Hiện nay bên cạnh các hình thức đầu tư như chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp, thì đầu tư trái phiếu ngân hàng cũng được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi độ an toàn cao và hiệu quả. Vậy trái phiếu ngân hàng là gì? Cách đầu tư như thế nào? Tham khảo ngay những nội dung này ở bài viết dưới đây nhé!
Đọc thêm: SO SÁNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu mà đơn vị phát hành là ngân hàng. Mục đích phát hành loại trái phiếu này là để huy động vốn lớn trong thời gian ngắn.
Trái phiếu ngân hàng giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm nhưng với mức lãi suất cao hơn. Các ngân hàng có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Một số ngân hàng có phát hành trái phiếu hiện nay
Ngân hàng là nhóm tổ chức tài chính phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thị trường; chỉ sau nhóm tổ chức bất động sản. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị phát hành trái phiếu của ngân hàng lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng. Một số ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn có thể kể đến như:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – VietinBank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – ACB
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – HDBank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – OCB
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam – MSB
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
Những rủi ro lớn nhất khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
Rủi ro lãi suất
Giá trái phiếu và lãi suất có mối quan hệ nghịch đảo: khi lãi suất giảm, giá trái phiếu trên thị trường nhìn chung sẽ tăng lên. Và ngược lại, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu có xu hướng giảm. Nguyên nhân là khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc “khóa” lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể.
Và để làm được điều này, họ sẽ thu lời trước từ trái phiếu hiện hành trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường hiện tại. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu. Trái lại, nếu mức lãi suất hiện hành đang tăng lên, những nhà đầu tư tất nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá trái phiếu giảm xuống.
Rủi ro tái đầu tư
Ngoài rủi ro lãi suất, các nhà đầu từ còn phải chịu rủi ro tái đầu tư. Có nghĩa là nguy cơ phải tái đầu tư tiền thu được ở mức lợi suất thấp hơn lợi suất của các khoản tiền kiếm được trước đây.
Để bù đắp rủi ro này, các nhà đầu tư sẽ nhận được lợi suất trái phiếu cao hơn khi mua những trái phiếu không có đặc tính thu hồi lại. Các nhà đầu tư trái phiếu chủ động có thể cố gắng giảm thiểu rủi ro tái đầu tư bằng cách mua những trái phiếu có ngày thu hồi rơi vào những thời điểm khác nhau. Điều này giúp hạn chế khả năng nhiều trái phiếu bị thu hồi cùng một lúc.
Rủi ro xếp hạng
Nếu một công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh và trả nợ của công ty bị đặt dấu chấm hỏi; ngân hàng và những tổ chức cho vay sẽ chú ý và có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể có ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ với các trái chủ hiện tại của công ty. Và gây ra những tổn thất cho các trái chủ muốn bán trái phiếu đi.
Tìm hiểu thêm: Trái Phiếu Ngân Hàng Techcombank Và Những Điều Bạn Nên Biết
Rủi ro lạm phát
Về bản chất khi một nhà đầu tư mua trái phiếu, họ chắc chắn nhận được một mức lợi suất trong thời hạn của trái phiếu; hoặc ít nhất trong thời gian nắm giữ. Nhưng nếu chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng đáng kể; và tốc độ này nhanh hơn so với tốc độ của lợi suất đầu tư thì sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm; thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.
Có thể hiểu theo một cách khác là nếu một nhà đầu tư kiếm được mức lợi suất 3% khi đầu tư trái phiếu; khi lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ mua trái phiếu, thì lợi suất thực sự của nhà đầu tư (vì sức mua giảm) chỉ còn là -1%.
Rủi ro tín dụng
Khi mua trái phiếu thì chính xác là nhà đầu tư đang mua một tờ giấy chứng nhận nợ. Hiểu một cách đơn giản, công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả nợ gốc cùng lãi suất theo thời gian. Nhiều nhà đầu tư không nhận ra rằng trái phiếu doanh nghiệp không được bảo đảm vô điều kiện bởi tín dụng của chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của công ty.
Rủi ro thanh khoản
Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng phải chịu rủi ro thanh khoản. Đối với giao dịch trái phiếu chính phủ thì sẽ luôn có một thị trường sẵn sàng giao dịch nó. Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp thì lại hoàn toàn khác. Theo đó, nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng. Bởi vì thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán.
Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể; và từ đó có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ khi bán trái phiếu. Tương tự như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Cách mua trái phiếu ngân hàng
Nhà đầu tư chỉ có thể mua loại chứng khoán này khi ngân hàng có đợt phát hành trái phiếu. Vậy nên, nếu muốn mua trái phiếu ngân hàng nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin về các đợt phát hành trái phiếu này trên website của ngân hàng phát hành. Các điều kiện về nơi giao dịch và thủ tục mua cụ thể như sau:
Điều kiện đối với nhà đầu tư khi mua trái phiếu ngân hàng
Để mua trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có tài khoản lưu ký tại tối thiểu một công ty chứng khoán.
- Có tài khoản thanh toán tại tối thiểu 01 ngân hàng. Có thể là ngân hàng phát hành trái phiếu hoặc bất kỳ ngân hàng nào.
- Số dư trong tài khoản phải lớn hơn hoặc bằng 01 trái phiếu của ngân hàng phát hành.
- Tùy vào ngân hàng sẽ có quy định riêng với mỗi đợt phát hành trái phiếu. Tại một số ngân hàng lớn, có một số loại trái phiếu chỉ phát hành cho doanh nghiệp hoặc các khách hàng lớn của ngân hàng.
Mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?
Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu ngân hàng tại:
- Trực tiếp chi nhánh giao dịch của ngân hàng phát hành.
- Các công ty môi giới chứng khoán: do một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nên khách hàng có thể mua tại đó.
Tham khảo: MUA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP QUA NGÂN HÀNG
Thủ tục mua trái phiếu ngân hàng như thế nào?
Để mua trái phiếu này nhà đầu tư cần thủ tục rất đơn giản; bạn chỉ cần có đủ vốn và chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng là được. Nhân viên ngân hàng hoặc người môi giới sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho khách hàng với các thủ tục bao gồm:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bản gốc và bản photo.
- Giấy chứng minh mục đích mua.
- Giấy phép kinh doanh (nếu có).
- Mẫu đơn mua trái phiếu theo mẫu phát hàng của ngân hàng.
Trái phiếu ngân hàng Techcombank
Trái phiếu ngân hàng Techcombank là trái phiếu do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)- một trong những ngân hàng nổi bật hiện nay phát hành; với mục đích giúp ngân hàng huy động vốn trong thời gian ngắn (ngắn hơn so với việc huy động từ khách hàng thông qua hình thức gửi tiết kiệm thông thường).
Trước đây kênh đầu tư trái phiếu thường chỉ phù hợp với những nhà đầu tư tổ chức. Bởi trái phiếu được ngân hàng phát hành theo các lô lớn, với giá trị phát hành có thể lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ.
Thế nhưng, gần đây Techcombank đã cho ra mắt sản phẩm đầu tư trái phiếu được thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng cá nhân; bác bỏ quan điểm phổ biến chỉ có các nhà đầu tư lớn, các định chế tài chính mới có khả năng tham gia vào kênh đầu tư đầy tiềm năng này. Trái phiếu ngân hàng đem lại cơ hội đầu tư an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư.
Ưu điểm khi mua trái phiếu Techcombank là sản phẩm an toàn, rủi ro thấp và linh hoạt. Lãi suất khi mua trái phiếu Techcombank khá cao, trên 7,1% / năm, có thể linh hoạt trong 1 năm và bán lại; hoặc gia hạn thêm 1 năm nếu có nhu cầu. Hiện nay TechcomBank quy định số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng với kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng trở lên.
Tham khảo: TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP IBOND LÀ GÌ?
Lời kết về trái phiếu ngân hàng
Trên đây là những thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng. Hi vọng rằng đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về loại trái phiếu này cũng như xác định được hướng đầu tư phù hợp cho mình. Chúc bạn có những lựa chọn sáng suốt và đầu tư thành công. Ngoài trái phiếu, các hình thức như mua chứng chỉ quỹ, gửi tiết kiệm,..cũng là những kênh đầu tư an toàn phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp. Bạn tham khảo thêm nhé!
Bài viết tham khảo: