Tâm lý giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư thường rất khác nhau. Bởi lẽ không phải ai cũng chuẩn bị sẵn sàng trước khi bước vào thị trường này. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì những lý do không đáng có. Có thể nói, tâm lý giao dịch rất cần thiết đối với bất kỳ trader nào. Để đưa ra được những quyết định đúng trên thị trường ở lĩnh vực chứng khoán không phải là dễ dàng. Và tất cả đều phụ thuộc vào chủ yếu là tâm lý của người chơi. Vậy tâm lý giao dịch là gì? Làm thế nào để có một tâm lý tốt nhất khi thực hiện các phiên giao dịch? Mời bạn cùng đến với Thịnh vượng tài chính để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tâm lý giao dịch là gì?
Có thể bạn quan tâm: 4 cuốn sách quản lý tiền bạc giúp bạn thịnh vượng trước tuổi 40
Tâm lý giao dịch được xem là quá trình tự đấu tranh nội tâm để đưa ra những quyết định đúng trên thị trường. Đó chính là tất cả các cung bậc cảm xúc khác nhau mà mỗi người đều phải trải qua trong thời gian đầu tư. Những kiểu suy nghĩ và cảm xúc đó dường như giống nhau. Đồng thời; chúng ta có thể học được nhiều điều quan trọng từ sự khác biệt trong cách suy nghĩ và ứng xử của người chiến thắng so với những nhà giao dịch thua lỗ. Hai loại cảm xúc của hai đối tượng này thường trái ngược nhau. Những cảm xúc mà các trader gặp phải có thể là cảm xúc tiêu cực hay cảm xúc tích cực.
Lý do bạn đầu tư thua lỗ?
Bạn đầu tư một số tiền khá lớn vào kênh chứng khoán mình yêu thích nhưng lại bị thua lỗ. Bạn góp hết vốn để mua một khối lượng lớn cổ phiếu nhưng bị thua lỗ. Bạn lo lắng, bạn mất ăn mất ngủ, bạn không biết phải làm thế nào. Vậy tại sao bạn lại đầu tư thua lỗ? Có thể nói, tâm lý giao dịch đã ảnh hưởng lớn đến kết quả đầu tư của bạn. Bạn bị thua lỗ ngoài những lý do về thị trường; giá cả còn có nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý của bạn bị chi phối. Thế nhưng; không phải nhà đầu tư nào cũng nhận thấy điều này và chấp nhận việc đầu tư lỗ là do bản thân mình. Một số tâm lý mắc phải của hầu hết mọi người trong đầu tư chứng khoán như sau.
Quá tự tin vào bản thân mình
Tự tin là tốt nhưng tự tin thái quá lại là một tâm lý đầu tư bất ổn đối với mọi người. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu như nhà đầu tư nào cũng mang trạng thái tâm lý này. Điều này lấn át đi những phân tích; kiến thức của bạn làm hướng đầu tư đi theo một hướng tiêu cực khác. Khi quá tự tin, khách hàng sẽ cảm thấy ý kiến của mình là nhất và thường không quan tâm đến các yếu tố khác dẫn đến việc thua lỗ.
Tư duy chắp vá
Mọi kiến thức đều cần phải đi theo logic thì mới dẫn bạn đến một nền tảng vững vàng cho chiến lược đầu tư. Thế nhưng, bạn bỏ qua những điều đó. Bạn cứ chăm chú vào một vấn đề; sửa đổi cho nó hoàn hảo để rồi bỏ đi những điều cần thiết khác. Tư duy chắp vá còn thể hiện ở việc sai chỗ nào bù chỗ ấy; cứ như thế cứ sai rồi lại sửa; dẫn đến việc mọi thứ đều có lỗ hổng.
Giảm thiểu hối tiếc
Kết quả của giao dịch trong quá khứ thường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch của bạn trong tương lai. Tất cả những hối tiếc trên sẽ làm cho bạn thấy khó chịu và ức chế. Do đó; bạn nên tránh đầu tư tập trung hoặc cân nhắc thận trọng để tránh đưa ra các quyết định hối tiếc.
Khung phụ thuộc
Mức độ rủi ro trên hành trình đầu tư của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của bạn. Ví dụ như hoàn cảnh tài chính cá nhân; giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Khung phụ thuộc là khái niệm đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường.
Cơ chế phòng thủ
Thông thường, các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Nhiều lúc; các khoản đầu tư bị thua lỗ họ sẽ nghĩ rằng đó không phải lỗi của bản thân mình. Suy nghĩ này được hình thành có thể vì bạn đang quá là tự tin. Từ sự tự tin thái quá ấy; nó sẽ tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ dành cho bản thân. Bạn luôn đinh ninh rằng mình đã đúng, kế hoạch của mình đã hoàn hảo. Khi đó; nhà đầu tư sẽ không chịu nhận lấy khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi do thị trường.
Những cảm xúc về tâm lý giao dịch thường gặp
Trong suốt thời gian bạn tham gia vào một kênh nào đó của lĩnh vực chứng khoán chắc chắc sẽ phải đối mặt với những mặt cảm xúc tích cực; tiêu cực. Nó là tư duy của bạn cũng như cách bạn suy nghĩ và phản ứng với thị trường. Là một nhà giao dịch, bạn không thể tránh khỏi một số cảm xúc về tâm lý dưới đây.
Tâm lý giao dịch – Sự kiên nhẫn
Yếu tố then chốt đối với tất cả các nhà giao dịch đó chính là sự kiên nhẫn. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi lợi nhuận từ các phiên giao dịch. Và cũng không ai đủ kiên nhẫn để chờ điểm tham gia thị trường tốt; chờ tới vùng chốt lời theo kế hoạch hay là kiên nhẫn khi bị stop Loss. Hầu hết các nhà đầu tư hay bị vội vàng khi thấy một vùng giá tốt mà không kiên nhẫn chờ đợi một vùng giá tốt hơn.
Lòng tham
Chắc hẳn bạn vẫn thường nghe nói lòng tham của con người là vô đáy. Chính vì vậy, khi tham gia vào lĩnh vực chứng khoán; trước sự cám dỗ của lợi nhuận và giá cả thì ít ai có thể kiềm chế được sự tham lam của mình. Một điều mà các nhà giao dịch tham lam làm là “Nhồi thêm lệnh”; đơn giản vì thị trường đã di chuyển theo hướng có lợi cho họ; bạn có thể thêm vào các giao dịch của mình nếu có lý do hợp lý dựa trên hành động giá; có tính toán rủi ro không vượt quá giới hạn cho phép. Thế nhưng; nếu bạn làm như vậy chỉ vì thị trường đã di chuyển theo hướng có lợi hơn một chút; thường là hành động xuất phát từ lòng tham.
Hối tiếc
Thường thì các nhà đầu tư sẽ ít quan tâm đến giá cả thị trường khi thấy được giá tốt. Rồi thì hối tiếc khi vừa mua chứng khoán giá thấp thì lại xuất hiện giá thấp hơn. Hoặc là khi vừa bán ra giá đẹp thì lại có sự biến động giá cao hơn. Bỏ lỡ một giao dịch tốt là một trong những vấn đề tâm lý làm cho nhà đầu tư tự tranh đấu dữ dội nhất.
Sợ hãi
Các nhà giao dịch trở nên sợ hãi khi tham gia thị trường khi họ mới bắt đầu giao dịch; chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả như giao dịch hành động giá. Nỗi sợ hãi cũng có thể nảy sinh trong một nhà giao dịch sau khi họ gặp phải một loạt giao dịch thua lỗ hoặc sau khi chịu một khoản lỗ lớn hơn những gì họ có thể chịu đựng được về mặt cảm xúc.
Tham khảo bài viết: CÁC KÊNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ
Lời kết
Hầu như ai tham gia vào thị trường cũng biết rằng mình cần kiểm soát tâm lý giao dịch và tầm quan trọng của nó. Quá trình tự đấu tranh tâm lý trong giao dịch để đưa ra quyết định là vô cùng khó khăn với người mới nếu không có sự chỉ dẫn rõ ràng và không có kiến thức. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một tâm lý tốt khi tham gia vào lĩnh vực này. Đồng thời; đừng quên Thịnh Vượng Tài Chính xin mách bạn một địa chỉ giúp bạn có được những chiến lược đầu tư tốt nhất đó là TCBS. Đây sẽ là nơi để bạn tự tin đầu tư mà không sợ thua lỗ hay rủi ro và bạn sẽ đánh bật những tâm lý tiêu cực để đạt được thành công.