Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư vẫn chưa thể toàn quyền quyết định đối với số cổ phiếu hay số tiền của mình mặc dù đã đặt lệnh mua bán xong. Thay vào đó họ phải chờ đợi trong vài ngày, khi số tiền của họ đã về tài khoản thì khi đó họ mới bắt đầu giao dịch. Khi xuất hiện hiện tượng này thì đó chính là biểu hiện của chu kỳ T+2. Vậy T+2 chứng khoán là gì? Xem ngay tại bài viết dưới đây, bạn nhé!
Khái niệm T+2 chứng khoán
Xem thêm: THANH KHOẢN CỔ PHIẾU LÀ GÌ?
Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, nhà đầu tư phải đợi đến 16h30p sau 2 ngày làm việc tính từ thời điểm mua xong; tức là ngày T+2 thì cổ phiếu mà bạn mua mới về tài khoản. Chu kỳ thanh toán T+2 là “thời điểm sở hữu hoàn toàn” cổ phiếu hoặc tiền. Đây chính là 2 ngày mà sau khi nhà đầu tư khớp lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở ngày T.
Ví dụ cụ thể
Ngày | 26/07/2021 | 27/07/2021 | 28/07/2021 | 29/07/2021 | 30/07/2021 | 31/07/2021 |
Thứ | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 |
Ngày T | T+0 | T+1 | T+2 | T+3 | T+4 | Nghỉ |
Hành động | Mua cổ phiếu VNM | Không thể Bán | Không thể Bán16h30: Cổ phiếu VNM về đến tài khoản | Có thể Bán | Có thể Bán |
Vì sao lại có sự xuất hiện của T + 2 chứng khoán?
Tại sao lại phải đợi sau 2 ngày thì mọi quá trình giao dịch chứng khoán mới xảy ra? Đây là thắc mắc mà hầu hết các nhà đầu tư đều quan tâm. Theo thống kê đến nay có 2.3 triệu tài khoản được mở và đang giao dịch. Số lệnh giao dịch chứng khoán hằng ngày lên tới con số hàng trăm ngàn.
Tuy nhiên, với chứng khoán thì cần đến 2 ngày hành động chuyển giao mới hoàn thành. Đó không phải vấn đề khác biệt vì ngoài thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhật bản, HongKong, Singapore,… những nước có sàn chứng khoán lớn trên thế giới cũng áp dụng chu kỳ thanh toán T+ 2 như này. T + 2 là một chu kỳ rất quan trọng trong thị trường chứng khoán. 2 ngày là khoảng thời gian để khắc phục những vấn đề xảy ra đối với hệ thống giao dịch.
Đặc điểm của quá trình hoạt động T + 2 chứng khoán là gì?
Trong T + 2 chứng khoán, khách hàng phải giao dịch dựa vào thời gian quy định. Cụ thể sẽ có ngày giao dịch và ngày thanh toán phù hợp với điều kiện cũng như quy định. Hai mốc thời gian này sẽ được đưa ra dựa theo hành động mua và bán cổ phiếu tương ứng.
Ngày giao dịch: Ngày mà bạn tiến hành đặt lệnh mua/ bán cổ phiếu thành công trên thị trường với một mức giá đã được chốt (đã được xác định) sẽ được lấy làm ngày giao dịch.
Ngày thanh toán: Ngày mà cổ phiếu chính thức được chuyển nhượng giữa người mua và bán trước đó sẽ được định là ngày thanh toán.
Ví dụ về hoạt động của chu kỳ T + 2 chứng khoán là gì
Chỉ nói những phần lý thuyết về T + 2 chứng khoán thôi chưa đủ. Để có cái nhìn chính xác và cặn kẽ hơn về chu kỳ này thì nhà đầu tư cần nắm rõ các ví dụ về giao dịch mua/ bán cổ phiếu.
Giao dịch mua cổ phiếu
- Bạn mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương Techcom Securities (TCBS) vào thứ hai (22/11/2021)
- Muốn cổ phiếu mới về tài khoản, bạn phải đợi đến 16h30 thứ Tư ngày 24/11/2021
- Bạn sẽ được phép tiến hành giao dịch bán mã chứng khoán TCBS vào thứ Năm ngày 25/11/2021.
Tương tự với giao dịch bán cổ phiếu
- Bạn giao dịch bán thành công cổ phiếu TCB (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam) vào ngày thứ hai (22/11/2021).
- Đến 16h30p thứ tư (24/11/2021) bạn sẽ nhận được tiền về tài khoản.
- Ngày thứ năm (25/11/2021) có thể dùng số tiền bán chứng khoán để thực hiện các giao dịch khác.
Kết luận chung cho 2 giao dịch bán và mua
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Ngày thứ hai (22/11/2021) là ngày T+0; Ngày thứ 4 (24/11/2021) là ngày T+2 còn gọi là ngày thanh toán. Tương tự, ngày thứ năm (25/11/2021) sẽ là ngày T+3.
Liên quan tới nhiều lợi ích khác nhau; T + 2 chứng khoán có vai trò rất quan trọng đối với ngày thanh toán trong việc mua và bán. T + 2 sẽ là ngày để xác định bạn có nằm trong danh sách cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đó hay không.
Khi bạn bán cổ phiếu, vào ngày T+1, bạn vẫn có tên trong danh sách và vẫn được tham dự cuộc họp. T+2 sẽ là ngày mà bạn mới thực sự không còn quyền với cổ phiếu này.
T + 2 chứng khoán là một chu kỳ mà xuất hiện khi bạn thực hiện quá trình mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn giao dịch. Đây sẽ là chu kỳ không thể thiếu trong việc giao dịch của nhà đầu tư trên sàn. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như ví dụ cụ thể về chu kỳ T + 2. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết cách sử dụng và áp dụng nó vào tình hình đầu tư thực tế. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN