Các chỉ số như P/S, P/E, P/B,… là những chỉ số tài chính đều đã quá quen thuộc với các nhà đầu tư. Các chỉ số này sử dụng thường xuyên để phân tích và định giá cổ phiếu. Trong đó, chỉ số P/S là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá chính xác được tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhất là khi các chỉ số định giá còn lại không còn hiệu quả. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số P/S chứng khoán là gì?Cách tính chỉ số p/s và cách ứng dụng chỉ số này trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp nhé!
Chỉ số P/S chứng khoán là gì?
Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay Price to Ratio) là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu của mỗi cổ phần. Chỉ số P/S còn được gọi là tỷ số P/S hay hệ số P/S.
Có thể hiểu một cách đơn giản thì chỉ số P/S có nghĩa là: Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp.
Hệ số P/S còn được các nhà đầu tư sử dụng để phân tích, xác định các giá trị tương đối của cổ phiếu với quá khứ; và với các công ty khác trong cùng ngành.
Tìm hiểu thêm: CHỈ SỐ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Ưu nhược điểm của chỉ số P/S chứng khoán là gì?
Ưu điểm
- Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Vậy nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn
- Có thể dùng chỉ số P/S để định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
- Vì doanh thu có biến động thấp hơn lợi nhuận; cho nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E
- Đối với công ty stare up thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E
Nhược điểm
- Bản chất của việc kinh doanh chính là dòng tiền và lợi nhuận. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn; thì lợi nhuận sẽ âm, và công ty sẽ bị phá sản. Cho nên, việc công ty chỉ có doanh thu thôi thì nó không có ý nghĩa.
- Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hạch toán
- Chỉ số P/S có thể cung cấp về hoạt động bán hàng tuy nhiên không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty với nhau.
Đọc thêm: CHỈ SỐ PEG LÀ GÌ?
Cách tính chỉ số P/S
Chỉ số P/S được tính theo công thức:
P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần
Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành.
Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần
Trong đó:
- P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
- S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu.
Ví dụ cụ thể tính chỉ số P/S:
Ta có các số liệu của cổ phiếu như sau:
- Thị giá cổ phiếu P = 126,2 ngàn đồng.
- Khối lượng cổ phiếu lưu hành = 1,741 tỷ cổ phiếu.
- Vốn hóa thị trường = 219.763 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu thuần = 13.230 + 13.738 + 13.015 + 13.743 = 53.726 tỷ đồng.
Lúc này, ta tính được:
Doanh thu thuần = Doanh thu 4 quý/KLCP lưu hành = 53.736/1,741= 30,86 (ngàn đồng).
Vậy:
P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần = 126,2/30.86 = 4.09.
P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.763/53.726= 4.09.
Vậy chỉ số P/S là 4.09.
Điều này có nghĩa là: Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra đến 4.09 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà cổ phiếu này tạo ra năm gần nhất.
Tham khảo: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Ý nghĩa của chỉ số P/S chứng khoán là gì?
Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp
- Cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…)
- Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu
Ý nghĩa của chỉ số P/S cao
- Cổ phiếu của công ty đang được định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.
Mối quan hệ giữa Chỉ số P/S và Chỉ số P/E
Trên thực tế, các nhà phân tích và các nhà đầu tư thường nhận định rằng: Lợi nhuận có thể dễ dàng bị chỉnh sửa sai lệch hơn doanh thu rất nhiều. Nguyên nhân là bởi vì bằng cách lợi dụng các khoản mục như lãi suất, khấu hao, hay thuế; thì các doanh nghiệp có thể dễ dàng thao túng lợi nhuận. Trong khi đó, thì doanh thu sẽ khó bị sai sót và có tính chính xác cao hơn vì thông tin doanh thu của các doanh nghiệp thường được công khai minh bạch; và có thể bị kiểm tra chéo với các doanh nghiệp khác trong quá trình kiểm toán. Cho nên, nhiều người đã cho rằng, có thể sử dụng chỉ số P/S thay thế cho chỉ số P/E.
Đọc thêm: CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ?
Thế nhưng, nhận định đó là không đúng vì doanh thu khó bị thao túng thôi chứ không phải là không thể. Doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu sớm trong khi thực tế chưa đem lại dòng tiền thực. Vậy nên, các nhà đầu tư nên đánh giá kỹ chất lượng mục khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán; hay dòng tiền hoạt động kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để nhận biết được đó có phải doanh thu thực của công ty hay không.
Từ những điều trên có thể thấy P/S và P/E là mối quan hệ song song, bổ trợ cho nhau. Khi nhà đầu tư biết sử dụng kết hợp hai chỉ số này với nhau; việc đánh giá doanh nghiệp sẽ được tối ưu hơn.
Lời kết P/S chứng khoán là gì?
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chỉ số P/S trong chứng khoán là gì. Đây là chỉ số được nhiều đầu tư sử dụng, tuy nhiên giống các chỉ số định giá khác; để có đánh giá đầy đủ hơn về giá trị của doanh nghiệp, P/S không nên sử dụng một cách riêng rẽ mà nên sử dụng kết hợp với các chỉ số định giá khác nhé. Chúc bạn đầu tư thành công!
Bài viết tham khảo: