TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì
9 mn read

Hiện nay trên thị trường chứng khoán có rất nhiều các loại sản phẩm đầu tư khác nhau; cho các nhà đầu tư lựa chọn. Trong đó, chứng quyền là sản phẩm được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Lí do là vì loại chứng khoán này có thể giúp giảm thiểu, hạn chế được rủi ro khi giao dịch trên thị trường. Vậy cụ thể Chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì? Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?.Để trả lời những câu hỏi này, cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng quyền; hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thịnh Vượng Tài Chính nhé!

Chứng quyền là gì?

 Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Stock Warrant) được hiểu là một loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp; cung cấp cho người mua quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai tại mức giá đã xác định trước.

Tìm hiểu thêm: CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?

Ví dụ: Công ty A phát hành chứng quyền với giá 100,000VNĐ/chứng quyền với kỳ hạn 6 tháng. Việc sở hữu chứng quyền này sẽ cho phép người nắm giữ có thể mua cổ phiếu do công ty A phát hành với giá 100,000VNĐ/ cổ phiếu.

Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, người cầm chứng quyền này đều được mua cổ phiếu với giá không đổi (100,000VND/ cổ phiếu).

Mỗi loại chứng quyền sẽ được cấp một mã chứng quyền đề nhà đầu tư dễ dàng tham khảo. Theo quy định, mã chứng quyền là dãy gồm 8 ký tự. Đây là cơ sở để nhà đầu tư có thể biết rõ hơn về những thông tin như: 

– Loại chứng quyền

– Chứng quyền cơ sở được quy định

– Năm phát hành

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

 Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Mở rộng khái niệm về cổ phiếu chứng quyền là gì; bạn sẽ thường xuyên được nghe đến nhiều hơn một khái niệm khác nữa là chứng quyền có đảm bảo.

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo. Loại chứng khoán này có phép chủ sở hữu có quyền mua bán chứng khoán cơ sở có giá đã định tại; hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai. Hoặc cũng có thể chọn lựa phương án nhận khoản chênh lệch giữa giá cơ sở ở thời điểm đã định với giá thực hiện. 

Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo

 Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo
Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo

Để phân biệt với các loại chứng quyền thông thường; chứng quyền có đảm bảo có những đặc điểm riêng như sau:

  • Chứng quyền có đảm bảo sẽ được niêm yết với mã giao dịch riêng trên các sàn chứng khoán.
  • Chứng quyền có đảm bảo hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường.
  • Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho các công ty chứng khoán được phép phát hành CW.
  • CW luôn được liên kết với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lời, lãi.
  • Giá của chứng quyền được xác định ở 2 thời điểm khác nhau:

    + Thời điểm IPO (phát hành lần đầu tiên): Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành sẽ đưa ra một mức giá nhất định.

    + Sau khi phát hành: Dựa trên mã chứng khoán cơ sở, giá của CW sẽ có một vài biến động.

  • Các CW đã được niêm yết trên sàn giao dịch có thể được bán lại bởi các nhà đầu tư đã mua CW.

CW có quy định thời gian đáo hạn nên NĐT có thể giữ đến thời điểm này để có được một khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này được tính dựa trên giá thanh toán của CW tại ngày đáo hạn, (là mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước thời điểm đáo hạn của CW) và giá thực hiện (là mức giá không đổi đã được quy định rõ vào thời điểm nhà đầu tư mua CW).

Công ty chủ quản không được phép phát hành thêm CW. Do đó, các công ty chứng khoán trước khi phát hành; đều phải có một lượng chứng quyền nhất định để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành CW.

Tham khảo thêm: CÁCH LỰA CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ ĐẦU TƯ

Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI thông báo phát hành chứng quyền có đảm bảo với các thông tin như sau:

  • Tên chứng quyền: Chứng quyền TCB/5M/55I1C/EUlCash-09
  • Tên (mã) mã chứng khoán cơ sở: TCB
  • Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Các loại chứng quyền có đảm bảo

 Các loại chứng quyền có đảm bảo
Các loại chứng quyền có đảm bảo

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam là chứng quyền mua và chứng quyền bán.

Chứng quyền mua (Call Warrant) là gì?

Đây là loại chứng quyền cho phép chủ sở hữu có quyền mua một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện; hoặc nhận tiền chênh lệch giữa giá hiện tại với giá tại thời điểm thực hiện. 

Chứng quyền bán (Put Warrant): Chứng quyền bán là loại chứng quyền cho phép bán một lượng chứng khoán cơ sở; hoặc nhận tiền chênh lệch của giá bán hiện tại và giá bán tại thời điểm đã ấn định.

Sự khác nhau giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo

 Sự khác nhau giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo
Sự khác nhau giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo có những sự khác nhau tương đối; bạn cần tìm hiểu và nắm rõ 2 loại hình chứng khoán này để không bị nhầm lẫn nhé. Dưới đây là 1 số điểm khác nhau giữa chúng:

Tổ chức phát hành:

Chứng quyền có đảm bảo là do công ty chứng khoán được cấp phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành. Chứng quyền doanh nghiệp thì được phát hành bởi công ty chủ quản hay công ty phát hành cổ phiếu.

Mục đích:

Chứng quyền có đảm bảo được phát hành với mục đích đa dạng loại hình đầu tư và hạn chế rủi ro; Đồng thời, giúp công ty chứng khoán có thể tăng lợi nhuận từ việc bán CW. Chứng quyền doanh nghiệp lại phát hành với mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp.

Chứng khoán cơ sở:

Chứng quyền có đảm bảo có nhiều dạng chứng khoán cơ sở như: chỉ số, ETF, cổ phiếu,…

Chứng quyền doanh nghiệp thì chỉ có duy nhất cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Phạm vi quyền hạn:

Chứng quyền có đảm bảo thì nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở. Trong khi đó, chứng quyền doanh nghiệp nhà đầu tư có quyền mua thêm cổ phiếu cơ sở được phát hành.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành sau khi thực hiện quyền:

Chứng quyền có đảm bảo: không đổi

Chứng quyền doanh nghiệp: Tăng

Tham khảo: SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỨNG QUYỀN VÀ QUYỀN MUA CỔ PHẦN LÀ GÌ?

Cách hoạt động của chứng quyền có bảo đảm

 Cách hoạt động của chứng quyền có bảo đảm
Cách hoạt động của chứng quyền có bảo đảm

Có thể hiểu đơn giản rằng về bản chất CW cung cấp cho bạn quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu.

Nếu bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu tăng; thay vì bạn bỏ tiền để mua và sở hữu toàn bộ cổ phiếu; chứng quyền đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn quyền hưởng chênh lệch giá của cổ phiếu; mà không phải bỏ ra số tiền quá lớn để sở hữu cả cổ phiếu đó.

Ví dụ về cổ phiếu CSBT 2007 có tỷ lệ chuyển đổi 1.937:1

Như vậy chỉ sở hữu 1.937 CW tương đương với 9,410 VNĐ; là nhà đầu tư sẽ đạt được mức chênh lệch giá tương đương với sở hữu 1 cổ phiếu SBT có giá 23,800 VNĐ; có nghĩa mức đòn bẩy là 2.5 lần.

Và 1 lưu ý đó là nếu bạn quyết định sở hữu CW thay vì cổ phiếu; tất nhiên bạn sẽ không được hưởng những quyền lợi của cổ đông như:

  • Nhận cổ tức
  • Tham dự Đại hội cổ đông
  • Quyền bỏ phiếu,..

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

 Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền chính là tỷ lệ thể hiện mức tỷ lệ 1 chứng quyền có đảm bảo có thể đổi sang bao nhiêu chứng khoán cơ sở.

Tham khảo thêm: TỶ LỆ THANH KHOẢN ( LIQUIDITY RATIO) LÀ GÌ?

Tác dụng của tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền sẽ cho biết số lượng chứng quyền bạn cần sở hữu để đổi thành một chứng khoán cơ sở là bao nhiêu.

Nếu bạn cầm số lượng CW lớn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng tới số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành.

Ví dụ: Chứng quyền có bảo đảm SBT2007 là 1.937:1 tức là bạn cần sở hữu 1.937 CW để đổi lấy 1 cổ phiếu SBT tại ngày đáo hạn vào tháng 4/2021.

Tuy nhiên CW ở Việt Nam không cho phép bạn chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn; mà công ty chứng khoán sẽ thanh toán luôn số tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở.

Do đó, tỷ lệ chuyển đổi ở đây về bản chất trong trường hợp này không có ý nghĩa gì cả. Bạn bỏ ra cùng 1 số tiền mua CW có tỷ lệ chuyển đổi 5:1 hoặc 1:1 thì đều nhận về số tiền như nhau; và không được chuyển đổi thành cổ phiếu.

Tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền bảo đảm

 Tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền bảo đảm
Tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền bảo đảm

Khác với cổ phiếu, khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp (cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu,…); giá của chứng quyền có bảo đảm sẽ không bị điều chỉnh trên thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện sẽ được điều chỉnh để đảm bảo giá chứng quyền không đổi. Cách thức điều chỉnh và việc thông báo thông tin khi thực hiện những điều chỉnh chứng quyền bảo đảm này; sẽ được quy định trong bản cáo bạch của tổ chức phát hành.

Giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi mới được tính như thế nào?

Lúc này:

Thời điểm thực hiện điều chỉnh: Ngày giao dịch không hưởng quyền của tài sản cơ sở (TSCS).

Giá thực hiện mới = Giá thực hiện cũ x Giá điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền / Giá chưa điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền

Tỷ lệ chuyển đổi mới= Tỷ lệ chuyển đổi cũ x Giá điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền / Giá chưa điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ: NĐT đang sở hữu chứng quyền mua cổ phiếu VNM với những thông tin dưới đây:

  • Tỷ lệ chuyển đổi 1:1
  • Giá thực hiện 140.000 VNĐ

Tại ngày giao dịch không hưởng quyền; cổ phiếu VNM chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% mệnh giá ( mỗi CP nhận được 2.000 VNĐ cổ tức). Giá VNM đóng của của ngày giao dịch trước đó là 120.000 VNĐ/ CP. Giá tham chiếu đã điều chỉnh của CP VNM tại ngày giao dịch không hưởng quyền là 118.000 VNĐ/CP.

Khi đó:

Giá của một chứng quyền không đổi

Giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi mới của chứng quyền mua này được điều chỉnh. Đó là:

  • Giá thực hiện quyền mới: 140.000 đồng x (118.000 đồng/120.000 đồng)

= 137.670 đồng

  • Tỷ lệ chuyển đổi mới : 1:1 x ( 118.000 đồng / 120.000 đồng)= 1: 0.983

Có thể thấy, chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư; đặc biệt với những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán; và có nguồn vốn hạn hẹp. Tuy nhiên cũng như bất kỳ hình thức đầu tư khác; cùng với những lợi nhuận thì chứng quyền cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Có rất nhiều công ty chứng khoán tham gia phát hành CW với giá thực hiện; tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Vậy nên trước khi đầu tư, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về các thông tin về loại chứng quyền bạn quan tâm nhé. 

Hy vọng rằng, các bạn đã có thêm thông tin về chứng quyền là gì? Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?; và có thể tận dụng kiến thức trong giao dịch chứng khoán để tối ưu mức lợi nhuận mong muốn của mình nhé. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Đọc là bước đi đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng số chia sẻ kiến thức về các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản