Có nên đầu tư chứng khoán? Làm thế nào để đầu tư tốt nhất?

6 mn read

Hiện nay chứng khoán là kênh đầu tư ngày càng phổ biến và hấp dẫn đối với nhiều cá nhân và tổ chức. Vậy Có nên đầu tư vào chứng khoán? Làm thế nào để đầu tư chứng khoán tốt nhất? Qua bài viết này, bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc trên.

1. Có nên đầu tư chứng khoán?

Thị trường chứng khoán từ lâu đã là kênh đầu tư hàng đầu tại Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ngoài những lợi ích cơ bản mà chứng khoán mang lại, đây là một số lý do mà bạn nên đầu tư chứng khoán:

1.1. Không cần vốn lớn

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn có thể không cần quá nhiều tiền mặt ngay hoặc phải tích lũy nhiều thì mới có thể tham gia. Chỉ cần từ 10-20 triệu đồng, bạn đã có thể làm quen và trở thành một nhà đầu tư chứng khoán.

Bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ để đầu tư

1.2. Gia tăng tiền tiết kiệm của bạn và tạo thu nhập thụ động

Đầu tư là một cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trích ra một khoản tiền nhàn rỗi mỗi tháng từ tài khoản tiết kiệm hiện tại của mình. Hầu hết các kênh đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản … cung cấp lợi nhuận cho bạn trong trung và dài hạn. Khoản đầu tư nhỏ mỗi tháng sẽ tạo giá trị gia tăng, giúp cho tổng số tiền bạn đầu tư càng ngày càng tăng theo cấp số nhân.

1.3. Tiết kiệm cho nghỉ hưu

Khi bạn đang làm việc, bạn nên tiết kiệm tiền để nghỉ hưu. Bạn có thể đặt tiền tiết kiệm hưu trí của mình vào danh mục đầu tư, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, bất động sản, hay một hình thức kinh doanh góp vốn nào đó. Ở tuổi nghỉ hưu, bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền bạn kiếm được từ các khoản đầu tư này. Thời gian hưu trí của bạn trở nên nhàn hạ và thoải mái hơn nhiều.

Đầu tư chứng khoán là một cách tiết kiệm cho sau này

1.4. Đạt được mục tiêu tài chính lớn

Đầu tư có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính lớn. Nếu tiền của bạn đạt được tỷ suất hoàn vốn cao hơn lãi suất tiết kiệm, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Lợi tức đầu tư này có thể được sử dụng cho các mục tiêu tài chính lớn, như mua nhà, mua xe hơi, bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn, hoặc cho con cái của bạn đi du học…

1.5. Chống mất giá của đồng tiền

Đầu tư là một cách phòng thủ lạm phát. Những nguy cơ từ bên ngoài như chiến tranh tiền tệ hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với rủi ro tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam không giữ được ở mức an toàn. Kể cả khi bạn gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất mỗi năm chỉ khoảng 8% trong khi lạm phát có thể vượt qua 2 con số (trên 10%). Đầu tư sẽ giúp bạn giữ cho tiền của mình luôn tăng và tránh được nguy cơ mất giá hơn so với gửi tiết kiệm.

2. Làm thế nào để đầu tư chứng khoán tốt nhất?

Làm thế nào để đầu tư chứng khoán?

Chứng khoán là một kênh đầu tư tài chính khá hấp dẫn với nhiều người. Bên cạnh những lợi ích mà chứng khoán mang lại cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vậy làm thế nào để đầu tư chứng khoán một cách tốt nhất, bạn cần xác định:

– Hiểu rõ bản thân: Là vấn đề trọng mọi nghề nghiệp, biết người biết ta trăm trận trăm thắng! Muốn thành công hay đạt được mục đích thì việc đầu tiên là hiểu rõ bản thân, bản thân là ai, đang ở đâu, muốn gì? Cần gì? như vậy mới có hướng đi đúng dẫn đến mục tiêu.

– Bắt đầu với số vốn nhỏ: Đầu tư vào cổ phiếu là một con đường dài hạn, yêu cầu bạn cần phải kiên trì và nhẫn nại, nhưng lại cho phép bắt đầu với số vốn nhỏ. Ở Việt Nam chỉ cần từ 1 đến 2 triệu là bạn đã có thể giao dịch chứng khoán. Đây là một phương pháp tiết kiệm đơn giản và một khoản đầu tư hiệu quả cho tương lai.

– Kiến thức đúng hoặc đi cùng những người có kiến thức đúng: Khi làm bất kể việc gì nếu muốn thành công, kiến thức là thứ không thể thiếu. Đặc biết kiến thức về chứng khoán là vô vàn. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình nơi đầu tư uy tín và phù hợp với mình. Bạn cũng có thể hợp tác cùng những người có kĩ năng cao về chứng khoán để giúp mình làm quen với kênh đầu tư này.

– Chọn nơi đầu tư phù hợp, uy tín: Bạn cần tìm hiểu cho mình các công ty, doanh nghiệp uy tín để bắt đầu chứng khoán. Lựa chọn công ty uy tín, chi phí thấp, và hệ thống sử dụng đơn giản sẽ giúp cho người mới bắt đầu dễ dàng học hỏi đầu tư hơn.

TCBS là nơi bạn có thể bắt đầu dễ dàng và phù hợp

Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể bắt đầu Đăng ký mở tài khoản tại TCBS (Techcom Securities).

Bài viết tham khảo: Cách bắt đầu chơi chứng khoán

3. Một số rủi ro thường gặp

Bên cạnh những lợi ích mà chứng khoán mang lại. Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh có rủi ro. Vì vậy, khi tham gia đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán cũng như khi đầu tư thông qua các quỹ, bạn đều cần tìm hiểu kĩ.

Đầu tư chứng khoán cần chấp nhận rủi ro?

–        Rủi ro hệ thống: còn được gọi là rủi ro thị trường – loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, rủi ro này không thể tránh mà chỉ có thể phòng.

–        Rủi ro cụ thể hay còn gọi là rủi ro phi hệ thống: xảy ra ở từng trường hợp đầu tư riêng lẻ, ảnh hưởng cá biệt tới khoản đầu tư đó, không có tính chất bao trùm cả thị trường.

Trong tài chính có một câu nói rất hay “rủi ro luôn đi đôi với cơ hội”, dưới sự bảo vệ của pháp luật, thị trường chứng khoán là trung gian nên việc đối diện với rủi ro hay cơ hội phụ thuộc vào bản thân nhà đầu tư. Không có một kết quả nào chắc chắn trong chứng khoán, đó cũng là một lý do khiến kênh đầu tư tài chính này hấp dẫn với nhiều người.

Như vậy, trên đây là nội dung về việc Có nên đầu tư vào chứng khoán? Và làm thế nào để đầu tư tốt nhất? Nếu bạn là một người yêu thích đầu tư dài hạn, hoặc đang có tiền nhàn rỗi và chưa biết đầu tư vào kênh nào, chứng khoán sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản