ngày giao dịch và ngày thanh toán T+ trong chứng khoán 

Trong giao dịch chứng khoán, T0 là ngày mà nhà đầu tư được phép mua hoặc bán cổ phiếu trong cùng một ngày. Lúc này, nhà đầu tư sẽ được mua trước/bán sau hoặc bán trước/mua sau. Và đây được coi là hình thức bán khống chứng khoán. 

Ngày giao dịch là gì? 

Ngày giao dịch là ngày mà nhà đầu tư chốt quyền mua cổ phiếu. Có nghĩa là ngày này giao dịch đang diễn ra, bạn được phép đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu của mình trong ngày. Chẳng hạn, nếu bạn đặt lệnh mua cổ phiếu với giá 10.000 VNĐ thì cổ phiếu bạn chốt lệnh đã thuộc quyền sở hữu của bạn. Nhưng bạn phải chờ đến ngày thanh toán thì cổ phiếu mới chuyển vào tài khoản. 

Ngày thanh toán là gì? 

Ngày thanh toán phức tạp hơn một chút vì nó đại diện cho thời điểm mà quyền sở hữu được chuyển giao. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra vào ngày giao dịch và thay đổi tùy thuộc vào loại bảo mật. Ví dụ, tín phiếu kho bạc là một trong số ít chứng khoán có thể được giao dịch và thanh toán ngay trong ngày. Tất cả các cổ phiếu và hầu hết các quỹ tương hỗ hiện đang là T+2. 

Tuy nhiên, trái phiếu và một số chứng chỉ quỹ tiền tệ sẽ có ngày thanh toán khác nhau giữa T + 1, T + 2 và T+3. 

Theo quy định từ ngày 01/01/2016, ngày thành toán được hiểu như sau: 

  • T + 2 từ 16h30 chiều: Đây là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán giữa người mua và người bán. 
  • Đến ngày T + 3: Quyền bán cổ phiếu mới thực sự thuộc về bên mua. Đây cũng là cơ sở để tính toán người nắm giữ cổ phiếu có nằm trong danh sách cổ đông hay không. 

Tại sao thanh toán thường xảy ra vào T+1, T+2 hoặc T+3? 

Tại sao thanh toán thường xảy ra vào T+1, T+2 hoặc T+3? 
Tại sao thanh toán thường xảy ra vào T+1, T+2 hoặc T+3? 

Trước đây, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử. Các nhà đầu tư sẽ đợi việc giao nhận một chứng khoán cụ thể, ở dạng chứng chỉ thực tế. Và khi đó, việc thanh toán diễn ra khi nhận được chứng chỉ. Tuy nhiên, thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá cả luôn biến động, nên các nhà quản lý thị trường đặt ra một khoảng thời gian mà chứng khoán và tiền mặt phải được giao. 

Vài năm trước, ngày thanh toán cổ phiếu là T + 5 hoặc năm ngày làm việc sau ngày giao dịch. Cho đến gần đây, một thỏa thuận đã được thiết lập ở T + 3. Một số giao dịch là T + 2 hoặc sau ngày giao dịch (T + 1). Đặc biệt, trong thị trường chứng khoán phái sinh, T0 diễn ra dưới hình thức bán khống. 

So sánh ngày giao dịch chứng khoán T0 và T + 2 

So sánh ngày giao dịch chứng khoán T0 và T + 2 
So sánh ngày giao dịch chứng khoán T0 và T + 2 

Theo luật chứng khoán trước đây thì việc thanh toán cần phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch (T+ 2). Tuy nhiên, hiện tại quy định thay đổi T + 0 mang lại nhiều lợi thế hơn cho các nhà đầu tư như sau: 

  • Tạo cơ hội cho bạn có thể bán/mua cổ phiếu kịp thời. Tránh sự biến động giá giữa mỗi phiên giao dịch. 
  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. 
  • So với T + 2, hiện nay T + 0 thu hút được các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn. Góp phần thúc đầy thị trường giao dịch và tăng thanh khoản. 
  • Giúp các nhà đầu tư thực hiện hình thức bán khống để mang về lợi nhuận cao hơn. 

Lưu ý, bán khống là hình thức mang lại lợi nhuận cao nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rủi ro không hề nhỏ. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ hơn về việc bán khống. Thực chất đây là hình thức mang lại lợi ích cho bên công ty chứng khoán nhiều hơn nhờ các chi phí dịch vụ, lãi suất margin. 

Mối quan hệ giữa T + và ngày giao dịch không hưởng quyền 

Mối quan hệ giữa T + và ngày giao dịch không hưởng quyền 
Mối quan hệ giữa T + và ngày giao dịch không hưởng quyền 

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như: quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm hay quyền tham dự đại hội cổ đông… Đây là ngày để các doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại. 

Ngày chốt quyền hay còn gọi là ngày đăng ký cuối cùng. Các tổ chức phát hành ký chốt danh sách người sở hữu cổ phiếu để thực hiện các quyền cho cổ đông vào ngày này. 

Ngày chốt quyền là ngày làm việc sau ngày giao dịch không hưởng quyền.  

Theo quy định mới nhất từ 01/01/2016, thời hạn thanh toán là T + 2 đối với ngày giao dịch bình thường. Tức là sau 2 ngày, bạn được sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, tới ngày thứ 3 (T + 3) bạn mới bán được cổ phiếu. Vì lúc cổ phiếu về tài khoản đầu tư của bạn thì đã hết phiên giao dịch. Không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ. Khi đó, ngày T+3, T+2, T+1 sẽ được công bố là ngày giao dịch không hưởng quyền.    

Trong trường hợp ngày đăng ký cuối cùng rơi vào thứ 2 thì ngày giao dịch không hưởng quyền trước một ngày là thứ 6. 

Xem thêm: Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Tìm hiểu về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán rất cần thiết với nhà đầu tư
Tìm hiểu về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán rất cần thiết với nhà đầu tư

Thông thường, các nhà đầu tư luôn mong muốn lợi nhuận nhanh chóng mà vẫn tránh được rủi ro bị thua lỗ. Tuy nhiên, nếu muốn bảo toàn vốn mà giao dịch vướng phải T + thì khả năng thua lỗ sẽ rất nhiều. Để tránh được tình trạng này; các chuyên gia chứng khoán đưa ra chiến thuật là giao dịch dưới hình thức bán khống. Đây là hình thức chỉ phù hợp với nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm và có vốn lớn. Chính vì thế, để đầu tư hiệu quả các bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng; và học hỏi kiến thức về thị trường này nhiều hơn. 

Như vậy, trên đây là bài viết về T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì? Nắm được những khái niệm cơ bản này sẽ giúp các bạn có chiến thuật đầu tư hiệu quả hơn. Hy vọng nội dung trên sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho mọi người. Chúc các bạn thành công trong quá trình đầu tư! 

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Đọc là bước đi đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng số chia sẻ kiến thức về các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản