Bạn đang là nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán? Bạn đang đau đầu về việc phải tìm cách để “về bờ” sau khi lỡ đặt niềm tin vào đà tăng của thị trường? Việc bán tháo ồ ạt và thanh lý hầu hết các tài sản rủi ro khi thị trường đang ngập sắc đỏ đã làm cho câu chuyện “làm thế nào để về bờ trong chứng khoán” càng trở nên khó khăn vô cùng. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Về bờ trong chứng khoán là gì?. Các kinh nghiệm giúp nhà đầu tư về bờ?. Các từ lóng chứng khoán? để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Về bờ trong chứng khoán là gì?
Chứng khoán hay trong Tiếng Anh được gọi là Securities. Nó được hiểu cơ bản là một bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán với tài sản; hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Thực chất chứng khoán cũng có thể là hình thức chứng chỉ; bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các hình thức khác. Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng. Nó có thể thỏa thuận và có thể thay thế được; và đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán được hiểu chính là tài sản, bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác.
Về bờ trong chứng khoán được hiểu cơ bản chính là giá cổ phiếu sẽ trở về mức giá đã mua.
Đọc thêm: MUA ĐÁY BÁN ĐỈNH LÀ GÌ?
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi mà các loại chứng khoán được giao dịch mua và bán. Thông qua các sàn giao dịch chứng khoán các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch từ đó trao đổi quyền sở hữu các chứng khoán.
Thị trường Chứng khoán Sơ cấp: Đây là nơi đầu tiên chứng khoán được phát hành bởi nhà phát hành. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Và bán cho người mua với giá phát hành. Tại thị trường này chứng khoán được gọi là chứng khoán mới phát hành.
Thị trường Chứng khoán Thứ cấp: Đây là thị trường mua qua bán lại các chứng khoán; sau khi đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Mục đích của thị trường thứ cấp là để kiếm lợi nhuận, di chuyển các loại tài sản xã hội hoặc các dòng vốn đầu tư. Chứng khoán thường được mua bán trên 3 sàn chứng khoán lớn; có tổ chức như là HSX, HNX, UPCOM.
Các kinh nghiệm giúp nhà đầu tư về bờ trong chứng khoán
Dưới đây là các kinh nghiệm giúp nhà đầu tư về bờ nhanh nhất bao gồm:
– Các nhà đầu tư cần tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ Warren Buffett. Đây là một nhà đầu tư chứng khoán xuất sắc, nổi tiếng bậc nhất của nhân loại. Ông có rất nhiều kinh nghiệm hữu ích trên thị trường; bạn có thể tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư của ông thông qua các cuốn sách của ông.
– Các nhà đầu tư cần học cách định giá cổ phiếu để chốt lời và lỗ.
– Khi thị trường trải qua chuỗi giảm điểm kéo dài; thậm chí vài tháng, thanh khoản thấp, phiên sau thấp hơn phiên trước thì có thể thị trường đang tạo đáy dài hạn.
– Việc xác định đáy thị trường được coi là khá khó khăn bởi để đi từ đỉnh xuống đáy; phải phá nhiều mốc hỗ trợ, tạo nhiều phiên giao dịch thoát hàng. Sau đó thị trường giảm nhẹ bào mòn cổ phiếu; khiến giới hạn kiên nhẫn của bạn đã hết; thanh khoản bùng nổ và sau đó vài phiên mới chạm đáy để quay lại tăng điểm.
– Bạn nên lựa chọn đầu tư an toàn bằng các phương án như đa dạng hóa danh mục đầu tư. Lời khuyên không nên bỏ hết trứng vào một giỏ luôn đúng. Đa dạng danh mục giúp nhà đầu tư phân bố rủi ro. Nhưng phương pháp này đôi khi sẽ không tạo ra được lợi nhuận cao.
– Các nhà đầu tư chỉ đầu tư vào các công ty lớn.
Tìm hiểu thêm: CÁCH CHƠI CỔ PHIẾU CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Các từ lóng chứng khoán
Đối với dân chơi chứng khoán, việc sử dụng từ lóng chứng khoán là rất thường xuyên. Bạn có thể tìm hiểu thêm các từ lóng chứng khoán dưới đây để giao dịch, trao đổi thuận tiện hơn cùng các trader.
- Phím hàng: là việc giới thiệu cơ hội đầu tư về 1 hoặc nhiều mã. Đây là hoạt động chiếm số lượng gần như 95% trong giới môi giới chứng khoán. Việc phím hàng có thể dựa trên phân tích hoặc theo tin đồn.
- Đội Lái: Giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam tin rằng có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn; và họ có lợi thế về thông tin thường được gọi là nhà đầu tư cá mập. Các nhà đầu tư lớn có thể liên kết với nhau để đánh lên hay đánh xuống một cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ. Đội lái là từ ám chỉ các nhóm nhà đầu tư này. Vì bán khống vẫn chưa được phép ở Việt Nam; các đội lái thường tìm kiếm lợi nhuận bằng cách “đánh lên” cổ phiếu. Đội lái có lợi thế tiếp cận thông tin tốt sớm hơn thị trường nên sẽ lặng lẽ gom cổ phiếu đủ lượng mong muốn. Sau đó cố tình cho rò rỉ các thông tin (càng tỏ ra khách quan càng tốt) để nhiều nhà đầu tư đến sau vào mua cổ phiếu này. Đến lúc đó, đội lái có thể bán ra để kiếm lời.
- Tay lông: Từ dùng để gọi nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam được thống kê riêng để quản lý giới hạn cổ phiếu sở hữu (room) theo quy định. Đã từng có thời gian giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước; cả mua lẫn bán ở những mã cụ thể và toàn thị trường.
Xem thêm: CÁC THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN BẰNG TIẾNG ANH CẦN PHẢI BIẾT
- Cá mập/ Tay to: Đây là một từ lóng, từ dân dã được giới đầu tư chứng khoán sử dụng. Cá mập hay Tay to dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn; nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường.
- Múc/ xúc dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá
- Sọc (Short) hàng: dùng để chỉ việc bán khống (short sell). Là mượn cổ phiếu không có trong tài khoản để bán sau đó mua để hoàn trả lại. Cũng thường để chỉ việc đầu cơ giá xuống vì dự báo thị trường/chứng khoán sắp sụt giảm.
- Xả/Thoát hàng dùng để chỉ hoạt động bán ra với quyết tâm cao độ; bán bằng mọi giá.
- Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít, chỉ sự thua lỗ một cách từ từ
- Cá mập: Cá Mập, Bìm Bịp và Chim Lợn là các công cụ của các Big Boy được các MM hỗ trợ. Trong đó vai trò nòng cốt là Cá Mập. Hai con kia thì phụ họa. Cá mập đại diện cho dòng tiền của các Big Boy đặt tại các công ty chứng khoán dưới dạng các tài khoản. Mặc dù là nhiều tài khoản nhưng tất cả đều thực hiện lệnh và thao tác gần như cùng lúc và bởi ý chí của một người. Các chiêu thức mà cá mập thường dùng là “Đè gom”, “Kéo xả”, “Đẩy trần”, “Giải cứu”, “Núp lùm”, “Bộ đội về làng”,…
Mối liên hệ duy nhất của Cá Mập và các Big Boy sau các cuộc “Truy quét”, “Rung cây”, “Dụ gà”,… đó là các lệnh thỏa thuận lớn. Hoặc cực lớn để các Cá Mập trả hàng về cho các Big Boy.
- Bìm bịp & Chim lợn: Chim Lợn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu réo tung tin xấu để hỗ trợ Cá Mập thực hiện đòn “Đè gom”. Sau khi Cá Mập gom đủ hàng thì đàn Chim Lợn này sẽ về tổ và đàn Bìm Bịp được tung ra để bơm tin tốt hỗ trợ đòn “đẩy giá” của Cá Mập.
- Lau sàn: giá giảm kịch sàn không phanh.
- Úp sọt/úp bô/Kéo xả: bẫy chứng khoán, đẩy thị trường lên và sau đó bán ra
- Bơm vá: Nghĩa là thổi phồng một loại cổ phiếu nào đó để nhằm bán ra kiếm lợi. Việc bơm vá còn ám chỉ ai đó PR một cổ phiếu nào đấy quá mức (bơm lên); mà lờ qua các thông tin bất lợi (vá chỗ thủng).
- Lướt sóng: Dựa vào tình hình thị trường lên cao xuống thấp trong một thời gian ngắn giống như những con sóng để mua vào, bán ra kiếm lời.
- Xanh vỏ đỏ lòng: thuật ngữ được dùng khi so sánh giữa 1 cặp chỉ số lớn nhỏ như [VN-Index và VN30]; hoặc [HNX-Index và HNX30]. Khi chỉ số nhỏ (VN30, HNX30) giảm giá nhưng chỉ số lớn (VN-Index, HNX-Index) lại tăng giá. Điều này thể hiện nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự chốt lời nhưng thị trường chung vẫn tăng. Thường sẽ được dùng để báo hiệu một xu hướng mới.
- Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít; chỉ sự thua lỗ một cách từ từ
- Tụt quần:Để chỉ chứng khoán nào đấy đi xuống
- Đu đọt: Trót đua trần cổ phiếu giá quá cao.
- Lùa gà, dụ gà: cạm bẫy, và chiêu trò tinh vi để dụ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
- Xài Đòn gánh: Sử dụng margin
- Hàng nóng: Là cách mà dân chơi chứng khoán dành chỉ những cổ phiếu tốt (blue-chip); luôn được giới đầu tư săn tìm như Ngân hàng, dầu khí, viễn thông… Hàng nóng là hàng có đội lái, nó sẽ chỉ tăng mạnh khi đội lái gom đủ hàng.
Lời kết về bờ trong chứng khoán
Bài viết đã thông tin đến bạn về thuật ngữ về bờ trong chứng khoán là gì; kinh nghiệm để giúp trader về bờ trong chứng khoán. Và tổng hợp chi tiết về các từ lóng chứng khoán. Hy vọng sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức bổ ích khi lựa chọn đầu tư một kênh đầu tư mang lại thêm nguồn lợi cho mình. Bạn hãy luôn tìm hiểu để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Chúc bạn thành công!
Bài viết tham khảo: