Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao giá trị tiền tệ giữa các nước lại khác nhau nhiều đến như vậy chưa? Câu trả lời có liên quan mật thiết đến một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tiền tệ đó là tỷ giá hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò, phân loại và các nhân tố chính ảnh hưởng đến nó là gì?. Bài viết dưới đây Thịnh Vượng Tài Chính sẽ thông tin chi tiết đến bạn. Theo dõi ngay nào!
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là Exchange rate. Nó chính là tỷ lệ trao đổi về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được quy đổi sang tiền của quốc gia khác là bao nhiêu. Hoặc là số lượng cần thiết của đơn vị tiền tệ trong nước dùng để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài.
Xem thêm: FX TRADING MARKETS LÀ GÌ?
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường. Và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
Ví dụ cụ thể:
- USD/VND = 23.000 thì ta có thể hiểu 1 USD = 23.000 VND
- EUR/VND = 26.000 ta có thể hiểu là 1 EUR = 26.000 VND
Phân loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau trên thị trường hối đoái hiện nay. Sau khi nắm được khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì thì bạn cùng tham khảo cách để phân chia tỷ giá hối đoái nhé.
Căn cứ vào giá trị tỷ giá
Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia tỷ giá hối đoái thành 2 loại:
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ; phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
Căn cứ vào khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và dựa vào phương thức chuyển ngoại hối; chúng ta có thể chia làm 2 loại:
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối
Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối có thể chia thành 2 loại như sau:
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua ngoại hối vào của ngân hàng
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ngoại hối ra của ngân hàng
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
Dựa trên kỳ hạn thanh toán, phân chia tỷ giá hối đoái thành 2 loại:
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau. Nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch. Hoặc do hai bên thỏa thuận trong đó phải đảm bảo biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá chúng ta có thể phân chia tỷ giá hối đoái thành:
- Tỷ giá thị trường: Tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này thì các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
Tham khảo: THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN LÀ GÌ?
Ngoài các loại tỷ giá trên, còn có 2 loại tỷ giá mà bạn cần quan tâm. Đó là:
Tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái song phương tiếng Anh là Bilateral Exchange Rate. No được hiểu là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền khác. Và không đề cập đến vấn đề lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền đó mất giá (giảm giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại. Ngược lại nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó lên giá (được giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại.
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng tiếng Anh là NEER–Nominal Effective Exchange rate. Còn được gọi có tên là tỷ giá danh nghĩa đa phương hay tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Hiểu được được tỷ giá hối đoái là gì thì bạn có thể hiểu tỷ giá hối đoái hiệu dụng là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế của quốc gia là gì?
So sánh sức mua của đồng tiền
Tỷ giá hối đoái chính là công cụ phản ánh giá trị của ngoại tệ và nội tệ. Đồng thời so sánh giá hàng hóa trong nước và ngoài nước; so sánh năng suất lao động giữa các quốc gia. Qua đó, sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn; hay hợp tác kinh tế với nước ngoài. Từ đó làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế của mỗi quốc gia.
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hai yếu tố cấu thành cơ bản lên hoạt động ngoại thương. Vậy tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào?
Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu
Tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua việc tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái tăng thì xuất khẩu tăng hay giảm?
Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu sẽ bị sụt giảm.
Ví dụ tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam thay đổi từ 1 USD = 22.000 VND lên 1 USD = 20.000 VND thì nhà xuất khẩu với doanh thu 100.000 USD sẽ bị thiệt một khoản tiền là ( 22.000- 20.000) * 100.000 = 200.000.000 VND
Nếu tỷ giá tăng liên tục trong một thời gian dài, thì lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm dần. Điều này sẽ làm cho khối lượng hàng hóa xuất khẩu sản xuất ra cũng trở nên khan hiếm hơn. Và kim ngạch xuất khẩu sẽ liên tiếp sụt giảm và đến khi trở về 0. Đây là tác động xấu đối với kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì sẽ có 1 tương lai khác cho các nhà xuất khẩu. Vì lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều nội tệ hơn. Và kim ngạch xuất khẩu tăng lên, từ đó kích thích hoạt động xuất khẩu phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng.
Xét ví dụ trên, nhà xuất khẩu A sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệu VND nếu đồng VND giảm giá từ 1 USD = 20.000 VND xuống 1 USD = 22.000 VND. Hoặc USD ( ngoại tệ) tăng giá.
Đọc thêm: CHỈ SỐ IRR LÀ GÌ?
Tác động của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu
Hoạt động của nhập khẩu chính là phần còn lại của ngoại thương. Ngoại thương phát triển không chỉ nhờ xuất khẩu mà nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Cho nên, ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.
Xu hướng chung trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, đó là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng; nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm; lượng nhập khẩu tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu.
Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm ( đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu. Bởi giá nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ làm giảm lợi nhuận của các nhà nhập khẩu. Lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí; cầu nhập khẩu giảm xuống. Cho nên, kim ngạch nhập khẩu giảm.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
Khi tỷ giá hối đoái tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, điều này sẽ dễ xảy ra lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn, lạm phát giảm nhưng theo kèm đó là sản xuất cũng giảm, tăng trưởng chậm. Vậy nên, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng không nhỏ đến lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.
Có thể thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Vậy nên, việc hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như vai trò của tỷ giá hối đoái sẽ giúp đưa ra nhiều giải pháp ổn định nền kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Cụ thể:
Cán cân thanh toán
Trường hợp cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng nội tệ giảm và ngoại tệ tăng. Đây là nguyên nhân làm cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
Tham khảo: NGÀY TRẢ CỔ TỨC CŨ LÀ NGÀY NÀO?
Thương mại
Tỷ giá hối đoái tăng do ảnh hưởng từ việc tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến cán cân thương mại giảm, nằm ở 2 khía cạnh sau đây:
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu; thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm. Ngược lại tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu; thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.
- Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng; và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.
Lạm phát
Khi lạm phát trong nước có sự thay đổi sẽ làm cho các hoạt động thương ngoại bên ngoài nước ảnh hưởng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.
Ví dụ: Nếu trong nước (Việt Nam) có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài (Trung Quốc). Người dân Việt sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Trung Quốc hơn Việt Nam. Bởi lí do là do giá cả chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn. Và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Trung tăng làm cầu đồng ngoại tệ (nhân dân tệ) tăng.
Còn ở Trung Quốc, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá Việt do giá cao. Và nhập khẩu Việt giảm khiến cho cung ngoại tệ (nhân dân tệ) giảm. Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái nhân dân tệ so với VND tăng → đồng nội tệ (VND) giảm.
Lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán ở thị trường nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến ngoại tệ.
Ví dụ như sau: Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thấp hơn ở Mỹ thì các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng gửi tiền tại các ngân hàng Mỹ. Và lúc này sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái USD; còn tỷ giá hối đoái VND sẽ tăng. Thì chính điều này làm đồng nội tệ bị mất giá.
Thu nhập
Thu nhập sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Cụ thể:
- Tác động trực tiếp: Nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn. Và sẽ làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng.
- Tác động gián tiếp: Khi thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước. Vậy thì sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng.
Công thức tính tỷ giá hối đoái là gì?
Giữa hai đồng tiền định giá
Nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ, có thể tính theo công thức:
- Tỷ giá bán khách hàng = Tỷ giá mua ngân hàng/Tỷ giá bán ngân hàng
- Tỷ giá mua khách hàng = Tỷ giá bán ngân hàng/Tỷ giá mua ngân hàng
Công thức: Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)
Giữa hai đồng tiền yết giá
Để có thể tính được tỷ giá mua khách hàng; thì ta lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia tỷ giá mua của ngân hàng và chia tỷ giá bán của ngân hàng.
Công thức: Yết giá/định giá = (USD/Định giá)/(USD/Yết giá)
Giữa hai đồng tiền yết giá và định giá
Để tính tỷ giá cho đồng tiền yết giá và định giá; thì ta nhân tỷ giá đồng tiền định giá với tỷ giá của đồng tiền yết giá.
Công thức: (Yết giá/USD)x(USD/Định giá) = Yết giá/Định giá
Lưu ý: Ta dùng yết giá trực tiếp cho công thức trên.
Đọc thêm: CÁCH TÍNH TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu chi tiết về tỷ giá hối đoái là gì? cũng như cung cấp các thông tin về công thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng mà bạn cần biết. Có thể nói hiện nay, tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế thị trường. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái để có cái nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ. Từ đó bạn sẽ dễ dàng hình dung và có những kế hoạch đầu tư chính xác hơn. Chúc các bạn thành công nhé!
Bài viết tham khảo: