Vị thế hay Position là một trong những thuật ngữ phổ biến của thị trường tài chính. Đặc biệt là thị trường Forex và chứng khoán. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ nhất vị thế là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết dưới bài viết ngay sau đây. Hiểu đúng vị thế sẽ giúp trader có được quyết định khi nào thì sử dụng chúng cho hiệu quả, đảm bảo có được mức lợi nhuận tốt nhất.
Tham khảo: NN MUA LÀ GÌ?
Vị thế là gì?
Vị thế (Positions) là số lượng của tài sản, của cải, chứng khoán phái sinh hoặc cổ phiếu được nắm giữ bởi một cá nhân. Trong giao dịch tài chính, vị thế trong hợp đồng tương lai không phản ánh quyền sở hữu mà đây chỉ là một cam kết ràng buộc để nhà đầu tư mua hoặc bán các danh mục tài sản đang nắm giữ với một mức giá nhất định.
Vị thế được chia làm hai loại. Khi nhà đầu tư mở hoặc bán một loại danh mục tài sản được gọi là mở vị thế mua ( Long position), mở vị thế bán ( Short positions).
Vị thế mua (Long Position) là gì?
Vị thế mua trong tiếng Anh là Long position. Vị thế mua là việc mua một cổ phiếu, hàng hóa hoặc tiền tệ với kỳ vọng rằng nó sẽ tăng giá trị trong tương lai. Và sự chênh lệch giá giữa lúc mua và bán (không tính chi phí giao dịch) chính là lợi nhuận.
Xem thêm: DAO LÀ GÌ?
Vị thế bán (Short Position) là gì?
Vị thế bán trong tiếng Anh là Short hay Short Position. Vị thế bán là vị thế của bên tham gia vào thị trường với kỳ vọng giá của tài sản sẽ giảm xuống.
Làm thế nào để phân biệt Long Position và Short Position?
Phân biệt được vị thế mua ( Long Position) và vị thế bán ( Short Position) là một điều hết sức quan trọng. Việc này sẽ giúp cho nhà đầu tư không bị nhầm lẫn khi vào lệnh. Dưới đây là một số điểm khác biệt của 2 vị thế này:
Long Position | Short Position |
Nhà đầu tư mua khi kỳ vọng giá tăng | Nhà đầu tư bán ra khi kỳ vọng giá giảm. |
Giá tăng nhanh chóng mặt trong thời gian ngắn khi lượng Long Position cùng thời điểm quá nhiều | Giá tụt xuống nhanh chóng trong thời gian ngắn khi lượng Short Position cùng thời điểm quá nhiều |
Thực hiện mua khống (mua trước). Khi giá tăng sẽ bán ra và thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá. | Thực hiện bán khống (bán trước). Nếu giá giảm thì mua vào. Lợi nhuận thu được từ việc chênh lệch giá. |
Cách thức một vị thế đóng mở trong một giao dịch
Một chu trình giao dịch cơ bản bao gồm mở và đóng một giao dịch hay còn được gọi là mở lệnh và đóng lệnh.
Đối với vị thế mua ( Long Positions):
- Nhà đầu tư sẽ thực hiện một giao dịch bắt đầu bằng việc mua ( mở lệnh) và kết thúc thực hiện giao dịch bằng một hành động bán ( đóng lệnh).
- Nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ việc dự đoán đúng sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Đối với vị thế bán ( Short Positions):
- Nhà đầu tư sẽ thực hiện một giao dịch bắt đầu bằng việc bán (mở lệnh) và kết thúc thực hiện giao dịch bằng hành động mua ( đóng lệnh)
- Nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ việc dự đoán đúng sự giảm giá của các danh mục tài sản. Nếu bán được với giá cao và mua lại với giá thấp thì nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch này.
Tìm hiểu thêm: LONG SHORT LÀ GÌ?
Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm
Đây chính là số lượng hợp đồng tương lai đang ở vị thế mở tại một thời điểm nhất định. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư vẫn còn nhầm lẫn giữa khối lượng mở với khối lượng giao dịch. Tuy nhiên chúng là hai khái niệm khác nhau.
Để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới thì cần có cả người mua và người bán mới. Và mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ chỉ có một người mua tương ứng. Vậy nên, tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng là khối lượng mở. Chứ không phải tổng của cả 2 bên giao dịch.
Trong chứng khoán phái sinh, khối lượng mở (OI) của chứng khoán phái sinh là một chỉ báo rất quan trọng. Giá trị của khối lượng mở càng cao đồng nghĩa là nhiều đầu tư quan tâm đến hợp đồng đó.
Vị thế ròng chứng khoán phái sinh tại một thời điểm
Tại cùng một thời điểm, vị thế ròng một chứng khoán phái sinh được xác định bằng độ chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở cửa của chứng khoán phái sinh đó. Và chúng hoạt động theo nguyên tác các vị thế đối ứng (vị thế mua – vị thế bán) của cùng một hợp đồng tương lai có cùng thời điểm đáo hạn; trên cùng một tài khoản giao dịch được tự động đối trừ với nhau để xác định vị thế ròng hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó.
Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là gì?
Là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó; hoặc của chứng khoán phái sinh đó với các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
Đọc thêm: TARGET LÀ GÌ TRONG CHỨNG KHOÁN
Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh được đặt ra với mục đích là để ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn. Bởi vì việc nắm giữ số lượng lớn hợp đồng tương lai sẽ gây ảnh hưởng đáng kể lên giao dịch của chứng khoán phái sinh. Giới hạn vị thế cũng giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng. Từ đó nhằm đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
Lời kết
Bất cứ nhà đầu tư nào cũng đã từng tối thiểu 1 lần thực hiện vị thế. Vị thế chính là cách mà bạn chính thức dấn thân vào thị trường và tìm kiếm cơ hội lợi nhuận cho mình. Chính vì vậy, hiểu đúng về vị thế là gì đồng nghĩa bạn đã hiểu thêm về thị trường. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu thêm về các tín hiệu để vào lệnh thì sẽ gia tăng khả năng đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn hơn. Chúc các bạn thành công!
Bài viết tham khảo: