VỐN ĐIỀU LỆ

10 mn read

Vốn điều lệ rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến và những ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Vốn điều lệ
Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì? 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. 

Hay có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Hoặc giá trị cổ phần đã thanh toán khi thành lập doanh nghiệp.  

Cũng theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm: Vốn lưu động là gì?

Đặc điểm của vốn điều lệ là gì?

Đặc điểm của vốn điều lệ
Đặc điểm của vốn điều lệ

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn điều lệ do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, thời hạn để thực hiện việc góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp là không thống nhất. Đối với loại hình công ty cổ phần, người tham gia góp vốn có thời hạn 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn; trong khi đó, thời hạn này đối với loại hình trách nhiệm hữu hạn là 36 tháng. Điều này đã làm phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có trong nội bộ công ty như: nhầm lẫn về vốn điều lệ, nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu,.v.v… 

Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định thống nhất về thời hạn góp vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp.

Theo đó, thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần. 

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày 01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty. 

Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau 

Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau 
Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau 

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 

Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. 

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ 

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ 
Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ 

Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. 

Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? 

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là cách phân biệt hai loại hình của vốn này. 

Những khác biệt cơ bản giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì?

Về bản chất 

  • Vốn điều lệ thực chất là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó. 
  • Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được. 

Về chủ sở hữu 

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau về chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau về chủ sở hữu
  • Vốn điều lệ thuộc sở hữu các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp của doanh nghiệp. 
  • Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu. 

Về cơ chế hình thành 

  • Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. 
  • Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra  hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại. 

Về đặc điểm 

  • Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. 
  • Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản. 

Về ý nghĩa 

  • Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. 
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. 

Ưu và nhược điểm của từng loại hình vốn 

 Ưu và nhược điểm của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Ưu và nhược điểm của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Ưu điểm vốn điều lệ 

  • Là cơ sở để phân định rõ ràng quyền và lợi ích, cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong công ty. Bởi vì nó là cơ sở để xác định tỉ lệ vốn góp hay sở hữu cổ phần trong công ty. 
  • Là căn cứ pháp lý trong các trường hợp có tranh chấp, giải thể. 
  • Là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Đầu tư thành lập một doanh nghiệp giống như xây dựng một ngôi nhà. Nền móng càng bền chắc, ngôi nhà càng kiên cố. Ở đây, vốn điều lệ cố định là một tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá khách quan về khả năng duy trì và phát triển của công ty đó. 
  • Là cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. 
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định, sẽ có thể thử thách kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, mở rộng các hạng mục đầu tư. 
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác. 

Nhược điểm vốn điều lệ 

Nhược điểm vốn điều lệ 
Nhược điểm vốn điều lệ 
  • Tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc quyết định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư kinh doanh. 
  • Đây là số vốn ban đầu do các thành viên góp hoặc cam kết góp nên trên thực tế chưa đủ lớn để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ưu điểm vốn chủ sở hữu

  • Vốn chủ sở hữu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài. 
  • Đặc trưng của vốn chủ sở hữu là không phải một khoản nợ. Do đó, khi nắm trong tay nguồn vốn chủ sở hữu, chủ thể đầu tư sẽ không cần phải đắn đo vấn đề về trả lãi vay. Khi đó, chi phí cần thiết cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể. 
  • Vốn chủ sở hữu giúp các chủ thể kinh doanh chủ động hơn trong việc đầu tư. 
  • Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp non trẻ, có thể tự do kinh doanh mà không phải lo lắng gánh nặng nợ nần. 
  • Vì đây là nguồn vốn chủ sở hữu nên chủ thể đầu tư có thể sử dụng chúng theo mục đích, dự định của minh, tự chủ về mặt chi tiêu mà định hướng tiêu dùng mà không cần phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố tác động nào. Từ đó, giúp cho việc sử dụng vốn được tiến hành một cách tự chủ và linh động hơn. 

Có thể bạn quan tâm đến: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Nhược điểm vốn chủ sở hữu 

Nhược điểm vốn chủ sở hữu 
Nhược điểm vốn chủ sở hữu 
  • Giá thành của vốn chủ sở hữu cao hơn giá thành của nợ. 
  • Việc hợp tác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như san sẽ giá trị lợi nhuận đôi khi khiến cho các chủ đầu tư ở thế thiệt thòi. Cụ thể, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì chính các chủ sở hữu doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm. Họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn. 
  • Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì các chủ đầu tư không được toàn quyền chiếm hữu số tiền đó mà cần phải chia sẻ cho các cổ đông theo tỷ lệ mà họ góp vốn. 

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty”. Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn. 

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần 
Vốn điều lệ trong công ty cổ phần 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. 

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty. 

Có thể bạn chưa biết: Phân tích hiệu quả kinh doanh

Vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên 

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty. 

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 

Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên 
Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty. 

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này. 

Có cần chứng minh vốn điều lệ không? 

Tùy nhu cầu, ngành nghề và quy mô hoạt động, doanh nghiệp sẽ tự đăng ký vốn điều lệ công ty. Hiện tại, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không cần chứng minh có đủ vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình hoạt động, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký. 

Mặc dù vậy, có một số doanh nghiệp vì thế mà lựa chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao so với năng lực tài chính thực sự. Điều này là không nên. 

Có cần chứng minh vốn điều lệ không? 
Có cần chứng minh vốn điều lệ không? 

Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết về Vốn điều lệ là gì? Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp một số nội dung phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Hy vọng sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thêm có kiến thức hữu ích. Chúc các bạn luôn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản