Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư đầy tiềm năng và được nhiều người lựa chọn đầu tư vào. Thế nhưng, bên cạnh những mặt lợi thì cũng có những mặt còn tồn tại của nó. Và rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là một trong những điều mà hầu như nhà đầu tư nào cũng gặp phải. Đây chính là rắc rối không thể tránh khỏi trong quá trình đầu tư của bạn. Vậy rủi ro đó cụ thể là như thế nào? Làm sao để hạn chế được rủi ro. Mời bạn cùng đến với bài viết này của Thịnh Vượng Tài Chính.
Tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp
Để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp; bạn cần đi sâu vào tìm hiểu khái niệm cũng như đặc điểm của nó. Ngoài ra; bạn cần nắm rõ các ưu; nhược điểm hay là điều kiện phát hành. Từ đó; bạn mới có thể đưa ra được những hướng đầu tư chính xác nhất.
Khái niệm
Trái phiếu doanh nghiệp là một dạng chứng khoán xác nhận người sở hữu các trái phiếu đang cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay một khoản tiền nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là khi bạn đầu tư trái phiếu vào doanh nghiệp đó tức bạn là chủ nợ và doanh nghiệp đó có trách nhiệm trả lãi trong khoảng thời gian định kỳ được xác định trước; trả lại tiền gốc vào ngày đáo hạn; chấm dứt cho việc nợ. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chỉ để huy động vốn; tăng quy mô vốn cho việc hoạt động, thực hiện các chương trình; dự án đầu tư của doanh nghiệp mà trong đó còn có mục đích cơ cấu lại khoản nợ. Nếu doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước.
Ưu; nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Một số ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp mà bạn cần lưu ý như sau.
Ưu điểm
- Lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng và mức rủi ro thấp hơn chứng khoán.
- Lợi tức (lãi suất) mà bạn nhận được là cố định. Tình hình lãi suất không phụ thuộc vào tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Chính vì thế mà các nhà đầu tư rất an tâm và hài lòng về ưu điểm này.
- Trong trường hợp xấu xảy ra. Doanh nghiệp buộc phải giải thể, người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu tiên hoàn tiền vốn trước. Ưu ái nhiều hơn cổ phần và cổ đông thông thường. Điều này khiến cho các nhà đầu tư thêm phần an tâm khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
- Nếu không còn nhu cầu tiếp tục sở hữu trái phiếu. Bạn có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch. Hoặc sang tay hoặc bán lại cho chính công ty phát hành. Đây cũng là một sự lựa chọn an toàn khi bạn có sự thay đổi trong quyết định đầu tư chứng khoán của mình.
Bạn có thể: TÌM HIỂU VỀ TECHCOMBANK TRÁI PHIẾU
Nhược điểm
- Trường hợp doanh nghiệp bị vỡ nợ. Doanh nghiệp có thể không thanh toán vốn cho bạn vì đã mất khả năng chi trả. Bởi vì trái phiếu doanh nghiệp không được đảm bảo vô điều kiện. Bởi tín dụng chính phủ mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
- Nếu rơi vào thời điểm mất giá, nhà sở hữu trái hữu muốn bán trái phiếu vào cuối thời hạn. Thì sẽ không nhận được nhiều khoản đầu tư như ban đầu nữa. Vì vậy, nhà đầu tư cần am hiểu và cân nhắc kỹ thời điểm mà bạn sắp bán trái phiếu.
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Cũng giống với những hình thức đầu tư khác trong lĩnh vực chứng khoán; trái phiếu doanh nghiệp có các đặc điểm nổi bật riêng của mình. Nhờ vào những đặc điểm này mà trái phiếu doanh nghiệp ngày càng thu hút đông đảo khách hàng tham gia.
Theo Điều 6 Nghị định 163 năm 2018
Căn cứ Điều 6 Nghị định 163 năm 2018, trái phiếu doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau:
Kỳ hạn trái phiếu
Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp; tình hình thị trường.
Khối lượng phát hành
Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn; khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ.
Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
+ Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;
+ Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế; đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;
+ Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.
Mệnh giá trái phiếu
+ Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước; mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
+ Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
Hình thức trái phiếu
+ Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
+ Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
+ Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi;
+ Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi; doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành; công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng;
+ Doanh nghiệp quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Loại hình trái phiếu
+ Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm; trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;
+ Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm; trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
Bạn có thểm tìm hiểu thêm CÓ CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU NÀO?
Giao dịch trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Sau thời gian nêu trên; trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.
Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu
Do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn; thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.
Theo Điều 9 Nghị định 163
Điều 9 Nghị định 163 còn quy định chủ sở hữu trái phiếu sẽ có các quyền lợi là:
- Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc; lãi trái phiếu khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện; điều khoản của trái phiếu khi phát hành.
- Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu; sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự; quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.
Trái phiếu doanh nghiệp bản chất là một chứng khoán nợ
Tính chất hoạt động phát hành trái phiếu được hiểu như đi vay nợ. Người mua trái phiếu là chủ nợ, và doanh nghiệp là người đi vay. Trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Người sở hữu trái phiếu là người cho tổ chức phát hành trái phiếu vay nợ gọi là trái chủ; vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu; lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.
Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử
Trái phiếu doanh nghiệp có 3 đặc tính nổi trội
- Tính sinh lời
- Tính rủi ro
- Tính thanh khoản
Có thể đọc và tìm hiểu kỹ hơn ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là điều mà các nhà đầu tư quan tâm. Nhiều người cảm thấy lo lắng với số vốn mình bỏ ra hay số lượng trái phiếu phát hành. Tuy nhiên; đây là lẽ thường tình ở bất kỳ kênh đầu tư và sàn giao dịch nào.
Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nên nó bị phụ thuộc vào tình hình phát triển của doanh nghiệp đó.
Hiện nay, các doanh nghiệp với tình trạng quy mô nhỏ cũng phát hành trái phiếu và nhiều doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ gốc. Rủi ro mất vốn của nhà đầu tư là có thể xảy ra.
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, lãi suất tiết kiệm xuống thấp, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp do có lãi suất cao hơn. Các công ty chứng khoán, ngân hàng cũng đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân. Vậy nên việc lựa chọn doanh nghiệp nào cần để đầu tư trái phiếu bạn cần phải cân nhắc.
Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Thật ra, nếu bạn chọn trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư bởi sự ổn định, tính sinh lời của nó thì bạn nên nhớ rằng ổn định nhưng chưa chắc đã an toàn, sinh lời nhưng chưa chắc sẽ không rủi ro.
“Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước chưa được đánh giá tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng độc lập uy tín nên nhà đầu tư không thể biết “sức khỏe” của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như thế nào, đang lỗ hay lãi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong khi việc giám sát các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sử dụng vốn huy động có đúng mục tiêu và hiệu quả như thế nào vẫn còn khá lỏng lẻo. Vì vậy nhà đầu tư phải thận trọng khi muốn tham gia vào thị trường này”, TS Lê Đạt Chí, Phó khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.
Có điều bạn nên chú ý, với những doanh nghiệp phát hành trái phiếu chào bán ra công chúng, nhà đầu tư được tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp khá đầy đủ. Tuy nhiên, với trái phiếu chào bán riêng lẻ, len lỏi vào các gói sản phẩm ngân hàng và công ty chứng khoán cùng bán, có nhiều doanh nghiệp không hoàn toàn phát triển tốt đúng như những thông tin đưa ra trước đó.
Hiện tại, có những trường hợp đã xảy ra như: Những doanh nghiệp nào không vay tín dụng ngân hàng được, thì sẽ dồn sức vay qua trái phiếu. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản còn đẩy rủi ro cho nhà đầu tư khi họ tham gia mua trái phiếu mà không có tài sản đảm bảo.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ ra một số rủi ro nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp phải. Đó là doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; doanh nghiệp không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn…
Nhà đầu tư cần làm gì để tránh những rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp?
Để tránh được những rủi ro từ việc mua trái phiếu của doanh nghiệp bạn cần đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra, cân nhắc trước khi bỏ tiền. Bên cạnh đó; theo dõi các tin tức từ thị trường chứng khoán; phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm các thông tin xảy ra hằng ngày. Trước khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; bạn cần xác định doanh nghiệp bạn sắp bỏ tiền vào là một nơi như thế nào; hoạt động ra sao, tình hình phát triển của công ty mấy năm qua,..
Đặc thù trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay; tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ; mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Trường hợp mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin gồm: trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành; mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
Thông lệ thị trường tài chính cho thấy trái phiếu doanh nghiệp; nhất là trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức; nhà đầu tư chuyên nghiệp; không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro.
Đối với nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ không có năng lực tài chính; kinh nghiệm đầu tư nên tham gia đầu tư qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để đảm bảo việc đầu tư an toàn, hiệu quả.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, bền vững Bộ Tài chính khuyến nghị doanh nghiệp phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư phải hiểu rõ và tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, hiểu rõ về đặc điểm của trái phiếu và các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao; vì lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Rủi ro lớn nhất là khi doanh nghiệp phá sản; nhà đầu tư không thể thu hồi vốn, có thể phải mất trắng. Do vậy, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Và cũng chỉ có như vậy bạn mới có thể tránh được rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp.
Đo lường rủi ro trái phiếu – Duration
Duration là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến khi đo lường rủi ro của trái phiếu. Tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư có lẽ đây là từ còn xa lạ. Duration có ảnh hưởng rất lớn đến trái phiếu và đây đã trở thành một công cụ đo lường quan trọng của trái phiếu doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn bạn nhé!
Khái niệm
Duration là khoảng thời gian trung bình để người sở hữu trái phiếu nhận được toàn bộ dòng tiền của trái phiếu. Công thức tổng quát:
Trong đó:
– PV(CFi): Giá trị hiện tại của dòng tiền i
– Ti: Thời điểm nhận được dòng tiền i
Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu; là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu.
Tác động của Duration
Trong đó:
– ∆P: Biến động giá trái phiếu
– MD: Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh (1 thước đo khác của Duration)
– ∆y: Biến động lợi suất trái phiếu
- Thông thường khi duration cao lên thì kéo theo mức độ rủi ro cũng tăng. Vì vậy mệnh giá đầu tư trái phiếu có thể bị ảnh hưởng. Do đó, nếu nhà đầu tư muốn kiểm soát rủi ro lãi suất thì cần nắm rõ công thức Duration; ý nghĩa của các yếu tố đối với trái phiếu. Như vậy, duration của trái phiếu ảnh hưởng trực tiếp tới mệnh giá của nó. Cụ thể tiền lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là khi lãi suất giảm đi thì mệnh giá trái phiếu sẽ tăng lên.
Ví dụ: Với trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh duration là 8. Trong khi lãi suất trên thị trường tăng lên 1% thì đồng nghĩa là mệnh giá trái phiếu giảm đi 8%. Có thể thấy; duration là thước đo quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro lãi suất và mệnh giá trái phiếu. Khi thời gian đáo hạn bình quân càng ngắn thì người sở hữu trái phiếu ít rủi ro hơn. Ngược lại; duration tăng cao tức là mệnh giá trái phiếu càng biến động thì nhà đầu tư càng bị ảnh hưởng bởi lợi suất thu được.
- Do vậy, một việc quan trọng trong thời gian nắm giữ trái phiếu; nhà đầu tư cần liên tục cập nhật tình hình thị trường; đo lường duration để hạn chế và kiểm soát rủi ro tốt nhất.
- Ví dụ; đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là 5; khi lãi suất thị trường tăng lên 1%, giá trái phiếu sẽ giảm đi 5%.
- Vì thế, Duration là thước đo quan trọng được các nhà quản trị danh mục fixed income chuyên nghiệp sử dụng nhằm đánh giá rủi ro lãi suất của trái phiếu. Duration càng ngắn; thời gian trung bình để nhận được dòng tiền trái phiếu càng được rút ngắn, do đó giảm thiểu rủi ro cho người nắm giữ. Ngược lại, Duration càng cao; giá trái biến động đổi càng nhiều khi có sự thay đổi về lợi suất; dẫn tới rủi rủi ro khi nắm giữ cho nhà đầu tư.
- Rõ ràng; các trái phiếu có lãi suất cố định chịu ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro lãi suất do các khoản trái tức (coupon) được nhận là cố định trong toàn bộ thời gian nắm giữ. Trong khi trái phiếu có lãi suất thả nổi được điều chỉnh lãi suất định kỳ (sau mỗi kỳ 3, 6 tháng…); do đó giá của trái phiếu sẽ được điều chỉnh theo lãi suất hiện hành của thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp Techcombank – TCBF
Trái phiếu doanh nghiệp Techcombank – TCBF có lẽ là một loại hình đầu tư được nhiều người tin cậy. Có thể nói TCBF đã mang đến cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận lớn. Đồng thời; doanh nghiệp này giải quyết các vấn đề gây rắc rối hay các rủi ro đều nhanh chóng và thuận lợi. Từ đó tạo cho người tham gia sự hài lòng và tin tưởng.
Mô hình của TCBF
Tính đến hết tháng 9/2017, TCBF đầu tư chủ yếu vào các sản phẩm có lãi suất thả nổi như trái phiếu doanh nghiệp (điều chỉnh lãi suất sau 3, 6 tháng) hoặc các công cụ đầu tư suất cố định nhưng có kỳ hạn chỉ dưới 1 năm (tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi). Cụ thể; hơn 90% danh mục của TCBF là các tài sản có thời gian đáo hạn bình quân dưới 1 năm. Do đó; hạn chế cho nhà đầu tư được rủi ro biến động lãi suất thị trường khi nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên; các danh mục có Duration ngắn thì lợi tức thường thấp hơn các danh mục có Duration lớn do phần bù rủi ro thấp hơn.
So sánh với Các Quỹ khác
Trong 5 Quỹ mở trái phiếu hoạt động được trên 1 năm trên thị trường; TCBF là 1 trong 2 Quỹ (cùng với MBBF) có tài sản đầu tư chủ yếu vào các công cụ có thời gian đáo hạn bình quân ngắn; được điều chỉnh lãi suất định kỳ (trái phiếu doanh nghiệp). Cụ thể, TCBF đầu tư hơn 60% vào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất thả nổi; trong khi MBBF đầu tư 40% danh mục. Ngoài Duration ngắn; danh mục đầu tư của TCBF hoàn toàn không có cổ phiếu nên rủi ro biến động giá của các loại tài sản của Quỹ rất thấp.
Lời kết
Nhìn chung; những rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là điều có thể xảy ra đối với bất kỳ cá nhân; tổ chức nào. Tuy nhiên tùy vào mức độ quản lý rủi ro của doanh nghiệp cùng với tâm lý vững vàng của nhà đầu tư thì chắc chắn sẽ giải quyết được nhanh chóng những rắc rối gặp phải. Hơn nữa; nhà đầu tư nên đưa ra các chiến lược an toàn và hiệu quả nhất để có thể thành công. Thông qua bài viết; Thịnh Vượng Tài Chính mong muốn bạn sẽ luôn vững tâm; vững tin để đạt được các kết quả như ý. Chúng tôi tin rằng Techcombank hay nói chính xác hơn là trái phiếu TCBF sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Chúc bạn thành công!
- Bài viết liên quan: